Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tổng quan về giới học

Giới học là chi phần vô cùng quan trọng trong tam vô lậu học. Thành tựu giới là bước đi đầu tiên mở cánh cửa đi vào giác ngộ, giải thoát. Giới còn được xem là mạng mạch, huyết quản của Phật pháp.

 >>Giới luật là nền tảng của sự giác ngộ giải thoát

Bài liên quan

Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là đều cần thiết đối với bất cứ thành viên nào trong xã hội. Trong mỗi gia đình nếu không có quy tắc, gia đình đó sẽ xảy ra bất đồng; một quốc gia, nếu không có phép nước, thì quốc gia đó sẽ nổi loạn. Trong Phật giáo cũng vậy, giới luật đóng một vai trò vô cùng đặc biệt. Giới được xem là mạng mạch của đời sống Tăng già. Vì vậy, trong đời sống sinh họat của Tăng đoàn hầu hết các quy tắc đặt ra là để phòng hộ, ngăn chặn các hành vi, lời nói bất thiện của vị Tỳ kheo do tham lam, sân hận hay si mê chi phối. Giới là để chế ngự các bất thiện pháp, phụng hành các thiện sự, và thanh tịnh các tâm hành.

Thanh Tịnh Đạo Luận giải thích rằng: “Sự tránh xa cực đoan mê đắm dục lạc được nêu bằng giới. Giới là phương tiện để vượt khỏi các đọa xứ, đề phòng sự vi phạm những điều ô nhiễm và thanh lọc những ô nhiễm do tà hạnh.”

Thanh Tịnh Đạo Luận giải thích rằng: “Sự tránh xa cực đoan mê đắm dục lạc được nêu bằng giới. Giới là phương tiện để vượt khỏi các đọa xứ, đề phòng sự vi phạm những điều ô nhiễm và thanh lọc những ô nhiễm do tà hạnh.”

Bài liên quan

Giới là một trong Tam vô lậu học, giới, định và tuệ- Con Đường Thanh Tịnh (Visuddimagga) hay Con đường giải thoát (Vimuttimagga), đưa chúng sanh đến bờ an vui giải thoát. Lý do giới được đặt ở đầu tiên và đặc biệt nhấn mạnh là vì giới là nền tảng của tất cả các thành tựu tâm linh. Chính Đức Phật đã xác tính với môn đệ của mình rằng giới luật là nền tảng của sự tiến bộ tâm linh. ‘Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ’. Sự hoàn hảo trong giới đánh dấu giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển đời sống tinh thần của người đệ tử Phật.

Những lời khích lệ của đức Phật với chúng đệ tử trong vấn đề tuân thủ giới luật được tìm thấy nhiều trong kinh tạng Nikāya, đôi khi Đức Phật dạy cho từng cá nhân nhưng có khi ngài giáo giới cho toàn bộ đại chúng. Điều này cho thấy rằng giới luật là nền tảng căn bản của nếp sống thiền môn. Công việc đầu tiên của người tu tập là phải thọ trì giới pháp để thực hành, nhằm điều chỉnh lại các oai nghi chánh hạnh theo tinh thần giới luật, gạt bỏ những thói hư tật xấu để hoàn thiện tư cách tác phong của người xuất gia học đạo.

Giới cũng được dịch là Thanh Lương, nghĩa là mát mẻ, vì giới có công năng dứt ba nghiệp quấy ác thiêu đốt.

Giới cũng được dịch là Thanh Lương, nghĩa là mát mẻ, vì giới có công năng dứt ba nghiệp quấy ác thiêu đốt.

Ý nghĩa giới học

Bài liên quan

Giới (sīla), cả hai ngôn ngữ Pāli và Phạn đều dùng thuật ngữ sīla. Về Phạn bản, tác giả Arthur Anthony Macdonell định nghĩa: “Giới là thói quen hay tập quán, phong tục, sự thu thúc, đặc tính, hành vi, sự ứng xử tốt hay thói quen, tính cách cao thượng, ngay thẳng, quy tắc đạo đức…” Về Pāli ngài Buddhadata Mahathera định nghĩa: “Giới là sự tự nhiên, thói quen, đạo đức, thực hành, giới luật.”[1] Giới theo nguyên nghĩa của nó là tự nhiên, là thói quen. Do vậy, giới vốn là thực tại với quy luật vận hành, nếu hành động trái với quy luật tự nhiên thì gặp trở ngại. Qua đó, ta hiểu rằng, giới là chuẩn mực để đánh giá hành động đúng hay sai, điều gì nên làm và điều gì không nên làm, để thoát khỏi mọi trói buộc khổ đau. Giới được định nghĩa là phòng phi chỉ ác và chỉ ác tác thiện. Như Đại Trí Độ Luận nói: “Dứt ác không làm trở lại gọi là giới.”[2]

