Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/07/2015, 08:37 AM

Hàng ngàn người cầu siêu tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma

Trong khói hương trầm mặc, cả nghìn người chắp tay hướng về lễ đài, cầu nguyện tưởng nhớ 64 liệt sĩ hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma và các anh hùng liệt sĩ khác.

Lễ tưởng niệm, cầu siêu cho anh linh các liệt sĩ diễn ra tại chùa Vĩnh Nghiêm (Tp.HCM) tối 22/7 với sự tham gia của cả nghìn tăng ni phật tử, cựu chiến sĩ Gạc Ma và thân nhân gia đình các liệt sĩ. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, đầy hào hùng.
Thiếu tướng Lê Mã Lương đại diện Bộ tư lệnh Hải quân phát biểu trong buổi lễ. Ảnh: H. D.

27 năm trước, vào buổi sáng giữa tháng 3, quân Trung Quốc trên những con tàu lớn đã nã pháo tấn công lên đảo Gạc Ma. Trung úy Trần Văn Phương vẫn giữ chặt lá cờ tổ quốc khi trên mình đầy máu và vết thương, phía dưới là 73 chiến sĩ kết thành vòng tròn bảo vệ không cho quân địch chiếm đảo. Cuộc chiến không cân sức đã cướp đi 64 người con của đất Việt. Những đồng đội còn lại cũng bị thương tích giữa bão đạn và sóng biển. Họ sống sót trở về là những nhân chứng sống tố cáo tội ác của kẻ xâm lược... Thời khắc lịch sử này một lần nữa được các sư thầy nhắc lại trước khi bước vào thực hiện nghi thức buổi lễ khiến nhiều rơi nước mắt.

"Trong sâu thẳm trái tim người dân Việt, sự ra đi của các anh là nỗi đau, nhưng cũng là niềm tự hào để cán bộ chiến sĩ càng chắc tay súng bảo vệ từng hòn đảo, tấc biển và vùng trời tổ quốc. Những ai đã từng ra Trường Sa đều có thể cảm nhận được. Giữa sóng gió ngàn khơi, tên các anh đã khắc vào lịch sử… Tổ quốc vẫn nhắc tên các anh – những liệt sĩ Gạc Ma”, Hoà thượng Thích Thuận Nhơn - Chủ tịch Hội đồng trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam - bày tỏ trong bài diễn văn khai mạc.

Ông cũng cho biết, buổi lễ hôm nay còn để tưởng nhớ, tri ân những anh hùng liệt sĩ, đồng bào… đã hy sinh qua các thời kỳ của chiến tranh. Đặc biệt, là những người lính, chiến sĩ đã hy sinh giữ gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. "Với lòng biết ơn sâu sắc, một ném tâm hương kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm các anh linh liệt sĩ, những người yêu nước vì dân quên mình. Nguyện cầu anh linh các liệt sĩ được an lạc", Hoà thượng Thích Thuận Nhơn nói.
Các chư tăng, phật tử cầu nguyện cho anh linh các liệt sĩ. Ảnh: H. D.

Có mặt trong buổi lễ, Thiếu tướng Lê Mã Lương thay mặt Bộ tư lệnh Hải quân bày tỏ xúc động khi nhắc đến sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, trong đó có cả những người đồng đội của ông. Thiếu tướng Lương cho rằng, tinh thần luôn hướng về tổ quốc, sẵn sàng đoàn kết, chiến đấu hy sinh của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc cũng là hồng phúc cho đất nước.

"Sự có mặt của những nhân chứng lịch sử, thân nhân liệt sĩ, cựu chiến binh trận chiến Gạc Ma ngày hôm nay là dịp để chúng ta thể hiện lòng biết ơn họ - những người đã cống hiến đời mình, máu thịt cho tổ quốc", ông nói, mắt ngấn nước.

Những thước phim tư liệu tái hiện hình ảnh hung bạo của quân Trung Quốc khi nã pháo tấn công các chiến sĩ hải quân Việt Nam được trình chiếu trên hai màn hình lớn. Thời khắc bi thương này đã chạm vào nỗi đau của thân nhân các liệt sĩ và những người lính may mắn sống sót. Nhiều gương mặt đàn ông đầy vẻ rắn rỏi bỗng nhạt nhoà nước mắt.

Dù nhiều lần xem đoạn phim này, song thiếu úy Hải quân Trần Thị Thủy – con liệt sĩ Trần Văn Phương, người quyết giữ lá cờ tổ quốc đến phút cuối - vẫn nghẹn ngào. "Những lúc này lòng tôi lại sôi sục căm thù kẻ xâm lược. Nhưng tôi cũng rất tự hào về bố. Đó cũng là lý do tôi quyết tâm đi theo con đường của bố và trở thành người lính hải quân", chị Thủy cho biết.

Là một trong số những người may mắn sống sót sau vụ thảm sát, chiến sĩ Lê Hữu Thảo nói rằng rất cảm kích trước tấm lòng của nhân dân luôn tưởng nhớ đến các chiến sĩ Gạc Ma. "Nếu một ngày nào đó, kẻ thù tiếp tục xâm lấn bờ cõi Việt Nam thì chúng tôi vẫn sẵn sàng cầm súng lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc", ông nói trong khi những đồng đội của mình mắt ngấn đỏ.
Con gái và vợ liệt sĩ Trần Văn Phương khi xem đoạn tư liệu về trận chiếc Gạc Ma. Ảnh: Hồng Phúc

Buổi lễ kết thúc với nghi thức dâng hương tưởng niệm. Thắp nén tâm hương hướng về lễ đài, cả nghìn người chắp tay cầu nguyện cho anh linh các liệt sĩ.

Trước đó, bức tranh Gạc Ma - vòng tròn bất tử do họa sĩ Bùi Lệ Trang phác họa lại cảnh liệt sĩ Trần Văn Phương cùng đồng đội bảo vệ đảo đến phút cuối đã đấu giá được hơn 1,2 tỷ đồng. Số tiền này được dùng để giúp đỡ gia đình thân nhân các liệt sĩ, chiến sĩ Gạc Ma.

Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì nhiều tàu chiến Trung Quốc ngang ngược lao đến dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 (đảo Gạc Ma), HQ-605 (đảo Len Đao) và HQ-505 (đảo Cô Lin). Quân Trung Quốc sau đó đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Việt Nam, nổ súng vào bộ đội.

Dù bị trúng đạn nhưng thiếu úy Trần Văn Phương vẫn hiên ngang giữ cờ Tổ quốc và hô vang: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của hải quân Việt Nam anh hùng".

Hải Duyên
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nghin-nguoi-cau-sieu-tuong-niem-64-chien-si-gac-ma-3252578.html

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm