Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/11/2019, 06:07 AM

Chiến lược phát triển Truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp

Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội ngày nay. Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức.

 I. Mục tiêu:

Bài liên quan

1. Nhằm thực hiện tốt điểm thứ 8 trong phương hướng hoạt động Phật sự của Đại hội Phật giáo toàn quốc khoá VIII ( 2017- 2022) đã tổ chức thành công từ ngày 19-22 tháng 11 năm 2017 tại thủ đô Hà Nội với nội dung: “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng Pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ bi - Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa”. (1)

2. Đẩy lùi các thông tin mang tính xuyên tạc, cố ý bôi nhọ đời sống phạm hạnh của Tăng, Ni với ý đồ làm giảm uy tín của tăng đoàn, Giáo hội và đạo Phật, để người dân mất niềm tin và không còn thiện cảm dẫn đến việc từ bỏ, xa rời đạo Phật.

3. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng Pháp, phát triển các hoạt động từ thiện xã hội, giáo dục và nỗ lực phát huy tốt việc ứng dụng mạng xã hội trong việc tuyên truyền, chuyển tải hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni tích cực tham gia hoạt động Hoằng pháp lợi sanh, các công tác xã hội, hình ảnh cái về cái thiện và tinh thần Từ bi - Trí tuệ đến cộng đồng và xã hội. Truyền thông Phật giáo hướng đến mỗi một Phật tử có sử dụng thiết bị di động nghe nhìn, điện thoại thông minh trở thành thành viên truyền thông của Phật giáo, mỗi một Phật tử là một Hoằng pháp viên của thời đại công nghệ kỹ thuật số mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.

Theo thống kê mới nhất, Việt Nam hiện có 53 triệu dân tham gia sử dụng Facebook, Youtube... Nếu người con Phật còn chậm trễ, thờ ơ với việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để làm công tác truyền thông Phật giáo một cách nỗ lực và tích cực hơn thì xem như đã bỏ ngỏ cơ hội, nhường thị phần cho kẻ xấu thuận lợi, vô tư khai thác tuyên truyền, xuyên tạc, làm tổn hại uy tín Đạo Phật và gây bất an trong xã hội.

Theo thống kê mới nhất, Việt Nam hiện có 53 triệu dân tham gia sử dụng Facebook, Youtube... Nếu người con Phật còn chậm trễ, thờ ơ với việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để làm công tác truyền thông Phật giáo một cách nỗ lực và tích cực hơn thì xem như đã bỏ ngỏ cơ hội, nhường thị phần cho kẻ xấu thuận lợi, vô tư khai thác tuyên truyền, xuyên tạc, làm tổn hại uy tín Đạo Phật và gây bất an trong xã hội.

II. Phân tích, đánh giá thực trạng:

1. Tình hình chung

Những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ việc khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo, đã bị một bộ phận kẻ xấu lạm dụng khai thác triệt để truyền và đăng tải thông tin thiếu tính chân thật, khách quan nhằm làm tổn hại uy tín và niềm tin của người dân đối với đạo Phật. Đặc biệt, hiện nay với sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo... mỗi cá nhân đều có cơ hội làm truyền thông một cách thuận lợi và nhanh chóng, mang đến nhiều thay đổi tích cực trong cuộc sống.Bên cạnh đó, mặt trái và sự tác hại của mạng xã hội cũng rất khó lường nếu không biết kiểm soát. “Thế giới ảo của truyền thông đã đi vào cuộc sống thường ngày và ảnh hưởng toàn diện đến toàn nhân loại. Mạng xã hội đã chính thức trở thành quyền lực số 5, Phật giáo không thể đứng ngoài.”.(2)

Bài liên quan

Phật giáo là một tôn giáo có tín đồ đông nhất tại Việt Nam và đặc biệt có chiều dài lịch sử trên hai ngàn năm đồng hành cùng dân tộc, với tinh thần “Hộ Quốc, An Dân”.

Hiện nay, trước tình hình đất nước hội nhập sâu, kinh tế và đời sống của nhân dân không ngừng phát triển; một bộ phận kẻ xấu trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách chia rẽ tinh thần đoàn kết tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất an ninh trật tự, nhằm thực hiện ý đồ “Diễn biến hoà bình”. Những thế lực ấy đã tận dụng mọi cơ hội tạo ra các thông tin từ không thành có, chuyện nhỏ xé to, mang tính xuyên tạc, cố ý bôi nhọ đời sống phạm hạnh tăng đoàn và Giáo hội, làm tổn hại đến uy tín và niềm tin của đạo Phật trong lòng quần chúng.

Đặc biệt, họ đã tận dụng khai thác triệt để ở lãnh vực mạng xã hội, tự do phát tán ngôn luận, hình ảnh, sự việc mà cá nhân không cần chịu trách nhiệm. Đây là một nguy cơ lớn làm giảm niềm tin và uy tín đạo Phật đối với quần chúng tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. “Thông thường, trước các nội dung tiêu cực về Phật giáo được phản ánh và phơi bày, cách làm theo kiểu dĩ hòa vi quý của nhà Phật vẫn là im lặng cho qua với suy nghĩ “thanh giả tự thanh”. Hoặc giả nếu có phản ứng thì cũng chậm chạp và thiếu đồng bộ, không chính thống và có phần lúng túng. Không những thế, có nhiều lúc, khi sự việc xảy ra, trước áp lực cạnh tranh độ nhanh nhạy của nguồn tin với trang mạng xã hội, các nhà báo muốn tìm cho mình một nơi phát ngôn chính thức, cụ thể, rõ ràng và chính danh từ giới Phật giáo thì lại không có hoặc nếu có thì đôi lúc phát biểu trái chiều, cảm tính cá nhân mà không dựa trên lợi ích chung. Đến khi vụ việc được sáng tỏ thì phần thông tin tiêu cực đã tràn lan, khó xóa bỏ được”.(3)

Hiện nay, mạng xã hội và internet phát triển như vũ bão! Theo thống kê mới nhất, Việt Nam hiện có 53 triệu dân tham gia sử dụng Facebook, Youtube... Nếu người con Phật còn chậm trễ, thờ ơ với việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để làm công tác truyền thông Phật giáo một cách nỗ lực và tích cực hơn thì xem như đã bỏ ngỏ cơ hội, nhường thị phần cho kẻ xấu thuận lợi, vô tư khai thác tuyên truyền, xuyên tạc, làm tổn hại uy tín Đạo Phật và gây bất an trong xã hội.

Phật giáo phát triển, Thông tin-Truyền thông và Hoằng pháp được phát triển số hóa, thế hệ trẻ là những nhân tố tiềm năng, sử dụng thành thạo công nghệ, internet… Các hoạt động Phật giáo như sinh hoạt gia đình Phật tử, các khóa tu mùa hè, các khóa học và tập huấn về giá trị sống (life values) theo tư tưởng đạo đức Phật giáo chuyên biệt cho sinh viên, giới trí thức, người lao động trẻ đã và đang có giá trị tích cực, thúc đẩy xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ đồng thời góp phần làm cho Phật giáo phát triển trường tồn.

Phật giáo phát triển, Thông tin-Truyền thông và Hoằng pháp được phát triển số hóa, thế hệ trẻ là những nhân tố tiềm năng, sử dụng thành thạo công nghệ, internet… Các hoạt động Phật giáo như sinh hoạt gia đình Phật tử, các khóa tu mùa hè, các khóa học và tập huấn về giá trị sống (life values) theo tư tưởng đạo đức Phật giáo chuyên biệt cho sinh viên, giới trí thức, người lao động trẻ đã và đang có giá trị tích cực, thúc đẩy xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ đồng thời góp phần làm cho Phật giáo phát triển trường tồn.

Phật giáo với chiều dài lịch sử phát triển, hiện có 18.466 cơ sở thờ tự, 53.940 vị tu sĩ, trên 50% dân số có niềm tin và thiện cảm với đạo Phật. Truyền thông Phật giáo có tiềm năng lớn mạnh khi ứng dụng công nghệ thông tin với các thiết bị di động nghe nhìn, điện thoai thông minh để phát triển sự nghiệp Hoằng pháp lợi sanh. Do đó, ngành Hoằng pháp cần định hướng phát triển mỗi một Phật tử có sử dụng thiết bị di động nghe nhìn hiện đại và điện thoại thông minh là một thành viên truyền thông của Phật giáo, đồng thời là một Hoằng pháp viên của thời đại công nghệ kỹ thuật số mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến.

Bài liên quan

Ban Thông tin- Truyền thông và Ban Hoằng pháp có mối quan hệ hỗ tương mật thiết cùng nhau đồng hành, đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc theo hình thức ánh sáng đến đâu bóng đêm lùi đến đấy, trí tuệ đến đâu thì vô minh biến mất đến đó. Nơi nào có tình thương thì hận thù và tâm đố kỵ sẽ được giảm bớt, sự an lành được nở hoa, từng bước hình thành một xã hội văn minh và nhân văn. “Điểm nổi bật của báo chí Phật giáo hiện nay là làm rõ các vấn đề tín ngưỡng trong đời sống xã hội, tạo điều kiện cho những người đang trăn trở với đức tin, với duyên Phật có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về tôn giáo. Dòng báo chí này cũng phát huy ý thức, truyền thống dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó, đóng góp một phần không nhỏ trong việc cổ xúy, định hướng cho việc xây dựng nếp sống văn hóa truyền thống, đạo đức dân tộc”.(4)

 Phật giáo phát triển, Thông tin-Truyền thông và Hoằng pháp được phát triển số hóa, thế hệ trẻ là những nhân tố tiềm năng, sử dụng thành thạo công nghệ, internet… Các hoạt động Phật giáo như sinh hoạt gia đình Phật tử, các khóa tu mùa hè, các khóa học và tập huấn về giá trị sống (life values) theo tư tưởng đạo đức Phật giáo chuyên biệt cho sinh viên, giới trí thức, người lao động trẻ đã và đang có giá trị tích cực, thúc đẩy xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ đồng thời góp phần làm cho Phật giáo phát triển trường tồn. “Để đạt được hiệu quả cao nhất thì công tác truyền thông cần được tiến hành trên cả 3 kênh: báo chí chính thống, website Phật giáo và mạng xã hội. Đặc biệt, chư Tăng, chư Ni cần tăng cường khai thác sức mạnh của mạng xã hội để hướng tới giới trẻ, giúp họ hiểu hơn về đạo Phật, về Phật giáo tại Việt Nam và về những người con Phật xung quanh họ. Từ đó, thu hút giới trẻ đến với Phật giáo chính thống, hướng tới tinh tấn tu tập, tu Thân, tu Khẩu, tu Ý nhằm xây dựng một đời sống an lạc, bền vững”.(5)

Từ tình hình chung được trình bày ở trên, cũng chính là một cơ hội tốt nếu người con Phật biết nỗ lực ứng dụng công nghệ để thực hiện nhiệm vụ Hoằng pháp lợi sanh thì sẽ mang đến sự tích cực về cái thiện, tinh thần Từ bi-Trí tuệ, vị tha cho xã hội và cộng đồng, công dân mạng. Đó cũng chính là cách chúng ta thực hiện lời Phật dạy về Công xảo minh, một trong năm môn học mà người con Phật cần phải thông suốt. “Thời đại công dân mạng, truyền thông số, ai ai cũng có thể làm truyền thông. Nhưng để truyền thông có hiệu quả, cần sự chung tay góp sức của cộng đồng, và hơn ai hết cần một sự liên kết thực sự hiệu quả, có tổ chức bài bản, chuyên nghiệp mới là điều mà cộng đồng Phật tử mong chờ”. (6) Trước cơ hội quý báu cho công tác Thông tin- Truyền thông đang còn bỏ ngỏ cần khẩn trương triển khai, thực hiện sao cho hiệu quả, hữu ích và lợi lạc nhất cho quần chúng nhân dân. Do vậy, Đại hội Phật giáo toàn Quốc nhiệm kỳ VIII (2017-2022) đã đưa ra chương trình phương hướng hoạt động Phật sự tại điểm 8 là “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng Pháp”.

2. Đánh giá thực trạng của hoạt động Truyền thông Phật Giáo hiện nay (theo mô hình SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)

2.1. Thuận lợi

2.1.1. Khách quan: Phật giáo với chiều dài lịch sử có trên hai ngàn năm đồng hành cùng dân tộc với tinh thần Hộ Quốc, An Dân, hiện có trên 18 ngàn cơ sở thờ tự, gần 54 ngàn tu sĩ. Trên 50% dân số có niềm tin và thiện cảm với đạo Phật. Trong đó, có số lượng người tham gia sử dụng Website, mạng xã hội làm truyền thông cho cá nhân hoặc cơ sở thờ tự là rất đông.

Phát triển rộng khắp và sâu rộng, đạt hiệu quả và chất lượng ưu việt: Có số lượng lớn Tăng, Ni, tín đồ Phật tử sử dụng điện thoại thông minh và thiết bị nghe nhìn có ứng dụng mạng xã hội và có ý thức tự nguyện tuyên truyền hình ảnh hoạt động Phật sự, công tác Xã hội – Từ thiện nhân đạo của Tăng, Ni, Phật tử và tổ chức Giáo hội các cấp. Nhằm nêu cao giá trị Từ bi - Trí tuệ, vô ngã vị tha, hòa bình, hòa hợp của đạo Phật trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước.

Phát triển rộng khắp và sâu rộng, đạt hiệu quả và chất lượng ưu việt: Có số lượng lớn Tăng, Ni, tín đồ Phật tử sử dụng điện thoại thông minh và thiết bị nghe nhìn có ứng dụng mạng xã hội và có ý thức tự nguyện tuyên truyền hình ảnh hoạt động Phật sự, công tác Xã hội – Từ thiện nhân đạo của Tăng, Ni, Phật tử và tổ chức Giáo hội các cấp. Nhằm nêu cao giá trị Từ bi - Trí tuệ, vô ngã vị tha, hòa bình, hòa hợp của đạo Phật trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước.

2.1.2. Cơ cấu: Ban Thông tin - Truyền thông là một trong 13 ban, ngành viện của Trung ương Giáo hội và cũng là 01 ban ngành của Giáo hội cấp tỉnh và huyện, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cấp huyện, có nhiều vị Tăng, Ni trẻ nhiệt huyết với công tác truyền thông Phật giáo.

2.1.3. Cá nhân: Khá đông tu sĩ có khả năng thuyết giảng và tự nguyện làm truyền thông để truyền bá chánh pháp bằng biện pháp tự vận động kinh phí để phục vụ cho công tác truyền thông Phật giáo. Những người Phật tử sử dụng mạng xã hội làm truyền thông đều cùng có một tấm lòng thiện lành là muốn truyền bá lời Phật dạy và làm công tác xã hội - từ thiện nhân đạo vì lợi ích cho xã hội và cộng đồng.

2.2. Khó khăn:

Bài liên quan

2.2.1. Về nhân sự: Nhân sự là tu sĩ tham gia tác nghiệp truyền thông Phật giáo còn quá ít, mang tính tự phát, thiếu chuyên môn, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được trang bị kỹ thuật và kỹ năng nghề. Còn các cư sĩ có chuyên môn về truyền thông thì lại hạn chế về kiến thức Phật học và ngược lại.