Theo Từ điển của Rhys Davids cắt nghĩa, giới (sīla) có gốc từ ngữ căn Sìl. Ngữ căn Sìl có hai nghĩa: Upadhāranā (luân lý, đạo đức của Phật giáo, cách cư xử, tư cách đạo đức) và samādhi (định, thiền). Do vậy mới có thuật ngữ Định cộng giới, và Đạo cộng giới, vì khi ở trong thiền định tam nghiệp luôn thanh tịnh thì đó là giữ giới.[3]

Tăng đoàn phát triển đều do nương vào giới luật để thiết lập sự hòa hợp và thanh tịnh.

Tăng đoàn phát triển đều do nương vào giới luật để thiết lập sự hòa hợp và thanh tịnh.

Giới cũng được dịch là Thanh Lương, nghĩa là mát mẻ, vì giới có công năng dứt ba nghiệp quấy ác thiêu đốt. Thanh Tịnh Đạo Luận giải thích rằng: “Sự tránh xa cực đoan mê đắm dục lạc được nêu bằng giới. Giới là phương tiện để vượt khỏi các đọa xứ, đề phòng sự vi phạm những điều ô nhiễm và thanh lọc những ô nhiễm do tà hạnh.”[4]

Bài liên quan

Giới được gọi như thế là vì nó có nghĩa của sự kết hợp, kết hợp có hai nghĩa: một là phối hợp, chỉ sự không bất nhất trong ba nghiệp thân, khẩu, ý nhờ đức hạnh, hai là nâng lên, nghĩa là giới là nền tảng cho các thiện pháp.[5] Thuật ngữ ‘giới’(sīla) bao gồm các nội dung tương tự khác như sự kiềm chế (saṁvara) và bất hại (civitikama). Các chức năng của giới có hai ý nghĩa: (1) hành động để ngăn chặn hành vi sai trái và (2) thực hành hoàn thiện các việc lành. Biểu hiện của nó (paccutthāma) là một sự kết hợp của hai đức tính tàm và quý (otappa). Vì tàm và quý là nhân gần của giới. Khi tàm quý có mặt thì giới phát sinh và tồn tại, ngược lại nếu không có tàm quý thì sẽ hành động như cầm thú.

Người xuất gia luôn lấy giới luật làm cương lĩnh tu tập để chuyển hóa thân tâm, trang nghiêm huệ mạng.

Người xuất gia luôn lấy giới luật làm cương lĩnh tu tập để chuyển hóa thân tâm, trang nghiêm huệ mạng.

Giới còn có hai nghĩa: Tác trì (caritta), và chỉ trì (varitta). Giới tác trì dựa trên thực tế phát triển điều lành; và giới chỉ trì là dựa trên tránh làm việc ác. Nói cách khác, tất cả các quy tắc đạo đức, là những hình thức tích cực nên được bao gồm trong giới tác trì. Tất cả các giới luật bao gồm tránh những tệ nạn, giết hại, trộm cắp vv được trong các hình thức tiêu cực có thể được bao gồm trong giới chỉ trì.

Bài liên quan

Chữ Giới trong Giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (Sk: Prātimoksa, Pāli: Patimokkha) có nghĩa là Biệt giải thoát hay Xứ xứ giải thoát, Tùy thuận giải thoát. Biệt giải thoát là giải thoát từng phần: giữ giới nhiều thì giải thoát nhiều, giữ giới ít thì giải thoát ít. Tùy thuận giải thoát là giải thoát tùy thuộc vào quả hữu vi hay vô vi của người hành trì.

Trong Thanh Tịnh Đạo Luận, ngài Phật Âm định nghĩa: “Giới là gì? Đó là các pháp khởi từ Tư Tâm Sở (cetanā) hiện hữu với một người từ bỏ sát sanh,v.v. hay nơi một người thực hành viên mãn các học giới (vatta). Patisambhidā nói: ‘Giới là gì? Có giới là tư tâm sở (cetanā), có giới là các tâm sở, thọ, tưởng, hành (gọi chung là cetasika), có giới là sự chế ngự, có giới là không vi phạm.[6]

Do vậy, trong lời bài kinh cuối cùng trước lúc Thế Tôn diệt độ, Ngài ân cần căn dặn chúng đệ tử rằng: “Này các Tỳ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như người mù mà được mắt sáng, nghèo mà được ngọc quý. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.”

Do vậy, trong lời bài kinh cuối cùng trước lúc Thế Tôn diệt độ, Ngài ân cần căn dặn chúng đệ tử rằng: “Này các Tỳ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như người mù mà được mắt sáng, nghèo mà được ngọc quý. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.”

Theo ngài, giới có nghĩa là chế ngự theo năm cách như sau: Chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Ba la đề mộc xoa; chế ngự bằng tỉnh giác; chế ngự bằng tri kiến; chế ngự bằng kham nhẫn; chế ngự bằng tinh tấn. Giới có nghĩa là kết hợp, vì nó kết hợp ba nghiệp thân, khẩu, ý, hướng đến con đường thánh thiện. Giới có nghĩa là nền tảng, vì nó làm cơ sở cho các thiện pháp phát sinh. Giới còn có nghĩa là thanh lương, vì nó làm cho người giữ giới cảm thấy thân tâm mát mẻ.[7]

Bài liên quan

Kinh Di giáo trong phần trì giới bao gồm các mục như sau: 1. Kiềm chế tâm (controlling the mind); 2. Ăn uống điều độ (eating & drinking temperately); 3. Tiết chế ngủ nghỉ (sleeping strictedly); 4. Kiểm soát sự nóng giận (controlling the anger); 5. Kiềm chế tính tự buông thả (controlling the self-indulgence); 6. Bỏ đi tính xu nịnh (quitting of flattery); 7. Giảm thiểu dục vọng (lessening of desires); 8. Biết đủ (being satisfied enough).

Qua các định nghĩa trên, giúp chúng ta hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của giới luật. Vì người thực hành giới sẽ đạt được ba mục tiêu:  không làm các điều ác (chư ác mạc tác), làm các việc lành (chúng thiện phụng hành), giữ tâm ý thanh tịnh, loại bỏ hết các lậu hoặc (tự tịnh kỳ ý).[8] Đó cũng là mục tiêu tối thượng của bất cứ ai thực hành theo Phật giáo.

Trong Thanh Tịnh Đạo Luận Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) cũng định nghĩa như vậy, nó xuất phát từ muc, trong ý thức được miễn phí từ sự trừng phạt của (địa ngục) và khổ đau trong luân hồi sinh tử.

Trong Thanh Tịnh Đạo Luận Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) cũng định nghĩa như vậy, nó xuất phát từ muc, trong ý thức được miễn phí từ sự trừng phạt của (địa ngục) và khổ đau trong luân hồi sinh tử.

Bài liên quan

Do vậy, trong lời bài kinh cuối cùng trước lúc Thế Tôn diệt độ, Ngài ân cần căn dặn chúng đệ tử rằng: “Này các Tỳ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như người mù mà được mắt sáng, nghèo mà được ngọc quý. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.” Người xuất gia luôn lấy giới luật làm cương lĩnh tu tập để chuyển hóa thân tâm, trang nghiêm huệ mạng. Tăng đoàn phát triển đều do nương vào giới luật để thiết lập sự hòa hợp và thanh tịnh. Như vậy, giới luật nhằm ổn định quy củ Thiền môn, là áo giáp phòng chống giặc phiền não, là đạo quân tiên phong mở cánh cửa giải thoát. Do vậy, cả hai truyền thống Phật giáo Nam tạng cũng như Bắc tạng đều xác quyết tầm quan trọng của giới luật rằng: ‘Giới luật là Đấng đạo sư’ và một bên thì khẳng định ‘Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy’ đủ để thấy tầm quan trọng của giới luật như thế nào.

Ba la đề mộc xoa (Patimokkha)

 Ba đề mộc xoa (tiếng Phạn: Prātimoksa; Pāli: Patimokkha) chứa các giới điều của Giới bổn Tỷ kheo và giới bổn Tỷ kheo ni, còn gọi là giới cụ túc. Thuật ngữ này được dịch là ‘biệt giải thoát’. Do đó, nó liên quan đến nhiệm vụ của Phật giáo để giải thoát cá nhân con người ra khỏi khổ đau mà người đó phát nguyện thọ trì và thực hành theo tông chỉ của giới bổn ấy. Prati có nghĩa là ‘hướng tới’, và mokṣa nghĩa là ‘giải thoát khỏi vòng luân hồi’ (saṃsāra). Như vậy Patimokkha là hướng tới sự giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Giới bồn Ba la đề mộc xoa là những vấn đề cốt lõi của Suttavibhaṅga. Danh sách các quy tắc, hoặc danh sách các khóa học đào tạo, đã được đọc tụng hai lần trong một tháng vào dịp lễ Bố tát được tổ chức vào ngày Sóc, Vọng hàng tháng.

Giới bồn Ba la đề mộc xoa là những vấn đề cốt lõi của Suttavibhaṅga. Danh sách các quy tắc, hoặc danh sách các khóa học đào tạo, đã được đọc tụng hai lần trong một tháng vào dịp lễ Bố tát được tổ chức vào ngày Sóc, Vọng hàng tháng.

Bài liên quan

Theo Tạng luật Đại phẩm (Mahavagga), Patimokkha có nghĩa là ‘sự khởi đầu, người đứng đầu (hoặc mở lối), các quan trọng nhất (pamukha) phẩm chất khéo léo, hay thiện xảo.’ Ý nói thiện xảo trong sự phòng hộ. Thuật ngữ này không chỉ đơn giản là bao gồm các giới điều để tuân thủ, mà còn của một bài giảng trong đó Đức Phật liệt kê các nguyên tắc cơ bản chung cho các giáo lý của tất cả chư Phật. Do đó, từ nguyên của thuật ngữ ‘Patimokkha’ đều biểu thị một tập hợp các nguyên tắc cơ bản để thực hành đạo đức tâm linh.[9]

Theo Suttavibhaṅga, Patimokkha nghĩa là tự do khỏi tội lỗi nên có tên như vậy. Điều này dẫn tới nguồn gốc của từ pati - (pati) Mokkha. Rhys Davids và Oldenberg, sau đó là Childers, cùng quan điểm là Pati (Skrt., Prati) + muc, nó có nghĩa là ‘gánh nặng được trút bỏ xuống, để đón nhận sự tự do giải thoát’. Trong Thanh Tịnh Đạo Luận Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) cũng định nghĩa như vậy, nó xuất phát từ muc, trong ý thức được miễn phí từ sự trừng phạt của (địa ngục) và khổ đau trong luân hồi sinh tử.[10]

Luật Tạng được tạo thành từ các nguyên tắc kỷ luật đặt ra cho việc điều chỉnh các hành vi của các đệ tử của Đức Phật.

Luật Tạng được tạo thành từ các nguyên tắc kỷ luật đặt ra cho việc điều chỉnh các hành vi của các đệ tử của Đức Phật.

Theo pāli nguồn, Patimokkha có ba nghĩa:

-Ba la đề mộc xoa được định nghĩa là: cái khởi đầu, là bộ mặt (mukhaṃ), nó là nguyên tắc (pāmukhaṃ) của các phẩm chất tốt; do đó, nó được gọi là ‘Pātimokkhaṃ’.

-Bất cứ ai tuân thủ các quy tắc của giới bổn Ba la đề mộc xoa người đó sẽ được giải thoát khỏi khổ đau trong tam đồ ác đạo, vì vậy nó được gọi là Ba la đề mộc xoa.

-Nó là phẩm chất cao nhất, tuyệt vời nhất, là giới cụ túc, đưa người lên Bậc trên.[11]

Bài liên quan

S. Dutt cho rằng Patimokkha nghĩa là ‘sự thu thúc’. Ông coi đó là một mối quan tâm bên ngoài của Tăng đoàn nhằm gắn kết các thành viên đệ tử của Đức Phật vào trong sự thanh tịnh hòa hợp. Trong khi, Rhys Davids và Stede nói rằng nó có nghĩa là ‘ràng buộc, bắt buộc, nhiệm vụ’. Tức để cho các Tỷ kheo ý thức hơn trong hành vi cử chỉ của mình. Tiến sĩ E.J. Thomas, nói rằng Patimokkha trong hình thức là một tính từ được hình thành từ ‘pati-muc’ nghĩa là ‘ràng buộc’, buộc chặt lại với nhau như một chiếc áo giáp. (Ý nói người chiến sĩ ra trận mà có áo giáp thì không sợ gươm dao, cũng vậy người xuất gia khoác lên mình chiếc áo giáp của giới bổn Ba la đề mộc xoa thì không sợ giặc phiền não tham, sân, si khuấy rối. Do đó Tỷ kheo có nghĩa là Bố ma (ma chúng khiếp sợ) và phá ác (diệt giặc ác) là vậy, nên nó có nghĩa là ‘sự liên kết, bắt buộc.’[12]

Tóm lại, Giới bồn Ba la đề mộc xoa là những vấn đề cốt lõi của Suttavibhaṅga. Danh sách các quy tắc, hoặc danh sách các khóa học đào tạo, đã được đọc tụng hai lần trong một tháng vào dịp lễ Bố tát được tổ chức vào ngày Sóc, Vọng hàng tháng.

Ý nghĩa thực tế của từ ‘vinaya’ là: Thoát ra, bãi bỏ, tiêu hủy hoặc loại bỏ một cách công khai về những hành vi gây cản trở sự tiến bộ trên con đường thực hành chánh pháp.

Ý nghĩa thực tế của từ ‘vinaya’ là: Thoát ra, bãi bỏ, tiêu hủy hoặc loại bỏ một cách công khai về những hành vi gây cản trở sự tiến bộ trên con đường thực hành chánh pháp.

 Luật (vinaya)

Bài liên quan

Luật Tạng được tạo thành từ các nguyên tắc kỷ luật đặt ra cho việc điều chỉnh các hành vi của các đệ tử của Đức Phật. Nó chứa các quy tắc và quy định về việc quản lý của Giáo hội Tăng già, và các quy tắc áp dụng cho các hành vi trong cuộc sống hàng ngày của Tăng. Những quy định về việc tiếp nhận đệ tử gia nhập vào Tăng đoàn; những nghi thức sám hối, giải tội; những quy định về pháp an cư, nhà ở, quần áo, thuốc chữa bệnh, và các thủ tục pháp lý trong trường hợp ly giáo, cũng được bao gồm trong đó. Tất cả những quy định này đều do Đức Phật ban hành trong những dịp khác nhau và kết thành bộ luật tạng đầy đủ.[13]

Mặc dù Luật (vinaya) đã được dịch bởi từ ‘Kỷ luật’ (Discipline), tiếng Anh không thể chuyển tải đầy đủ hương vị của thuật ngữ Vinaya, vì nó có nghĩa đen là ‘cái gì đó được dẫn dắt’. Dẫn ra khỏi những gì? Dẫn ra khỏi khổ đau, đau khổ của tất cả các trải nghiệm trong vòng sinh tử luân hồi. Vì vậy, Luật làm giải thoát những người thực hành theo nó, giải thoát tam nghiệp thân khẩu ý trói buộc chúng sanh trôi lăn trong sinh tử. Trong khi đó mục đích của luật là nhằm ngăn chặn các bất thiện pháp từ bên ngoài vào hay bên trong khởi lên; mặc khác nó làm thanh tịnh tâm từ các pháp nhiễm ô, tạo điều kiện cắt dứt phiễn não, lậu hoặc.

Giới học là chi phần vô cùng quan trọng trong tam vô lậu học. Thành tựu giới là bước đi đầu tiên mở cánh cửa đi vào giác ngộ, giải thoát. Giới còn được xem là mạng mạch, huyết quản của Phật pháp.

Giới học là chi phần vô cùng quan trọng trong tam vô lậu học. Thành tựu giới là bước đi đầu tiên mở cánh cửa đi vào giác ngộ, giải thoát. Giới còn được xem là mạng mạch, huyết quản của Phật pháp.

Ý nghĩa thực tế của từ ‘vinaya’ là: Thoát ra, bãi bỏ, tiêu hủy hoặc loại bỏ một cách công khai về những hành vi gây cản trở sự tiến bộ trên con đường thực hành chánh pháp. Nó có công dụng như những hướng dẫn cần thiết để nghiêm trì giới cấm, đồng thời là những phương thức xử lý hữu hiệu các sự vi phạm giới pháp. Nếu nói một cách tách bạch thì Luật bao hàm cả giới, còn Giới chỉ là một bộ phận của Luật. Nhưng nói một cách khái quát thì Giới, Luật tuy gọi khác nhau mà cùng chung một tính chất, vì thế nên có tên ghép là Giới luật.

Bài liên quan

Tóm lại, giới học là chi phần vô cùng quan trọng trong tam vô lậu học. Thành tựu giới là bước đi đầu tiên mở cánh cửa đi vào giác ngộ, giải thoát. Giới còn được xem là mạng mạch, huyết quản của Phật pháp. Vì, “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật diệt thì Phật pháp diệt.” Hành giả tu học mà không đứng trên đất của giới thì các bước tiếp theo sẽ khó để thành tựu. Thực hành giới là thiết lập một đời sống đạo đức căn bản, và thành tựu thiền định và trí tuệ đưa đến an lạc giải thoát, niết bàn. “Giới là để chế ngự, chế ngự là để khỏi hối hận, không hối hận là để được hân hoan, hân hoan để được hỷ, hỷ để được khinh an, khinh an để được lạc, lạc để được định, định để được chánh kiến, chánh kiến để được vô dục, vô dục để được ly tham, ly tham để giải thoát, giải thoát để có giải thoát tri kiến, giải thoát tri kiến để đi đến vô thủ trước Niết bàn.”[14]

 Ghi chú:

[1] Harcharan Singh Sobti, Nibbāna in Early Buddhism, Delhi: Eastern Book Linkers, 2011, p. 42.

[2] Thích Thiện Siêu, Đại Trí Độ Luận, Tập 1,  chương 22, Giải thích nghĩa của giới tướng, Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam, 1997.

[3] T.W. Rhys Davids and William Stede, Pāli-English Dictionary, Motilal Banarsidass, Delhi, 2003, p. 712.

[4] Bhadantācariya Buddhaghosa, Visuddhi- Magga, Bhikkhu Náóamoli (tran.s), The Path of Purification, Columbo, Buddhist Publication Society, 2010, p. 9.

[5] Thích Nữ Trí Hải, Thanh Tịnh Đạo, tập 1, trang 15.

[6] Thích Nữ Trí hãi, Dich, Thanh Tịnh Đạo Luận, Chùa Pháp Vân Ấn Hành, 1992, tr. 13.

[7] Sđd, tr. 14-15.

[8] N. V. Banerjee (trans), The Dhammapāda, verse 183, Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., 1989,  p.103.

[9] The Buddhist Monastic Code I, The Patimokkha Rules, Translated & Explained by Thanissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff), The Abbot Metta Forest Monastery P.O. Box 1409, Valley Center, CA 92082 U.S.A, 1994, p. 27.

[10] I.B. Horner, M.A, The Book of the Discipline (Vinaya-Piṭaka), vol. 1, Suttavibhaṅga, London: The Pali Text Society, 1982, p. xiii.

[11] See, W.Pachow, A Comparative Study of the Prāṭimokṣa, Delhi: Motilal Banarsidass, 2000, p.4-5.

[12] I.B. Horner, M.A, The Book of the Discipline (Vinaya-Piṭaka), vol. 1, Suttavibhaṅga, London: The Pali Text Society, 1982, p. xiii.

[13] Bimala Churn Law, A History of the Pāli Literature, Delhi: Idica Book, 2000, pp.68-69.

[14] See, Bhadantácariya Buddhaghosa, Visuddhi Magga, Bhikkhu Náóamoli (tran.s), The Path of Purification, Buddhist Publication Society,Columbo, 2010, p.48.

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 331.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Xem thêm