Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/04/2018, 16:11 PM

Hà Nội: Tọa đàm “Ban thờ Tổ tiên – Khơi nguồn Hiếu hạnh”

Tọa đàm “Ban thờ tổ tiên – Khơi nguồn hiếu hạnh” thuộc Dự án Khơi nguồn tinh hoa Văn hóa Việt do TT.Thích Tâm Hiệp làm Trưởng ban, kết hợp cùng Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức tại không gian văn hóa đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc, Hà Nội) vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương (10/03 ÂL). Đây là cơ hội để mọi người cùng ngồi lại chuyện trò, cùng nhắc nhớ và tìm hiểu về Hiếu đạo – giá trị cốt lõi làm nên tinh hoa văn hóa Việt. 

Đạo hiếu, hay nói cách khác là nếp sống, nếp nghĩ hiếu hạnh đã in sâu vào tâm thức dân gian, đi vào trong những câu hát, những câu ca dao, tục ngữ Việt Nam. Ta có thể thấy biểu hiện của nếp sống luôn đề cao hiếu hạnh ấy trong tất cả mọi sinh hoạt, trong các dịp hội hè, lễ Tết, trong lời ăn tiếng nói và cách ứng xử của mỗi người con Việt, ấy là để nhắc nhớ, cũng là để biểu lộ tâm tình tri ân.
 
Tọa đàm “Ban thờ tổ tiên – Khơi nguồn hiếu hạnh” thuộc Dự án Khơi nguồn tinh hoa Văn hóa Việt do TT.Thích Tâm Hiệp làm Trưởng ban, kết hợp cùng Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức tại không gian văn hóa đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc, Hà Nội) vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 ÂL). Đây là cơ hội để mọi người cùng ngồi lại chuyện trò, cùng nhắc nhớ và tìm hiểu về Hiếu đạo – giá trị cốt lõi làm nên tinh hoa văn hóa Việt. 
 
Tại buổi tọa đàm, TT.Thích Tâm Hiệp cùng các vị Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo chuyên ngành đã cùng nhau bàn luận, chia sẻ các quan điểm của mình để lý giải vì sao người Việt duy trì việc thờ cúng và lưu giữ ban thờ tổ tiên lại là hành động khơi nguồn hiếu hạnh của dân tộc, phần nào giúp cho thế hệ hiện tại và mai sau ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn đạo Hiếu chính là bảo vệ tinh hoa của văn hóa dân tộc. 

Bởi “đạo” ở đây được hiểu là “con đường niềm tin của một dân tộc”, thể hiện cụ thể ở một dân tộc có niềm tin vững chắc vào cội nguồn; niềm tin vào ông bà, cha mẹ, vào các thế hệ tiền nhân và niềm tin vào dân tộc. Không những vậy, ở nước ta phần đông người dân đều theo đạo Phật, mà đạo Phật còn được gọi là đạo hiếu khi luôn đề cao và lấy chữ hiếu làm đầu: “Hiếu tâm thị Phật tâm”.

Chính đời sống tâm linh như vậy đã tạo nên nhân sinh quan của người Việt: Họ lấy việc thương kính (hiếu) với cha mẹ, ông bà và tổ tiên làm trọng. Từ đó, hiếu trở thành lẽ sống, là đạo lý mà người Việt từ ngàn xưa đã lựa chọn cho mình và cho cộng đồng dân tộc mình.

Trên trục giá trị đó, người Việt thấy rõ ý nghĩa cần thiết trong việc tôn thờ nguồn cội tổ tiên cần duy trì và gìn giữ. Rõ ràng, qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt vẫn duy trì đạo thờ tổ tiên và đó chính là biểu hiện của lòng hiếu đạo. Đây là một nếp sống nhân bản để xây dựng nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nói cách khác, dân tộc chúng ta đã xây dựng thành công một nền văn hóa đẹp và lành, làm nên nền văn minh Việt từ đạo hiếu và biểu hiện khác biệt của đạo hiếu Việt trong quan niệm và ứng xử đã làm nên tính cách “ăn”, “ở” của mình, chính là việc người Việt thờ cúng tổ tiên. 
 
Bên cạnh đó, buổi tọa đàm còn nêu lên những thực trạng về vấn đề đạo hiếu trong văn hóa Việt ngày nay. Có thể thấy, trải qua bao thế hệ, những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng bắt nguồn và cộng hưởng với đạo hiếu (qua việc thờ phụng tổ tiên) đang diễn ra ngày một phổ biến. Nhưng do sự tác động mạnh mẽ của lối sống hiện đại, xã hội chúng ta cũng đang gặp phải một vài thực trạng đáng lo ngại. 

Đơn cử như nền kinh tế thị trường phát triển và đi kèm với nó là sự gia tăng của áp lực, cạnh tranh. Các biểu hiện của đạo hiếu qua hình thức thờ cúng tổ tiên, thờ mẫu, thờ các vị thánh có công với đất nước đang đứng trước nguy cơ bị một số nhóm đối tượng làm biến tướng, trở thành việc làm phục vụ cho mê tín dị đoan và trục lợi cá nhân.

Hay xuất hiện một bộ phận trong cộng đồng như con, cháu từ chối nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ; không vâng lời khuyên bảo và thậm chí còn có hành động bạo lực để chống lại ông bà, cha mẹ…
 
Những thực trạng đáng lo ngại nêu trên xảy ra phần nào đều có cùng một nguyên nhân là do chữ “hiếu” đang ngày bị mai một. Nền kinh tế của một quốc gia, đạo đức của cả một xã hội và nền tảng văn hóa của dân tộc chỉ có thể vững mạnh khi dòng chảy tâm thức dân tộc được hòa quyện và vun bồi bởi nền tảng của tinh thần hiếu đạo. 

Do vậy, buổi tọa đàm được tổ chức với mong muốn làm cây cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trước tình trạng một bộ phận đạo đức xã hội đang dần bị hao mòn theo thời gian như hiện nay. Từ đó, việc hình thành những tổ chức hoạt động nhằm mục đích phát triển và làm sống dậy nét tinh hoa văn hóa Việt, mà cụ thể là đạo hiếu là việc làm vô cùng cấp thiết. 

Trước tiên, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về đạo hiếu; từ đó xây dựng nên những hệ thống lý luận thực tiễn và việc làm cụ thể, để góp phần tạo lập nền tảng giáo dục về chữ hiếu từ trong mỗi gia đình, mỗi tổ chức và trong cộng đồng. Bên cạnh đó là nhiệm vụ lành mạnh hóa những hoạt động tín ngưỡng cho phù hợp với chân giá trị vốn có, phù hợp với tư tưởng nhân văn sâu sắc trong truyền thống dân tộc. 

Kim Tâm 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm