Thứ năm, 03/11/2022, 09:07 AM

Giữ gìn bản sắc văn hoá trong tâm người Phật tử

Là Phật tử, chúng ta không kỳ thị, mà tôn trọng sự đa dạng và sống hòa hợp cộng trụ nhưng không thể dễ dãi "hòa tan" vào tất cả...

Trẻ em chỉ như một tờ giấy trắng. Mọi hành vi, cử chỉ của các em chỉ được hình thành và duy trì khi có sự tác động, ảnh hưởng của người lớn. Nhà nhà, người người nô nức vui Halloween hơn cả những lễ hội của Phật giáo như Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu Lan Báo hiếu...

Ngày nay, nguy cơ “Tây hóa” đang diễn ra mạnh mẽ trên đất nước Việt Nam,ai lấy cũng “hướng ngoại” với nhãn mác “hòa nhập, học hỏi” đã làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày một biến tướng kỳ dị. 

Đặc biệt đối với trẻ em, chúng ta cần cảnh giác, cần dạy cho con em Phật tử của mình trong bối cảnh “cải đạo” đang diễn ra rầm rầm rộ rộ với đủ hình thức từ công khai đến mượn danh, đánh lừa niềm tin tôn giáo.

Đối trị với ngoại đạo quấy phá

Chúng ta không kỳ thị, mà tôn trọng sự đa dạng và sống hòa hợp cộng trụ nhưng không thể dễ dãi 'hòa tan' vào tất cả.

Chúng ta không kỳ thị, mà tôn trọng sự đa dạng và sống hòa hợp cộng trụ nhưng không thể dễ dãi "hòa tan" vào tất cả.

Không chỉ là ngày lễ Halloween mà còn biết bao sinh hoạt khác của nhiều đối tượng khác nếu không có chánh kiến, không có nền tảng cơ bản giáo lý Phật dạy thì sẽ dễ bị đánh lừa bởi sự xảo ngôn, nhân danh, na ná có thể có ở đâu đó quanh mình.

Chúng ta là Phật tử, chúng ta không kỳ thị, chúng ta tôn trọng sự đa dạng và sống hòa hợp, hòa bình, cộng trụ nhưng chúng ta không thể dễ dãi với tất cả mọi sự việc diễn biến xung quanh mình, trong đạo tràng tu học của mình dưới hình thức “ngoại giao” hay gì gì đó. Sao lại có thể chấp nhận một cách dễ dàng những “món quà” nhân dịp này, dịp nọ mà người ta “gửi gắm” với những dụng ý nào đó.

Có thể sự “thông qua” đó là cố ý hoặc vô tình, nhưng nếu nó là biểu hiện dẫn tới những tiền lệ, hình thành nên thói quen có thể làm mình mất gốc, mất bản lề văn hóa đạo Phật thì mình phải kiên quyết từ chối. Từ chối để giữ bản sắc, để thế hệ trẻ lớn lên còn biết giữ gìn gốc rễ tâm linh Phật giáo, là gìn giữ Tam quy (nương tựa Phật-Pháp-Tăng) và những nguyên tắc sống cao thượng theo tinh thần lời Phật dạy!

Tác giả: Lưu Đình Long

Thiện Minh lược trích

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm