Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 03/04/2017, 15:31 PM

Hà Nội: Lễ hội truyền thống chùa Duệ Tú năm 2017

Theo thông lệ hàng năm, ngày 07/03/Đinh Dậu (03/04/2017), chùa Duệ Tú đã trang nghiêm tổ chức lễ giỗ Tổ và cũng là lễ hội truyền thống, để tưởng nhớ đến công đức to lớn của Thiền sư Lê Nghĩa, hiệu Giác hoàng Đại Điên.

Trên đất nước hình chữ S thân thương, có rất nhiều lễ hội đặc sắc và gắn với đó là hình ảnh về những ngôi chùa cổ kính, rêu phong trầm mặc; chứa đựng trong mình biết bao giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cũng như những tư tưởng, triết lý thâm diệu của đạo Phật. Và những điều đó đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Hình ảnh ngôi chùa trong tâm thức người Việt xưa và nay đã trở thành biểu tượng cho tín ngưỡng văn hóa của Phật giáo.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao sự thăng trầm, chùa Duệ Tú cổ kính vẫn hiên ngang, trầm mặc, hướng ra đất kinh kỳ Thăng Long đông đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Chùa Duệ Tú nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt, là quần thể di tích lịch sử văn hóa, là danh thắng tâm linh ở phía Tây thủ đô Hà Nội. 

Mùa xuân năm 1990, chùa Duệ Tú đã được Nhà nước cấp bằng công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. 
 
Theo thông lệ hàng năm, ngày 07/03/Đinh Dậu (03/04/2017), chùa Duệ Tú đã trang nghiêm tổ chức lễ giỗ Tổ và cũng là lễ hội truyền thống, để tưởng nhớ đến công đức to lớn của Thiền sư Lê Nghĩa, hiệu Giác hoàng Đại Điên.
 
Buổi lễ có sự tham dự của: TT.Thích Thanh Điện, Phó Tổng thư ký HĐTS, trụ trì chùa Duệ Tú; bà Nguyễn Thu Trang, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Cầu Giấy; cùng chư tôn đức tăng, ni; các cấp lãnh đạo và đông đảo nhân dân, tín đồ phật tử trong và ngoài địa phương. 

Ngôi già lam cổ tự Duệ Tú là nơi thờ Đức Thánh Tổ Nghĩa hiệu Đại Điên, sinh ngày 18/10 ÂL, thuộc đời vua Nhân Tông triều Lý và mất vào ngày 07 tháng 03. Ngài là người gốc địa phương thôn Tiền và chính nơi đây trước kia là nhà ở, đồng thời cũng là nơi an táng phần mộ của Ngài. Bởi khi biết Ngài mất, nhân dân thôn Tiền đã đến thăm hỏi, thì thấy mối đã xông thành ngôi mộ lớn ở trong nhà. Và chính ngôi mộ ấy đã được xây dựng thành nơi thờ ngài, chính là chùa Duệ Tú ngày nay. 

Ngài Lê Nghĩa hiệu Đại Điên là một thiền sư đắc đạo, một lương y nổi tiếng, một công thần lớn có công giúp nước thời nhà Lý, đã được các triều vua phong tước Thượng đẳng thần, được người đời ca ngợi và được sử sách ghi chép lưu truyền.

Theo sách “Những thần được thờ ở Hà Nội” của tác giả Vũ Thanh Sơn, còn có ba đạo sắc phong Pháp sư Lê Thái Điên, từ năm Gia Long thứ 9 (1810) phong là Trí Huệ Đại vương, còn một đạo sắc phong của vua Duy Tân, một đạo sắc phong của vua Khải Định. 
 
Trong bầu không khí ấm áp của mùa xuân, lễ hội chùa Duệ Tú được tổ chức hàng năm là dịp để dân làng, du khách thập phương hội tụ, thành kính dâng lên nén hương và đảnh lễ chư Phật; cũng như được tham dự các trò chơi dân gian, thưởng thức nhiều tiết mục văn hóa văn nghệ đặc sắc, mang hương vị “cây nhà lá vườn”.

Lễ hội này đã góp phần tôn vinh và giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về ý nghĩa lịch sử của ngôi chùa; quan trọng hơn cả, chính là việc nhắc nhở thế hệ sau nhớ tới đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, với những hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc nhân mùa lễ hội năm nay. Hướng tới mục đích cuối cùng của buổi lễ là làm cho tất thảy hữu tình đều được sống trong cảnh an lành và hạnh phúc. Ai ai cũng được đắm mình trong ánh sáng từ bi của giáo pháp, tạm gác lại những bon chen, phiền não của thế gian.

Tuy nhiên, vẫn còn một thực trạng cần được cải thiện tại lễ hội chùa Duệ Tú nói riêng và lễ hội tại các ngôi chùa trên khắp cả nước nói chung. Đó là, sau khi khảo sát và lấy ý kiến của một số người dân tham gia lễ hội, thì hầu như mọi người đều không nắm được tiểu sử của vị tổ sư, cũng như nguồn gốc lịch sử của ngôi chùa. Bởi phần giới thiệu, tuyên đọc hành trạng cuộc đời của các vị sư tổ tại các buổi lễ chưa thực sự nổi bật và được người dân ghi nhớ. 

Kim Tâm 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm