Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/02/2020, 08:56 AM

Giới Luật là gì?

Giới Luật là phân định phán đoán của các tội khinh, trọng, khai, giá, trì phạm để ngăn ngừa những tội lỗi của thân tâm. Bởi thế mới nói Giới luật của đức Thế Tôn chế ra chỉ là “Tùy phạm tùy kiết”.

> Tổng quan về giới học

Bài liên quan

Giới học: Giới tiếng Phạn là SiLa, phiên âm thành Thi La. Trung Hoa dịch là Thanh Lương mát mẻ. Do công năng hành giả giữ gìn Giới nên ngăn ngừa ba nghiệp bất thiện của thân, khẩu, ý.

Giới còn gọi là Ba-la-đề-mộc-xoa phiên âm từ tiếng Phạn Pàtimokha có nghĩa là hướng đến. Nghĩa bóng là hành giả cần nương về nội tâm tu hành tìm ra con đường giải thoát. Giải thoát có hai nghĩa: Biệt giải thoát và Biệt biệt giải thoát.   

Giới luật của đức Thế Tôn chế ra chỉ là “Tùy phạm tùy kiết”.

Giới luật của đức Thế Tôn chế ra chỉ là “Tùy phạm tùy kiết”.

Bài liên quan

Luật theo tiếng Phạn là Vinàya phiên âm là Tỳ Nại Da. Trung Hoa dịch là điều phục, có hai nghĩa: nghĩa đen là “khử” là “chân”, nghĩa bóng là loại bỏ bao nhiêu các việc xấu quấy để giữ lại cho cái chơn, cho nên gọi là hàng phục tâm. Chấm dứt tâm vọng động, đừng cho tâm phát khởi, nên gọi là chân tâm. Như hàng phục giới liền sanh trí huệ.

Luật cũng dịch là Thiện Trị vì hành giả khéo chế ngự các hạnh bất thiện của mình, còn điều phục hết thảy bất thiện hạnh cho chúng sanh. Như vậy Giới luật còn nghĩa rộng là hòa hợp chúng, sống trong đoàn thể thanh tịnh tăng luôn biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Cũng là nền tảng muôn pháp lành, điều phục nghiệp xấu ác của thân khẩu ý, đoạn trừ phiền não của tham, sân, si. Nhờ Giới học mà hành giả tu hành đạt quả Tịch diệt Niết Bàn.

Giới luật là hòa hợp chúng, sống trong đoàn thể thanh tịnh tăng luôn biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Giới luật là hòa hợp chúng, sống trong đoàn thể thanh tịnh tăng luôn biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Bài liên quan

Giới Luật: dựa trên công dụng mà có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng nghĩa chính của Giới Luật là phân định phán đoán của các tội khinh, trọng, khai, giá, trì phạm để ngăn ngừa những tội lỗi của thân tâm. Bởi thế mới nói Giới luật của đức Thế Tôn chế ra chỉ là “Tùy phạm tùy kiết”.

Nghĩa là có người gian gốc độ khác nhau mà hành trì. Hơn nữa, ranh giới giữa người vi phạm và người tuân thủ pháp luật cách nhau chỉ một niệm đúng sai, vậy cần phải có chuẩn mực để phân định rõ ràng. Cũng thế, trong Đoàn thể tu hành Phật giáo cũng cần phải sử dụng đến Giới luật để phân minh, khinh, trọng tùy theo hành giả vi phạm lỗi lầm, nên thỉnh Thế Tôn Kiết Giới.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm