Giàu có do đâu?
Giàu có là mơ ước của đa số. Giàu có giúp người ta có cảm giác an toàn, có giá trị, có quyền lực và được tôn trọng.

Nhân loại, qua bao nhiêu thế hệ, qua bao nhiêu biến đổi xã hội và văn hoá, giàu có vẫn luôn là mục tiêu lớn. Ở mức độ cá nhân cũng như mức độ tập thể, người ta còn thấy giàu có đồng nghĩa với thành công. Nhưng phần lớn người ta chỉ biết tới giàu có vật chất, mà ít ý thức được giàu có tinh thần.
Theo đó, người ta không biết giàu có tinh thần là nền tảng của giàu có vật chất. Giàu có vật chất chỉ như phần thân cây, dễ nhìn thấy. Ít người nhìn sâu để hiểu phần giàu có tinh thần, phần rễ cây khó nhìn thấy, mới quyết định phần thân cây. Một thân cây dù to lớn thế nào, nếu rễ cây bệnh, thân cây ấy có thể chết mà không báo trước. Giàu có vật chất dù nhiều thế nào, nhưng nếu không có giàu có tinh thần nuôi dưỡng, giàu có vật chất cũng sẽ tan biến không báo trước.
Đức Phật nói: “Người có kho báu lớn, để dành dưới giếng sâu, nhưng nếu phước đức tận, tất cả sẽ tiêu tan. Mất mùa, tai nạn, con hư, cướp doạ, chiến tranh và nhiều nguyên nhân không ngờ tới khác có thể làm biến mất kho báu. Có bố thí, có trì giới, có thiền định và có trí tuệ mới là kho báu khéo để dành, không bao giờ mất. Công đức phước nghiệp của bố thí, trì giới, thiền định và trí tuệ là một kho báu lớn. Người có kho báu này có thể thoả mãn mọi ước vọng nhân thiên. Dù người ấy mong muốn gì, tất cả đều đạt được”.(1)
Ngoài ra, khi nhìn sâu, người giàu có vật chất không có nghĩa là người có hạnh phúc. Trong nhiều trường hợp, giàu có vật chất còn là một chướng ngại cho tự do và hạnh phúc. Một khi lòng tham gắn kết với giàu có vật chất, chiến tranh, thù hận và vô số bất ổn cá nhân và xã hội khác có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Một người sáng suốt, người ấy nhìn giàu có vật chất, bao gồm quyền lực chính trị, chỉ là một điều kiện để có thêm chọn lựa. Người ấy hiểu giàu có vật chất đến đâu hay quyền lực đỉnh cao thế nào cũng phải bỏ lại khi chết. Công đức phước nghiệp của bố thí, trì giới, thiền định và trí tuệ mới là giàu có và quyền lực đích thực xuyên kiếp sống. Người ấy sẽ biết sử dụng vật chất và quyền lực hiện có ở đâu và như thế nào cho mình và người. Người ấy không còn bị động và lệ thuộc vào những giàu có vật chất trong hiện tại. Người ấy biết đủ, từ ái và tự do.
————————
(1) Kinh Bảo Tàng (Nidhikanda Sutta), Tiểu Bộ Kinh I, Hoà thượng Minh Châu dịch Việt.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Chấp nhận được khổ đau cũng chính là một sức mạnh
Sống an vui
Trong đau khổ mà ta biết chấp nhận thì sẽ chuyển hóa ngay nỗi khổ. Đây là đạo lý cực kỳ quan trọng. Nhưng không dễ gì để một người chấp nhận được số phận.

Hạnh phúc là khi...
Sống an vui
Hạnh phúc không phải lúc thành công có bao nhiêu người vây quanh tâng bốc, mà khi thất bại vẫn nghe thấy tiếng động viên: “cố gắng lên!”

Làm sao để sống cuộc đời bình an tự tại?
Sống an vui
Có bao giờ bạn tự hỏi, giữa bộn bề lo toan của cuộc sống, làm sao để giữ được sự bình an và tự tại? Là một người Phật tử, tôi luôn tìm kiếm câu trả lời trong những lời dạy của Đức Phật – người đã chỉ ra con đường dẫn đến sự giải thoát khỏi khổ đau.
Xem thêm