Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 25/05/2024, 18:01 PM

Hạnh đầu đà

Thiết nghĩ nhân tu vạn hạnh, ai tu theo hạnh nào trong đạo Phật cũng đều đáng quý.

Audio

Trong cuộc sống, bất cứ ai tiếp cận và tiếp nhận đạo Phật trong điều kiện nào (tự nhận mình tu theo đạo Phật hay quy y với các bậc thầy và ý thức được việc làm điều lành tránh điều ác), thì đều là điều đáng vui mừng.

Trong nhiều pháp môn tu và hạnh tu, hạnh tu đầu đà được xem là khó khổ, nhằm vượt qua những giới hạn bản thân trong tiến trình tu đạo.

Đức Phật khi chưa thành đạo tại cội Bồ-đề, Ngài cũng từng đi cầu đạo nơi 6 vị giáo chủ ngoại đạo khác nhau và Ngài cũng từng có 6 năm tu hành khổ hạnh. 6 năm tu khổ hạnh này có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời hành đạo của Phật.

Thực hành hạnh đầu-đà tuy khắc khổ nhưng hỗ trợ rất lớn cho hành giả trong tiến trình tu tập

Thực hành hạnh đầu-đà tuy khắc khổ nhưng hỗ trợ rất lớn cho hành giả trong tiến trình tu tập

Có thể nói, khổ hạnh là một phương pháp tu hay hạnh tu xuất hiện trước cả khi Đức Phật thành đạo và lập ra tăng đoàn. Đến nay hạnh tu này vẫn phổ biến ở Ấn Độ, cả trong đạo Phật và một số truyền thống tôn giáo khác.

Đức Phật từng từ bỏ đường lối tu khổ hạnh và chỉ ra đường lối tu tập trung đạo.

Trong 10 đại đệ tử của Đức Phật, có ngài Ca Diếp kiên trì tu theo hạnh đầu đà.

Ngài Ca Diếp xuất thân từ dòng dõi Bà-la-môn cao quý, nhưng trước khi tìm đến quy y Phật, ngài cũng đang tu khổ hạnh.

Đức Phật cũng từng tán thán hạnh đầu đà của ngài Ca Diếp, nhưng Ngài không khuyến khích tăng đoàn tu theo như vậy. Thậm chí có lần vì thương ngài Ca Diếp tuổi cao sức yếu, Phật khuyên ông nên ở yên tại một trú xứ.

Do đó, có thể thấy việc tu khổ hạnh (hạnh đầu đà) trong đạo Phật có nội hàm khác. Đó là song song với hạnh tu ấy thì phải thực hành phẩm hạnh Tỳ-kheo, tu tập giới - định - tuệ.

Giới - định - tuệ là cửa ngõ để nhập vào dòng thánh. Bốn thánh quả là bốn cấp độ đạo quả, đoạn trừ dần 10 kiết sử phiền não, được Đức Phật lần lượt chỉ ra để các Tỳ-kheo y cứ vào đó mà kiểm chứng công phu tu tập của mình.

Ngài Ca Diếp sau khi quy y Đức Phật, tu tập giới - định - tuệ và đã đắc quả A-la-hán. 

Nếu Tỳ-kheo chưa đắc tứ thánh quả (vẫn còn là phàm tăng) thì không được đại vọng ngữ cho rằng mình đã đắc quả. Vì theo giới luật, tội đại vọng ngữ có thể bị tẩn xuất khỏi tăng đoàn.

Trong đạo Phật, người cư sĩ (đã quy y, thọ giới) có đắc quả A-la-hán không?

Có! Nhưng ngay khi đắc quả A-la-hán người ấy phải xuất gia, thọ giới Tỳ-kheo hoặc nhập Niết-bàn (viên tịch) ngay.

Hoàn toàn không có người chứng quả A-la-hán mà vẫn mang thân cư sĩ.

Xin thưa thêm, giới luật Phật giáo có 2 hình thức bao gồm biệt giới và thông giới. Biệt giới dành cho những người đã quy y thọ giới như 5 giới với cư sĩ tại gia, 10 giới Sa-di, 250 giới Tỳ-kheo, 348 giới Tỳ-kheo-ni…

Thông giới dành cho nhiều đối tượng chúng sinh khác nhau, cụ thể là Bồ-tát giới, nếu trong điều kiện không có chư tăng truyền thụ giới, có thể phát nguyện bẩm thụ giữ giới trước ảnh tượng Phật và Bồ-tát, nhưng phải sám hối và quán tưởng cho đến khi ảnh tượng phát sinh hảo tướng.

Vì vậy, dù theo hạnh tu gì trong đạo Phật cũng phải trải qua quá trình quy y, truyền thụ giới. Đó mới là những hạnh tu có trong đạo Phật. Nếu không tất cả chỉ là pháp tương tợ mà thôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niệm Phật là pháp môn thù thắng

Kiến thức 12:10 17/06/2024

Qua phương pháp trì danh niệm Phật, những người được lợi ích rất nhiều, kết quả vãng sanh vô số kể.

Sinh tử là hoa đốm giữa hư không

Kiến thức 11:50 17/06/2024

Mùa an cư hoàn mãn, Bụt cùng Ananda đi hành hóa khắp nơi ở trong xứ Magadha. Những chốn non xanh nước biếc Bụt đều có tới, nhưng không có nơi nào người không dừng lại để thăm viếng các trung tâm tu học để dạy dỗ và khích lệ các vị khất sĩ và nói pháp thoại cho giới cư sĩ.

Học hạnh vô tranh

Kiến thức 11:03 17/06/2024

Lục hòa là một trong những nội dung tu tập quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn. Thanh tịnh và hòa hợp là bản thể của Tăng-già đồng thời là cơ sở để tiến tu nhằm thành tựu giới, định, tuệ và tăng trưởng tín tâm cho tín đồ Phật tử.

Muôn vật từ duyên sinh lại từ duyên mà diệt

Kiến thức 10:32 17/06/2024

Trong thời gian ấy, nhiều người có đạo tâm tìm đến với Bụt để xin xuất gia. Đa số là những thanh niên tuấn tú. Những vị khất sĩ giỏi làm phụ tá cho Bụt đã có nhiều, nên việc tiếp nhận và giảng dạy các vị khất sĩ mới đều được họ phụ trách.

Xem thêm