Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/03/2020, 21:00 PM

Giáo lý Trung đạo (II)

Nếu bất cứ người nào chỉ thấy các pháp là vô thường, là không, là vô ngã mà không thấy các pháp là thường, là bất không, là ngã thì người ấy không có trí tuệ, không thấy được Đệ nhất nghĩa không, không thấy Phật tánh, không hành pháp Trung đạo.

 > Con đường trung đạo và phuong pháp trị liệu pháp phương tây

2. Không chấp hai cực đoan: có và không là Trung đạo

Những vấn đề siêu hình mà đức Phật không trả lời như: “Thế giới hữu thường hay vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt, hay Như Lai không tuyệt diệt...?’8 là những vấn đề được các nhà triết học Ấn Độ đương thời quan tâm và không ngừng bàn luận, bất cứ ai thành danh, được xã hội chú ý, người ấy phải chọn một trong hai quan điểm cực đoan này. Cũng vậy, đức Phật là nhân vật nổi tiếng đương thời, với lý thuyết Duyên khởi, cho rằng cuộc đời là vô thường, cho nên Ngài cũng bị cật vấn. Câu hỏi: Thế giới thường hay vô thường? điều đó mang ý nghĩa muốn hỏi: Nếu Thế Tôn cho rằng thế giới là thường, điều đó đồng nghĩa Ngài chấp nhận thế giới này ‘có’; nếu Ngài cho rằng, thế giới là vô thường, có nghĩa là chấp nhận quan điểm: thế giới này là không có.

Nếu bất cứ người nào chỉ thấy các pháp là vô thường, là không, là vô ngã mà không thấy các pháp là thường, là bất không, là ngã thì người ấy không có trí tuệ, không thấy được Đệ nhất nghĩa không, không thấy Phật tánh, không hành pháp Trung đạo.

Nếu bất cứ người nào chỉ thấy các pháp là vô thường, là không, là vô ngã mà không thấy các pháp là thường, là bất không, là ngã thì người ấy không có trí tuệ, không thấy được Đệ nhất nghĩa không, không thấy Phật tánh, không hành pháp Trung đạo.

Nếu con người và thế giới này đều không, hủy diệt thì tu tập để làm gì? Đây chính là vấn đề mà các nhà triết học Tôn giáo bấy giờ muốn đức Phật nói rõ quan điểm của mình. Thật ra, đức Phật căn cứ từ đạo lý Duyên khởi, cho nên đưa đến kết luận: Con người và thế giới là vô thường. Nội dung và ý nghĩa của khái niệm ‘Vô thường’ (S. Anitya, P. anattan), nó không đồng nghĩa là phủ nhận sự tồn tại của con người và thế giới, khái niệm vô thường đối với các nhà triết học Ấn độ là một khái niệm mới, không có trong cách suy tư turyền thống, cho nên họ đã đặt vấn đề với Thế Tôn là điều rất dễ hiểu và hiển nhiên. Đây chính là lý do tại sao, trong các kinh điển Phật giáo thường đề cập đến khái niệm có và không. Như “Kinh Tương Ưng“ đức Phật đề cập:

“Này Kaccàyana, thế giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan này: có và không có. Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới là không có. Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có.”9

Con đường Trung đạo và Tâm lý trị liệu pháp của phương Tây

Nếu con người và thế giới này đều không, hủy diệt thì tu tập để làm gì? Đây chính là vấn đề mà các nhà triết học Tôn giáo bấy giờ muốn đức Phật nói rõ quan điểm của mình.

Nếu con người và thế giới này đều không, hủy diệt thì tu tập để làm gì? Đây chính là vấn đề mà các nhà triết học Tôn giáo bấy giờ muốn đức Phật nói rõ quan điểm của mình.

Qua nội dung và ý nghĩa đoạn kinh vừa dẫn cho thấy, Ấn Độ là một dân tộc thiên về suy tư siêu hình, muốn tìm hiểu bản chất thế giới này là gì? nó tồn tại như thế nào? vĩnh hằng hay đoạn diệt? Cho rằng: Thế giới là có (vĩnh hằng) là một quan điểm; cho rằng thế giới này là không (đoạn diệt) là một quan điểm. Hai quan điểm này thường xung đột và đối kháng tranh luận lẫn nhau, hủy báng lẫn nhau. Đối với hai quan điểm này, đức Phật đều không chấp nhận, cho rằng đó là hai cực đoan. Vì sao? Vì thế giới này không phải có hay không, nó tồn tại với trạng thái vô thường, là sự chuyển biến không ngừng, vì thế gian vạn sự vạn vật vốn do nhân duyên hợp lại mà thành, cho nên bản chất của các pháp là vô thường. Nếu từng thành phần của thế giới đều vô thường biến đổi, thì thế giới không thể không biết đổi; thế giới đang biến đổi thì không có tướng nhất định nào để gọi nó là có, cũng không gọi nó là không, vì thế giới đang hiện hữu sự tướng trạng vô thường của các các pháp. Để làm rõ ý nghĩa này, “Kinh Đại Bát Niết Bàn” giải thích:

“Các pháp chẳng phải có cũng chẳng phải không, vì không có tướng nhất định. Vì sao? Vì (ví dụ) do có nhãn, có sắc pháp, có ánh sáng, có ý căn, có niệm cho nên thức sinh, thức này xuất hiện không phải thức ở trong nhãn, trong sắc, trong ánh sáng, trong ý, trong niệm, cũng chẳng phải ở chính giữa, do vậy chúng chẳng phải có cũng chẳng phải không. Vì chúng do nhân duyên sinh, cho nên gọi là có, nhưng chúng không có tự tánh, cho nên gọi là không. Vì lý do đó cho nên gọi các pháp chẳng phải có cũng chẳng phäi không.”10

Người trí thấy nó vừa là không cũng vừa bất không, (thấy các pháp) vừa thường và cũng vừa vô thường, vừa khổ và vừa lạc, vừa ngã vừa vô ngã.

Người trí thấy nó vừa là không cũng vừa bất không, (thấy các pháp) vừa thường và cũng vừa vô thường, vừa khổ và vừa lạc, vừa ngã vừa vô ngã.

Thuyết “Trung đạo”: Nền tảng và điểm xuất phát cho tư tưởng kinh tế Phật giáo

Các pháp do nhân duyên họp lại mà thành cho nên gọi là có, nhưng bản chất của các pháp không có tự tánh, tức sự tồn tại độc lập, cho nên gọi nó là không. Nếu cho rằng các pháp là thật có là một quan điểm cực đoan; ngược lại nếu thấy các pháp vô thường mà cho nó là không cũng là một cực đoan. Lìa khỏi hai cực đoan: chấp có và chấp không này, gọi là Trung đạo. Như vậy, khái niệm Trung đạo ở đây được định nghĩa là không chấp có, cũng không chấp không. Chấp thường và chấp đoạn cũng được phân tích lý giải như vậy.

3. Đệ nhất nghĩa không là Trung đạo

Ngoài hai ý nghĩa Trung đạo vừa được đề cập ở phần 1 và 2. Trong hệ kinh điển Phật giáo Đại thừa còn đề cập đến Đệ nhất nghĩa không là Trung đạo. Liên quan đến ý nghĩa này, trong “Kinh Đại Bát Niết Bàn” giải thích:

“Phật tánh là ’đệ nhất nghĩa không’, Đệ nhất nghĩa không tức là trí tuệ. Cái gọi là KHÔNG không phải là không cũng chẳng phải là bất không (có). Người trí thấy nó vừa là không cũng vừa bất không, (thấy các pháp) vừa thường và cũng vừa vô thường, vừa khổ và vừa lạc, vừa ngã vừa vô ngã. Không là tất cả sinh tử, bất không là đại Niết bàn, thậm chí thấy vô ngã cũng là sinh tử, thấy ngã gọi là Niết bàn. Thấy tất cả đều không mà không thấy bất không thì không gọi là Trung đạo. Ngay cả thấy tất cả pháp đều là vô ngã mà không thấy (các pháp) là ngã, điều ấy không gọi là (hành) Trung đạo.

Nếu bất cứ người nào chỉ thấy các pháp là vô thường, là không, là vô ngã mà không thấy các pháp là thường, là bất không, là ngã thì người ấy không có trí tuệ, không thấy được Đệ nhất nghĩa không, không thấy Phật tánh, không hành pháp Trung đạo.

Nếu bất cứ người nào chỉ thấy các pháp là vô thường, là không, là vô ngã mà không thấy các pháp là thường, là bất không, là ngã thì người ấy không có trí tuệ, không thấy được Đệ nhất nghĩa không, không thấy Phật tánh, không hành pháp Trung đạo.

Trung đạo là hạnh tu thù thắng nhất

Trung đạo tức là Phật tánh, căn cứ vào ý nghĩa này, cho nên biết Phật tánh là thường hằng bất biến. Chúng sinh vì bị vô minh che lấp, cho nên không thấy Phật tánh; hàng Thinh Văn Duyên Giác chỉ thấy tất cả pháp đều không, nhưng không thấy các pháp là bất không, thấy các pháp là vô ngã mà không thấy các pháp là ngã. Chính vì lý do này mà không thấy Đệ nhất nghĩa không, vì không thấy Đệ nhất nghĩa không, cho nên không hành pháp Trung đạo, vì không hành pháp Trung đạo cho nên không thấy được Phật tánh.”11

“Đại Bát Niết Bàn” là kinh điển thuộc Phật giáo Đại thừa (Mahˆ-yˆna) là bản kinh có quan điểm tư tưởng thường lạc ngã tịnh. Kinh này định nghĩa Trung đạo là Đệ nhất nghĩa không; Đệ nhất nghĩa là trí tuệ, cũng là Phật tánh. Trí tuệ mà Phật giáo Đại thừa định nghĩa là loại trí tuệ ba la mật (S. Pra-j–a-paramitˆ), nó không đồng nghĩa với khái niệm pa––a, là loại trí tuệ do phân biệt mà có. Người có trí tuệ (S. Pra-j–a-paramitˆ) là người thấy được thật tánh của các pháp vốn do Duyên khởi mà hình thành, cái gì do duyên khởi hình thành thì cái ấy được gọi là vô thường hay không, chúng vô thường, không nhưng không phải là không có. Như vậy, các pháp chẳng không cũng chẳng có. Có và không chỉ là hai hiện tượng của một vấn đề, chấp có hay chấp không đều là cực đoan, thiên kiến, người trí phải thấy các pháp vừa có cũng vừa không, cái thấy đó mới chân thật.

“Phật tánh là ’đệ nhất nghĩa không’,Đệ nhất nghĩa không tức là trí tuệ. Cái gọi là KHÔNG không phải là không cũng chẳng phải là bất không (có).

“Phật tánh là ’đệ nhất nghĩa không’,Đệ nhất nghĩa không tức là trí tuệ. Cái gọi là KHÔNG không phải là không cũng chẳng phải là bất không (có).

Như vậy, nếu bất cứ người nào chỉ thấy các pháp là vô thường, là không, là vô ngã mà không thấy các pháp là thường, là bất không, là ngã thì người ấy không có trí tuệ, không thấy được Đệ nhất nghĩa không, không thấy Phật tánh, không hành pháp Trung đạo. Ngược lại, người nào thấy các pháp vừa vô thường vừa thường, vừa vô ngã vừa ngã, vừa không vừa bất không thì người ấy có trí tuệ bát nhã, thấy Đệ nhất nghĩa không và thấy được đạo lý của pháp Trung đạo. Đây là ý nghĩa khái niệm Trung đạo trong hệ kinh điển Đại thừa được định nghĩa là Đệ nhất nghĩa không.

(Còn tiếp)

Chú thích:

1. HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3, Viện NCPHVN ấn hành, 2001, trang 528.

2. Thích Đức Thắng dịch, “Kinh Tạp A hàm” trong bộ “Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh” tập 5, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, 2000, trang 747.

3. Thích Đức Thắng dịch, “Kinh Tạp A hàm” trong bộ “LSPBĐTK”, tập 6, HVHGDLSĐB xuất bản, năm 2000, trang 595.

4. HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 1, Viện NCPHVN ấn hành, năm 1992, trang 212.

5. HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 1, Viện NCPHVN ấn hành 1992, trang 213.

6. Thích Tuệ Sỹ dịch, “Kinh Trung A hàm” trong bộ “LSPBĐTK” tập 4, HVHGDLSĐB xuất bản, năm 200, trang 466.

7. 《方廣大莊嚴經》卷11〈26 轉法輪品〉:「佛告諸比丘...汝等應知,出家之人有二種障。何等為二 ? 一者、心著欲境而不能離,是下劣人,無識凡愚,非聖所行,不應道理,非解脫因,非離欲因,非神通因,非成佛因 ,非涅槃因。二者、不正思惟自苦其身而求出離過現未來皆受苦報。比丘汝等當捨如是二邊。我今為汝說於中道,汝 應諦聽常勤修習。何謂中道?正見、正思惟、正語、正業、正命、正精進、正念、正定。如是八法名為中道。」(CBETA, T03, no. 187, p. 607, b13-24).

8. Thích Tuệ Sỹ dịch, “Kinh Trung A hàm” trong bộ “LSPBĐTK” tập 4, HVHGDLSĐB xuất bản, năm 2000, trang 939.

9. HT. Minh Châu dịch, “Kinh Tương Ưng” tập 2, Viện NCPHVN ấn hành, năm 1993, trang 37.

10. 《大般涅槃經》卷25〈10 光明遍照高貴德王菩薩品〉:(CBETA, T12, no. 374, p. 516, b16-c2).

11. 《大般涅槃經》卷27〈11 師子吼菩薩品〉:「佛性者名第一義空,第一義空名為智慧。所言空者不見空與不空,智者見空及與不空,常與無常 苦之與樂、我與無我。空者一切生死,不空者謂大涅槃,乃至無我者即是生死,我者謂大涅槃。見一切空,不見不空 不名中道,乃至見一切無我,不見我者不名中道。中道者名為佛性,以是義故,佛性常恒無有變易。無明覆故令諸眾 生不能得見,聲聞緣覺見一切空不見不空。乃至見一切無我不見於我。以是義故。不得第一義空,不得第一義空故不 行中道。無中道故不見佛性。」(CBETA, T12, no. 374, p. 523, b11-c9).

12. 6 nhân (六因sad-hetavah): 1. Tương ưng nhân (相應因samprayukta-hetu)﹔2. Câu hữu nhân (俱有因sahabhè-hetu)﹔3. Đồng loại nhân (同類因sabbŒga-hetu)﹔4. Biến hành nhân (遍行因sarvatraga-hetu)﹔5. Dị Thục nhân (異熟因vipŒka-hetu)﹔6. Năng tác nhân (能作因kŒraöa-hetu); 4 duyên (四緣catvārah pratyayāh): 1. Nhân duyên (因緣hetu-pratyaya)﹔2. Đẳng vô gián duyên (等無間緣samanantara-pratyaya)﹔3. Sở duyên duyên (所緣緣Œlambana-pratyaya)﹔4. Tăng thượng duyên (增上緣adhipati-pratyaya).

13. 《大般涅槃經》卷23〈22 光明遍照高貴德王菩薩品〉:(CBETA, T12, no. 375, p. 760, b29-c6).

14. 《大智度論》卷6〈1 序品〉(CBETA, T25, no. 1509, p. 105, a5-10).

15. Lữ Trưng, “Ấn Độ Phật Học Tư Tưởng Khái Luận” (印度佛學思想概論)Taipei, NXB Thiên Hoa, Trung Hoa dân quốc năm 71, trang 97~98.

16. 姚秦.羅什譯《金剛般若波羅蜜經》卷1:(CBETA, T08, no. 235, p. 752, b28-29).

17. 《中論》卷4〈24 觀四諦品〉(CBETA, T30, no. 1564, p. 33, b11-14).

18. 《大智度論》卷26〈1 序品〉: (CBETA, T25, no. 1509, p. 253, c18-23).

19. 《大智度論》卷43〈9 集散品〉:(CBETA, T25, no. 1509, p. 370, a24-b9).

20. 《大般若波羅蜜多經》卷574:「舍利子!不可思議與五無間,皆住實際性無差別,無生無滅,無去無來,非因非果,非善非惡。」(CBETA, T07, no. 220, p. 967, b29-c2).

21. 《大般若波羅蜜多經》卷568〈4 法界品〉:「諸菩薩知無倒路,凡所示導不違眾根。為大乘人說無上道,不說獨覺及聲聞道,為獨覺人說獨覺道,不 說菩薩及聲聞道,為聲聞人說聲聞道,不說獨覺及菩薩道...」(CBETA, T07, no. 220, p. 933, a17-28).

22. Xin đọc Thích Hạnh Bình, “Y Pháp Bất Y Nhân” trong phần ‘Sáu Ba La Mật’, TP. Hồ Chí Minh, NXB Phương Đông, năm 2008.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Xem thêm