2.2.2. Về nội dung: Chưa có sự thống nhất về quy chế, quy định, điều luật cụ thể cũng như việc quản lý và lãnh đạo nên các hoạt động thông tin- truyền thông có nội dung mang tính cá nhân, tính tự phát truyền thông không có chủ đích và tập trung, thậm chí đôi khi đăng tải nhiều nội dung không đúng với tư tưởng giáo lý nhà Phật mang tính chủ quan và suy diễn của cá nhân.

2.2.3. Về công tác giáo dục-đào tạo: Hoạt động Phật sự, Hoằng pháp thông qua Truyền thông hiện đại còn là một khái niệm xa lạ với Chư Tôn đức niên cao lạp trưởng. “Phần lớn Chư tôn đức không thích giới thiệu, thậm chí không muốn viết về những thành tựu Phật sự của quý Ngài. Một số vị rất ngại rằng người viết sẽ trích dẫn sai ý kiến hoặc diễn đạt theo xu hướng giật gân hóa câu chuyện, có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và đạo hạnh. Tâm lý này đã gây không ít khó khăn cho người làm truyền thông”. (7)

Tăng, ni trẻ làm truyền thông chuyên nghiệp thì chưa được khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập, nâng cao kiến thức thế học, kiến thức liên quan đến truyền thông ở cấp độ chuyên sâu, thuộc hệ đào tạo chính quy dài hạn.

2.2.4: Về trang thiết bị: Thiết bị kỹ thuật truyền thông chưa có sự đầu tư và đồng bộ thống nhất. Chưa thu hút được nguồn kinh phí từ các tín đồ Phật tử quan tâm hỗ trợ cúng dường để đảm bảo đủ trang thiết bị hoạt động.

2.3: Cơ hội:

2.3.1. Chủ trương: Được Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII (2017-2022) đưa vào Nghị quyết về phương hướng hoạt động tại điểm 8 là cơ duyên thuận lợi để phát triển mạnh về truyền thông Phật giáo từ Trung ương đến Giáo hội cấp huyện.

2.3.2. Xây dựng hệ thống Hoằng pháp viên hiện đại: Công nghệ thông tin, đường truyền tốc độ cao và mạng xã hội đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Đồng thời, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến công nghệ kỹ thuật số đã tạo sự thuận tiện cho việc truyền và đăng tải hình ảnh tĩnh và động của video kỹ thuật số về các hoạt động Phật sự, Hoằng pháp. Hướng mỗi một Phật tử có sử dụng thiết bị di động nghe nhìn hiện đại và điện thoại thông minh là một thành viên truyền thông của Phật giáo, là một Hoằng pháp viên của thời đại công nghệ kỹ thuật số.

Truyền thông báo mạng hiện nay, do tự phát, thiếu nhận thức khách quan và không bị chế tài bởi hiến định nên tung tin vung vít không cần biết đúng sai, không cần biết hậu quả đến đâu, làm tan nhà nát cửa, không ít gia đình ly tán vì những thông tin thiếu chính xác, chưa kiểm chứng

Truyền thông báo mạng hiện nay, do tự phát, thiếu nhận thức khách quan và không bị chế tài bởi hiến định nên tung tin vung vít không cần biết đúng sai, không cần biết hậu quả đến đâu, làm tan nhà nát cửa, không ít gia đình ly tán vì những thông tin thiếu chính xác, chưa kiểm chứng

2.3.3. Phát triển rộng khắp và sâu rộng, đạt hiệu quả và chất lượng ưu việt: Có số lượng lớn Tăng, Ni, tín đồ Phật tử sử dụng điện thoại thông minh và thiết bị nghe nhìn có ứng dụng mạng xã hội và có ý thức tự nguyện tuyên truyền hình ảnh hoạt động Phật sự, công tác Xã hội – Từ thiện nhân đạo của Tăng, Ni, Phật tử và tổ chức Giáo hội các cấp. Nhằm nêu cao giá trị Từ bi - Trí tuệ, vô ngã vị tha, hòa bình, hòa hợp của đạo Phật trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước.

2.4. Nguy cơ và thách thức:

Bài liên quan

2.4.1. Những ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông xã hội: Bên cạnh sự phát triển thuận lợi, thì mạng xã hội đang bị một bộ phận nhỏ cố ý lạm dụng một cách tiêu cực nhằm khai thác mặt trái của các thông tin để câu view (câu lượt xem) thực hiện ý đồ riêng. Từ đó, đã dẫn đến việc mất an ninh trật tự chung, an toàn riêng đối với thanh, thiếu niên khi tham gia mạng xã hội, Internet đồng thời cũng ảnh hưởng đến niềm tin và uy tín của Phật giáo. “Theo thăm dò của Trường Cao Đẳng Tiểu bang Georgia có chủ đề “Những ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông xã hội đối với trẻ em và thanh thiếu niên” được công bố trong năm nay, nói rằng, giới trẻ Mỹ tuổi từ 8 tới 18 đã vào các trang mạng xã hội từ 45 phút tới 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày. 51 % trẻ em cho biết họ đã bị trang mạng bắt nạt, ngược lại 49 % trẻ em cho biết họ đã quấy rầy người khác trên mạng. Trong khi đó, cũng theo thăm dò nói trên thì 72 % những người làm cha mẹ lo ngại con em họ phát hiện ra những thông tin không chính đáng trên mạng”. (8)

“Kể từ khi mạng xã hội bùng nổ, các cuộc khủng hoảng truyền thông lan nhanh đến chóng mặt. Nếu như trước đây thông tin hầu như phụ thuộc vào các trang báo chính thống, hoặc được thảo luận gián tiếp thông qua ngòi bút của phóng viên, thì giờ đây, tin tức lan truyền theo từng giây, từng phút thông qua từng kênh cá nhân, cộng đồng trên mạng xã hội”. (9).

“Truyền thông báo mạng hiện nay, do tự phát, thiếu nhận thức khách quan và không bị chế tài bởi hiến định nên tung tin vung vít không cần biết đúng sai, không cần biết hậu quả đến đâu, làm tan nhà nát cửa, không ít gia đình ly tán vì những thông tin thiếu chính xác, chưa kiểm chứng”. (10)

2.4.2. Kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội cố ý bôi nhọ, xuyên tạc đời sống phạm hạnh của Tăng, Ni: Trong thời gian qua, một bộ phận kẻ xấu đã tận dụng khai thác triệt để lãnh vực mạng xã hội với hình thức cá nhân, tự do phát tán mà không cần chịu trách nhiệm. Qua đó, đã đăng tải nhiều thông tin thiếu tính chân thật và khách quan, mang tính xuyên tạc, cố ý bôi nhọ đời sống phạm hạnh của Tăng, Ni với ý đồ làm giảm uy tín của Tăng đoàn, Giáo hội và đạo Phật, để người dân mất niềm tin và không còn thiện cảm; dẫn đến việc từ bỏ, xa rời đạo Phật. Việc Tăng, Ni, cư sĩ thiếu kỹ năng sử dụng mạng xã hội, chưa cẩn trọng khi sử dụng các trang mạng đã bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc, từ chuyện không thành có, chuyện nhỏ xé ra to, tạo ra nhiều vụ việc đáng tiếc, tạo ra những khủng hoảng truyền thông không đáng có liên quan đến Phật giáo. “…sinh hoạt của Phật giáo tại nước ta đã nhiều phen đảo lộn làm ảnh hưởng đến niềm tin của tín đồ trước những thông tin liên quan xuất hiện trên các mặt báo chính thống. Trong đó, có những vụ việc được giới truyền thông tiếp cận một cách nghiêm túc và đưa tin chuẩn xác đến người đọc, giúp vấn đề được sáng tỏ, nhưng không hiếm các trường hợp là nạn nhân của những con chữ vô cảm, phiến diện, có yếu tố giật gân câu khách và ác ý của người cầm bút vì một lý do nào đó. Đó là chưa kể đến tính tự phát, không thể kiểm soát của các thông tin trên các trang mạng xã hội mà bất kỳ ai cũng có thể là “tội đồ” một khi được đề cập đến”. (11)

2.4.3. Kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa Phật giáo và tu sĩ thực hiện ý đồ xuyên tạc và trục lợi: Bằng hình thức lập trang Website Phật giáo, facebook và fanpage để xuyên tạc, rao giảng giáo lý trái với tư tưởng kinh điển Phật giáo. “Bên cạnh đó, một số đơn vị tổ chức cá nhân cũng lợi dụng danh nghĩa nhà Phật lập các trang web từ thiện để kêu gọi quyên góp ủng hộ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nhưng thực chất là làm lợi riêng cho bản thân, gây mất niềm tin trong lòng Phật tử ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín Phật giáo”. (12) Trong đó có việc lợi dụng mạng xã hội đăng và truyền tải hình ảnh với hình thức tu sĩ bê tha ăn nhậu, ca múa để làm phương hại uy tín của Phật giáo và Giáo hội.

III. Kế hoạch và giải pháp thực hiện chiến lược phát triển

Để thực hiện tốt nghị quyết về phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022) tại điểm thứ 8 “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng Pháp ...”

Kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội cố ý bôi nhọ, xuyên tạc đời sống phạm hạnh của Tăng, Ni: Trong thời gian qua, một bộ phận kẻ xấu đã tận dụng khai thác triệt để lãnh vực mạng xã hội với hình thức cá nhân, tự do phát tán mà không cần chịu trách nhiệm. Qua đó, đã đăng tải nhiều thông tin thiếu tính chân thật và khách quan, mang tính xuyên tạc, cố ý bôi nhọ đời sống phạm hạnh của Tăng, Ni với ý đồ làm giảm uy tín của Tăng đoàn, Giáo hội và đạo Phật, để người dân mất niềm tin và không còn thiện cảm.

Kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội cố ý bôi nhọ, xuyên tạc đời sống phạm hạnh của Tăng, Ni: Trong thời gian qua, một bộ phận kẻ xấu đã tận dụng khai thác triệt để lãnh vực mạng xã hội với hình thức cá nhân, tự do phát tán mà không cần chịu trách nhiệm. Qua đó, đã đăng tải nhiều thông tin thiếu tính chân thật và khách quan, mang tính xuyên tạc, cố ý bôi nhọ đời sống phạm hạnh của Tăng, Ni với ý đồ làm giảm uy tín của Tăng đoàn, Giáo hội và đạo Phật, để người dân mất niềm tin và không còn thiện cảm.

1. Giải pháp 1: Tổ chức học tập, tập huấn, tọa đàm, hội thảo.

- Tổ chức học tập nghị quyết và triển khai phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VIII của Giáo hội trung ương đến tập thể nhân sự hệ thống Ban Thông tin - Truyền thông từ trung ương đến cấp huyện và nhân sự Giáo hội các cấp để tạo sự đồng thuận trong toàn Giáo hội.

Bài liên quan

Đặc biệt cần quan tâm đến sự đồng thuận của Chư tôn Đức giáo phẩm niên cao lạp trưởng, đảm bảo tất cả đều được quán triệt về tư tưởng, quan điểm phát triển Truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp của Giáo hội, để khái niệm “Truyền thông Phật giáo” nhanh chóng trở nên gần gũi đối với chư vị Tăng, Ni lớn tuổi. Đây là điều cần thiết nên thực hiện, vì trong thực tế công tác tuyên truyền những thành tựu hoạt động Phật sự của các tự viện thường gặp trở ngại là do hạnh nguyện tu tập không thích thể hiện thành quả hoặc e ngại lời ra tiếng vào cho là cầu danh, cầu lợi.

- Tổ chức tọa đàm, hội thảo chuyên đề về nội dung “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Hoằng pháp”.

- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về nghiệp vụ truyền thông Phật giáo, bao gồm nội dung hình ảnh tĩnh và động của video kỹ thuật số và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin phát triển truyền thông Phật giáo.

2. Giải pháp 2: Để đẩy lùi các thông tin mang tính xuyên tạc với ý đồ làm tổn hại uy tín của Phật giáo và Giáo hội

- Tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân sự chuyên ngành của Ban Thông tin - Truyền thông của Giáo hội các cấp, nhằm đạt hiệu quả tác nghiệp nhanh, chính xác đúng sự thật và có năng lực sử dụng các ứng dụng liên quan đến mạng xã hội, Website để kịp thời chuyển tải nội dung đến xã hội và cộng đồng mạng, định hướng dư luận và công tác phản biện. “Một trong những việc làm này là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để tránh được sự phá hoại bằng cách kích động, gây chia rẽ giữa Nhà nước và Phật giáo… Chúng ta cũng phải bác bỏ những luận điệu của các thế lực xấu, tránh việc bị bôi nhọ, làm xấu hình ảnh của chư Tăng, Ni nói riêng và của Tăng đoàn nói chung. Làm được như thế, chúng ta sẽ giữ vững được lòng tin của mọi người với Tam Bảo”. (13)

- Các tỉnh trong khu vực nên phối hợp - liên kết, hỗ trợ nhau về công tác truyền thông Phật giáo để trao đổi về kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ thuật. Những vị lãnh đạo của Ban truyền Thông Phật Giáo các tỉnh thành trong khu vực nên tạo nhóm Zalo, Facebook để thường xuyên liên lạc, cập nhật, chia sẻ thông tin cho nhau về những nội dung đăng tải và kịp thời hỗ trợ, chia sẻ về những Website, Fanpage Facebook mình đang quản lý để tạo hiệu ứng lan tỏa nhanh qua hiệu ứng tâm lý lây lan đám đông, đạt hiệu quả truyền tải thông tin hoạt động Phật sự và thuyết giảng đến với quần chúng nhanh nhất, đồng thời cũng để kịp thời định hướng dư luận đối với những vấn đề khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo.

- Hình thành kênh truyền hình kỹ thuật số phát trực tiếp trên Fanpage của Facebook, Youtube, Youku và các trang mạng xã hội khác về các chương trình hoạt động Phật sự, Hoằng pháp, Từ thiện, An sinh xã hội. Để đạt hiểu quả cao nhưng giảm thiểu sự tốn kém về chi phí mua sắm trang thiết bị truyền hình trong giai đoạn hiện nay, Ban Thông tin - Truyền thông của các tỉnh cùng khu vực cần nối kết lại với nhau và hình thành 1 trung tâm xử lý dữ liệu. Bao gồm dựng phim và biên tập, để các tỉnh thành trong khu vực đã nối kết thì chỉ cần có 1 máy quay ghi hình hoạt động Phật sự rồi viết tin gởi về trung tâm xử lý dữ liệu để được hỗ trợ biên tập dựng phim và sản xuất ra sản phẩm phát trực tiếp trên trang Fanpage, Youtube chung của nhóm truyền thông trong khu vực. Còn tại địa phương thì chia sẻ về trang Fanpage của địa phương và copy đường link trên Youtube đăng lên trang Website của địa phương đang quản lý hoặc tải file từ ổ cứng đám mây của máy chủ của trung tâm xử lý dữ liệu để phát lại và đăng tải lại trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng hoặc các trang mạng xã hội khác.

- Xây dựng phim trường ảo, trường quay để thu hình, sản xuất tiền kỳ và hậu kỳ, làm bản tin, điểm tin hoạt động Phật sự, làm ký sự, phóng sự, phim tài liệu…, kịp thời chuyển tải hoạt động Phật sự của Giáo hội đến xã hội và cộng đồng mạng nhanh nhất nhằm nêu cao giá trị Từ bi - Trí tuệ của Đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của Tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước. Đồng thời, cũng là phương tiện truyền thông kịp thời chuyển tải phát ngôn chính thức của Giáo hội bằng video kỹ thuật số, truyền tải phát trực tiếp trên các trang mạng xã hội để xử lý các vấn đề khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo, để định hướng dư luận và phản biện xã hội.

- Luôn cập nhật, đăng tải các chương trình hoạt động Phật sự và thuyết giảng theo các từ khoá có định hướng và chủ ý tại các ứng dụng công cụ tìm kiếm nhằm kịp thời đẩy lùi các thông tin xuyên tạc có ý đồ làm tổn hại uy tín của Tăng đoàn và Giáo hội theo phương châm “Ánh sáng đến đâu, bóng đêm bị đẩy lùi đến đó”.

- Thường xuyên tuyên truyền đến Tăng, Ni, và Phật tử nên giữ gìn oai nghi người con Phật khi sử dụng mạng xã hội để đăng tải hình ảnh, không nên tuỳ tiện đăng tải hình ảnh mang tính giải trí, tự sướng (selfie), vui đùa thiếu oai nghi, đạo hạnh. Các hình ảnh này rất dễ bị kẻ xấu khai thác, lấy làm cơ sở để xuyên tạc đời sống phạm hạnh của Tăng đoàn và làm phương hại đến uy tín của Giáo hội.

Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội ngày nay. Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức.

Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội ngày nay. Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức.

3. Giải pháp 3: Xây dựng, đào tạo mỗi Phật tử trở thành một Hoằng pháp viên sử dụng điện thoại thông minh phát triển truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp

- Xây dựng ứng dụng xem hoạt động Phật sự, xem nghe thuyết giảng trên thuyết bị điện thoại di động thông minh và thiết bị nghe nhìn.

- Ban Thông tin - Truyền thông Trung ương kết hợp với Ban Hoằng pháp và Ban Hướng dẫn Phật tử triển khai đến chư vị giảng sư có ý thức tuyên truyền, vận động tích cực lồng ghép tại các buổi thuyết giảng. Từ đó, để tín đồ Phật tử có ý thức ứng dụng các công cụ xem và nghe các chương trình về hoạt động Phật sự và thuyết giảng trên phương tiện giải trí, thiết bị nghe nhìn hiện đại và điện thoại thông minh, có ý thức thường xuyên cập nhật chia sẻ về trang Website và fanpage trên tường trang cá nhân để giới thiệu với bạn bè và cộng đồng mạng.

- “Trong thời đại mà truyền thông chiếm ngự hết mọi sinh hoạt của từng cá nhân con người mỗi Phật tử, Tăng, Ni chúng ta cần ý thức rõ và sử dụng các phương tiện truyền thông để hỗ trợ cho công cuộc hoằng pháp và góp phần xây dựng và phát triển con người và xã hội để tất cả cùng sống tốt, sống thiện. Hiện nay, có rất nhiều vấn đề trong xã hội: tham nhũng, tư duy tiêu cực, lợi ích nhóm, vô trách nhiệm, giành giật, tệ nạn… Dân tộc đang rất cần sự bình an, rất cần đến Từ - Bi - Hỷ - Xả. Không ai khác ngoài chúng ta có thể làm được điều này. Không đạo nào khác ngoài đạo Phật có thể giải quyết được những vấn đề này”. (14)

IV. Kết Luận:

Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội ngày nay. Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức.

Bài liên quan

Có nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau, phổ biến nhất là Phát thanh, Truyền hình, Báo chí và Internet, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truyền thông đại chúng có vai trò càng quan trọng hơn đối với đời sống xã hội. Đặc biệt những năm gần đây công nghệ truyền hình trực tiếp (Live stream) trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube... đã tạo nên sự phát triển mới về truyền thông video kỹ thuật số và cộng với sim 4G đường truyền tốc độ cao đã tạo cho sự thuận lợi truyền hình trực tiếp các sự kiện mọi lúc, mọi nơi đã tác động mạnh đến xã hội về sự ảnh hưởng tác động của thiết bị nghe nhìn di động hiện đại và điện thoại thông minh.

Đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để hình thành kênh truyền hình kỹ thuật số phát trực tiếp và đăng tải trên Fanpage của Facebook, Youtube, Youku và các trang mạng xã hội khác về các chương trình Hoằng pháp, hoạt động Phật sự, từ thiện, an sinh xã hội và giáo dục… “Sự có mặt của những hình thức và những danh từ đạo Phật trong cuộc đời chưa được coi là sự có mặt của đạo Phật trong cuộc đời: Mà chính khi nào, người ta thấy bản chất của đạo Phật thấm nhuần trong mọi sinh hoạt của cuộc sống như một thực tại có sinh khí”(15)

Đây cũng chính là thời cơ để phát triển và thực hiện tốt điểm thứ 8 trong phương hướng hoạt động Phật sự của Đại hội Phật giáo toàn quốc khoá VIII ( 2017- 2022) đã tổ chức thành công từ ngày 19-22 tháng 11 năm 2017 tại thủ đô Hà Nội với nội dung: “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng Pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ bi, Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

(1) Văn kiện Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII

(2) Nghĩ về Truyền thông Phật giáo, tác giả: Thiện Đức – Nguyễn Mạnh Hùng, đăng trên trang Thư viện Hoa sen địa chỉ: https://thuvienhoasen.org/a25156/nghi-ve-truyen-thong-phat-giao

(3) Về việc xử lý khủng hoảng truyền thông Phật giáo, tác giả: Bảo Thiên đăng trên Giác Ngộ Online địa chỉ: http://giacngo.vn/mobile/default.aspx?CategoryID=150&GroupID=1505&ContentID=76D093)

(4) Tản mạn về nghề làm báo Phật giáo, tác giả: Thái Quảng, đăng trên trang Người Phật Tử tại địa chỉ: http://nguoiphattu.com/van-hoa/van-hoc-tuy-but/8954-tan-man-ve-nghe-lam-bao-phat-giao.html

(5) Vai trò truyền thông trong việc hướng giới trẻ tới Đạo Phật. Tác giả HT đăng trên trang Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam, tại địa chỉ: http://vanhoaphatgiaovietnam.net/tin-tuc/single-post/vai-tro-ca-truyn-thong-trong-vic-hng-gii-tr-ti-o-pht-561\

(6) Truyền thông Phật giáo đang đứng ở đâu? Tác giả: Sơ Cơ đăng trên trang Ban TT_TT Trung ương GH, PhatGiao.org. Địa chỉ bài viết: http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201310/Bai-2-Thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luongtruyen-thong-Phat-giao-trong-giai-doan-hien-nay-12254/van-de-quan-tam/201302/Truyen-thong-Phat-giao-dang-dung-o-dau-9588/

(7) Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông Phật giáo trong giai đoạn hiện nay tác giả: Đại đức Châu Hoài Thái đăng trên trang Ban TT-TT Trung ương Giáo hội địa chỉ: http://m.phatgiao.org.vn/doi-song/201310/Tam-su-cua-su-co-mot-tay-quay-phim-mot-tay-chup-anh-12367/van-de-quan-tam/201310/Bai-2-Thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luongtruyen-thong-Phat-giao-trong-giai-doan-hien-nay-12254/

(8) Nghĩ về truyền thông và Phật Giáo Tác giả: Huỳnh Kim Quang đăng trên trang Thư viện Hoa sen địa chỉ bài viết: https://thuvienhoasen.org/a23205/nghi-ve-truyen-thong-va-phat-giao

(9) Xử lý khủng hoảng truyền thông theo tinh thần Phật giáo Tác giả: Xuân Phượng đăng trên giác Ngộ Online tại địa chỉ: http://giacngo.vn/mobile/default.aspx?CategoryID=110&GroupID=1101&ContentID=5FC4D9

(10) Người Phật tử trước thực trạng truyền thông đưa tin tiêu cực về Phật giáo. Tác giả: Minh Mẫn đăng trên trang: Người Phật tử. địa chỉ bài viết: http://nguoiphattu.com/phat-phap/su-kien-van-de/8186-nguoi-phat-tu-truoc-thuc-trang-truyen-thong-dua-tin-tieu-cuc-ve-phat-giao.html

(11) Về việc xử lý khủng hoảng truyền thông Phật giáo Tác giả: Bảo Thiên đăng trên Giác Ngộ Online địa chỉ: http://giacngo.vn/mobile/default.aspx?CategoryID=150&GroupID=1505&ContentID=76D093

(12) Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông Phật giáo trong giai đoạn hiện nay Tác giả: ĐĐ. Châu Hoài Thái đăng trên trang phatgiao.org.vn địa chỉ: http://m.phatgiao.org.vn/doi-song/201310/Tam-su-cua-su-co-mot-tay-quay-phim-mot-tay-chup-anh-12367/van-de-quan-tam/201310/Bai-2-Thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luongtruyen-thong-Phat-giao-trong-giai-doan-hien-nay-12254/

(13) Truyền thông Phật giáo Việt Nam sẽ làm gì? Tác giả: Minh Thiện đăng trên Báo Mới. Địa chỉ: https://baomoi.com/truyen-thong-phat-giao-viet-nam-se-lam-gi/c/9832223.epi

(14) Nghĩ về Truyền thông Phật giáo, Tác giả: Thiện Đức – Nguyễn Mạnh Hùng, đăng trên trang Thư viện Hoa sen địa chỉ: https://thuvienhoasen.org/a25156/nghi-ve-truyen-thong-phat-giao

(15) Đạo Phật Trong Thời Kỳ Đổi Mới. Tác giả Ngọc Chơn, đăng trên trang Đạo Phật Ngày Nay địa chỉ bài viết: http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/dd-dao-phat/4795-Dao-Phat-Trong-Thoi-Ky-Doi-Moi.html.com

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm