Thứ ba, 30/10/2018, 14:29 PM

Ngày thường giản dị của thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế

Sáng nay tôi có đi dạo với Thiền sư, vẫn phong thái ấy, Thiền sư luôn giữ được cho mình sự khoan thai, nhẹ nhàng, nếp sống giản dị vốn có...

Điểm khác biệt giữa hai lần trở về

Chiều ngày 28/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh quay trở về Tổ đình Từ Hiếu - Thừa Thiên Huế sau hơn 50 năm đi khắp thế giới truyền bá Thiền Chánh niệm trong Phật giáo đến hàng triệu người.

Là người được xem như học trò có mặt trong hành trình đón Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Đắc Xuân cảm nhận được công đức của người phát triển Thiền Chánh niệm ra nhiều nước trên thế giới.
 Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu.
"Thiền sư Thích Nhất Hạnh hiện có hơn 600 sư thầy, sư cô và hàng nghìn đệ tử trên thế giới thực tập thiền, truyền bá Chánh niệm,... Trong đó phải kể đến những đệ tử nổi tiếng như Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, nữ hoàng truyền thông Mỹ Oprah Winfrey và những CEO hàng đầu của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết: "Lần này Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về cùng với mong muốn được sống đến cuối đời ở quê nhà”.

Với Thiền sư, Thiền Chánh niệm được sáng tạo và phát triển bởi người Việt Nam nên ước muốn lớn nhất của Ngài là tư tưởng Phật giáo này phải được mang quốc tịch nước nhà. Đây là một sự kiện có ý nghĩa của Phật giáo Thế giới, đồng thời cũng là một đóng góp lớn của Thiền sư cho nền Phật giáo nước nhà.

Ước nguyện khi Ngài viên tịch cũng rất đơn giản, Ngài không muốn tổ chức linh đình, xây lăng mộ to lớn mà chỉ muốn được hỏa thiêu, tro cốt được rải trên đất nước sông biển cùng với đất trời".

Cuộc sống giản dị

Sau khi trải qua cơn tai biến vào năm 2014, các bác sĩ ở Pháp cho rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ cầm cự cuộc sống thêm được vài ngày. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra, Thiền sư vẫn sống trí tuệ minh mẫn … y học thế giới kinh ngạc xem như một phép mầu của người đắc đạo Thiền Chánh niệm.
 Thiền sư luôn giữ cho mình vẻ bình dị, khoan thai.
"Thiền sư không nói, không tự đi được, một bên tay bị liệt nhưng một bên tay vẫn cử động bình thường. Mọi người viết ra điều gì Ngài hài lòng hay không hài lòng thì gật hoặc lắc đầu.

Cuộc sống của Thiền sư rất giản dị. Mọi Phật tử khi tiếp xúc với Ngài đều như buông bỏ được mọi âu lo buồn phiền, trong lòng thấy mình thanh thản, nhẹ nhàng an lạc" - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân kể.

Việc đầu tiên Thiền sư Thích Nhất Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu là bỏ chiếc mũ len, vào Chánh điện lễ Phật và thắp hương lên bàn thờ Tổ khai sơn chùa, cùng chúng đệ tử dạo quanh một vòng sân chùa Từ Hiếu, nơi ngài thường sinh hoạt và tu hành thời niên thiếu.

Kể về cuộc sống của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi trở về, Thượng tọa Thích Từ Đạo - Giám tự  Tổ đình Từ Hiếu chia sẻ Ngài vẫn giữ được cho mình nếp sống giản dị, không xa lạ với những vị tu hành. Phía nhà chùa cũng chuẩn bị cho Thiền sư một nơi nghỉ dưỡng đảm bảo để ngài nghỉ ngơi trong thời gian ở lại.

"Sáng nay tôi có đi dạo với Thiền sư, vẫn phong thái ấy, Thiền sư luôn giữ được cho mình sự khoan thai, nhẹ nhàng, nếp sống giản dị vốn có của bao người dân Việt Nam thời trước" - Thượng tọa Thích Từ Đạo kể. 

Theo baodatviet.vn
Link bài: http://baodatviet.vn/doi-song/gia-dinh/ngay-thuong-gian-di-cua-thien-su-thich-nhat-hanh-tai-hue-3368206/

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm