Có thể xử lý hình sự Nguyễn Minh Phúc về hành vi giả mạo tài liệu của cơ quan, tổ chức
Các giấy tờ như chứng điệp thọ giới, giấy chứng nhận Tăng Ni, quyết định bổ nhiệm trụ trì “chùa Hoằng Pháp Trung ương”… liên quan đến Tăng sĩ “Đại đức Thích Tâm Phúc” không có trong lưu trữ danh bộ Phật giáo, không do Giáo hội PGVN cấp.
Trong công văn trả lời tờ trình xác minh thông tin về đương sự tự xưng là "Đại đức Thích Tâm Phúc" (Nguyễn Minh Phúc), "trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương"...,Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội PGVN ngày 27-1 xác nhận tất cả giấy tờ như chứng điệp thọ giới, giấy chứng nhận Tăng Ni, quyết định bổ nhiệm trụ trì “chùa Hoằng Pháp Trung ương”… liên quan đến Tăng sĩ “Đại đức Thích Tâm Phúc” không có trong lưu trữ danh bộ Phật giáo, không do Giáo hội PGVN cấp.
Theo kết quả xác minh, các giấy tờ mang tên “Đại đức Thích Tâm Phúc” (Nguyễn Minh Phúc) được ghép, sao chụp ảnh chữ ký của lãnh đạo và khuôn dấu của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội PGVN.
Giả sư ăn thịt chó: Cần xử lý hình sự Nguyễn Minh Phúc
Đương sự Nguyễn Minh Phúc (tự đặt pháp danh Thích Tâm Phúc) sinh 8-3-1983, trú tại số nhà 144/45 đường Giòng Cát, tổ 8, ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM (tự đặt tên nhà là chùa Ngộ Chân Tử - Tổ khai sáng chùa Hoằng Pháp). Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Củ Chi xác nhận trong danh bộ Phật giáo địa phương không hề có tên “Đại đức Thích Tâm Phúc" (thế danh Nguyễn Minh Phúc), không có một vị trụ trì nào tên như thế, cơ sở tại địa chỉ 174/13A, hẻm 63, đường Giồng Cát, ấp Láng Cát, xã Tân Trung Phú, huyện Củ Chi, tự xưng là “chùa Hoằng Pháp Trung ương”, không thuộc sự quản lý của Ban Trị sự Phật giáo địa phương.
Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi cũng cho biết, ông Nguyễn Minh Phúc không phải là tu sĩ Phật giáo nhưng thường xuyên núp bóng, lợi dụng danh nghĩa tu sĩ để kêu gọi, vận động, quyên góp gây quỹ nhằm mục đích trục lợi cá nhân bất hợp pháp và tụ tập đông người tại nhà riêng.
Việc sử dụng các giấy tờ, chứng điệp, chứng nhận Tăng Ni giả, được sao chép, giả mạo chữ ký và khuôn dấu của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN của đương sự Nguyễn Minh Phúc (là kết quả xác minh của VP2 Trung ương Giáo hội PGVN), theo một chuyên gia luật hình sự, có dấu hiệu tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hiện Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội PGVN yêu cầu Giáo hội các cấp trực thuộc làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước hành vi này của Nguyễn Minh Phúc, chúng tôi yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự và điều tra theo quy định của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Lâm, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phân tích các dấu hiệu cấu thành tội giả mạo tài liệu của cơ quan, tổ chức:
Mặt khách quan của tội phạm:
- Có hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức: Là hành vi đúc, khắc… để tạo ra con dấu giả giống như con dấu của cơ quan, tổ chức đang sử dụng (tức dấu thật) vào những việc trái pháp luật (như sử dụng để làm các loại giấy từ giả mao,..).
- Có hành vi làm giả tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức: Là hành vi viết, vẽ, in… các loại giấy tờ, tài liệu giả giống như các loại tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức đang sử dụng để sử dụng vào những việc trái pháp luật (như làm giả các tài liệu công nhận con liệt sĩ để hưởng các ưu đãi của Nhà nước…)
- Đúc, in, vẽ, khắc, viết, phô tô… giống như thật.
- Sử dụng các giấy tờ thật có chữ ký, con dấu, mẫu giấy thật nhưng tên người trong các tài liệu giấy tờ đó là giả hoặc đối tượng được nêu trong các tài liệu đó không phù hợp với quy định của pháp luật.
- Có hành vi sử dụng con dấu giả, tài liệu giả hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan, tổ chức nhằm để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức phải là những cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp.
Mặt chủ quan của tội phạm:
- Lỗi : Người phạm tội này thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là người phạm tội biết hành vi làm con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả đó để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc không cần biết hậu quả của hành vi đó như thế nào.
- Động cơ: Động cơ phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng việc xác định động cơ của người phạm tội là rất quan trọng. Nếu vì nể nang, vì thành tích cục bộ thì tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác với trường hợp vì lợi ích vật chất hoặc vì trả thù cá nhân hay vì một động cơ hèn hạ khác.
Khách thể của tội phạm:
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Sự thật về người đàn ông giả Tu sĩ ăn thịt
Mời quý vị xem thêm video "Sự thật Thầy chùa ăn thịt chó Nguyễn Minh Phúc đã từng đi học và quy y tại chùa Hoằng Pháp":
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm