Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/06/2016, 08:33 AM

"Giả thịt người" - hình thức kinh doanh thất đức

Việc ăn những thức ăn mang khuôn hình tay, chân, đầu người đó có thể nhất thời đem lại sự hứng thú và mới mẻ cho người ăn. Hay mang lại khoái cảm cho họ khi được “thưởng thức” những món ăn “độc nhất” và gây hưng phấn trong một khoảnh khắc. Nhưng nếu tiếp xúc với những hình thù kì dị này trong một khoảng thời gian dài thì liệu có chắc rằng tâm lý và nhận thức của họ không bị ảnh hưởng?

“Phát hoảng thấy bàn tay người trong hàng thịt lợn” là dòng tít báo khiến cho tôi chú ý ngay lập tức trên một trang báo mạng. Tôi những tưởng bây giờ người ta công khai mua bán thịt người để ăn nhưng hóa ra đó là thịt lợn nhưng được người bán hàng nhồi vào khuôn để bán. Khuôn ở đây là khuôn hình tay, chân, lưng, ngực,…thậm chí còn là hình đầu. Nhưng không phải tay, chân hay đầu của con lợn mà lại là của con…người. 

Không chỉ là khuôn hình tay, chân tại một nhà hàng khác ở Latvia hay Thái Lan, người ta còn phục vụ những món ăn như tim, lưỡi người hay thậm chí còn là những menu ghê rợn mà có khi ta chỉ có thể tưởng tượng nó ở trong các bộ phim kinh dị.
 
Có lẽ do áp lực về tiền bạc và mục tiêu kinh doanh mà những người bán đã tìm đủ mọi cách để gây ấn tượng với chiêu thức “độc” và “lạ” của mình. Nhưng tôi băn khoăn một điều liệu đã bao giờ họ nghĩ đến hậu quả của việc làm này chưa? Hay đối với họ, lợi nhuận và tiền bạc là điều trên hết, họ sẽ bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình? 

Họ có thể cho rằng việc này chẳng gây tác hại gì đến người mua hay người thưởng thức món ăn tại nhà hàng. Nhưng mọi điều đâu đơn giản như vậy. 

Việc ăn những thức ăn mang khuôn hình tay, chân, đầu người đó có thể nhất thời đem lại sự hứng thú và mới mẻ cho người ăn. Hay mang lại khoái cảm cho họ khi được “thưởng thức” những món ăn “độc nhất” và gây hưng phấn trong một khoảnh khắc. Nhưng nếu tiếp xúc với những hình thù kì dị này trong một khoảng thời gian dài thì liệu có chắc rằng tâm lý và nhận thức của họ không bị ảnh hưởng?

Đành rằng ăn những thức ăn mang hình dáng sốc này có thể mang lại cho họ một cảm giác mạnh. Nhưng sau đó, nếu như món ăn “giả người” ấy không đủ khiến họ thấy thoả mãn thì chúng ta có chắc chắn liệu vào một khoảnh khắc nào đó, họ sẽ không đi tìm những “hình mẫu” thật để thỏa mãn được bản năng của mình?

Cũng giống như việc nghiện game của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Việc quá đắm chìm vào những trò chơi bạo lực đã vô tình gây ra những vụ án mạng thương tâm, để lại nỗi đau và sự trăn trở cho những người thân và toàn xã hội. Nguyên nhân chính là do các em đã hóa thân và nhập tâm quá sâu vào nhân vật. Lúc nào cũng đắm chìm vào những trò chơi bạo lực như đâm chém nhau và giết người tàn bạo. Dẫn đến tâm lý các game thủ “xả” như thế nào trong game thì muốn “xả” y chang như vậy ngoài đời.

Chính điều này đã khiến tôi giật mình và trăn trở rằng liệu một ngày con người có vì sự tò mò và bị khoái cảm thôi thúc mà vượt quá giới hạn với những món "giả thịt người” kia không? 

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, có năm điều mà đức Phật dạy những người con của Người không nên kinh doanh, còn gọi là kinh doanh phi pháp. Đó là:

Không buôn bán vũ khí
Không buôn bán người
Không buôn bán thịt
Không buôn bán rượu
Không buôn bán thuốc độc.

Bởi những nghề này có thể gây ra tác hại không chỉ đối với một người mà có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người và nhiều đời của nhiều người khác. 

Do quan niệm “Phi thương bất phú” mà ngày nay, một số người bất chấp đạo đức đã bon chen làm giàu bằng mọi thủ đoạn thất đức mà hàng ngàn năm trước đức Phật đã khuyến cáo như trên. Không kể sự tổn hại sinh mạng của con vật và những hậu quả khôn lường có thể gây ra mà nhiều người phất lên rất mau. Nhưng để rồi lại lĩnh những nghiệp báo khổ đau từ pháp luật đến tai nạn bệnh tật. Hủy hoại đạo đức, làm méo mó nhận thức hay cổ súy cho những trào lưu bạo lực cũng là việc làm gây tổn phước cho bản thân. 

Buôn bán, làm giàu nhưng chúng ta đừng bóp méo đi những giá trị của đạo đức, đừng làm thui chột đi những giá trị nhân văn tốt đẹp của mỗi con người. Những món ăn “giả người” kia có thể khiến ta giàu lên trong phút chốc, nhưng thế hệ trẻ về sau có phải chịu những hệ lụy đau đớn hay không là điều mà chúng ta không thể đong đếm hay biết trước được… 

Vì thế làm giàu xin hãy bằng tâm đức! 

Kim Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm