Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 29/10/2023, 19:00 PM

Hành động của 5 người nhìn thấy tượng Phật bên đường

Trước kia có một người tình cờ thấy được một pho tượng Phật bên đường, anh ta nghĩ bụng: "Nếu như có người bước qua pho tượng này, chẳng phải là tạo nên ác nghiệp sao?". Vậy là anh ta thỉnh tượng Phật đặt gọn bên đường. Bởi động cơ của anh ta thuần thiện, cho nên đã tạo thiện nghiệp.

Sau đó, có một người khác đi ngang qua chính nơi đó, anh ta phát hiện thấy tượng Phật bên đường, nghĩ bụng: "Trên tượng Phật này chẳng có bất cứ thứ gì che đậy cả, trải qua mưa nắng lâu ngày chắc chắn sẽ hỏng mất."

Vì muốn bảo vệ tượng Phật, anh ta bèn tìm kiếm quanh đó, thấy được một chiếc giày cũ mèm bên cạnh pho tượng, vậy là anh ta cầm chiếc giày để lên đầu bức tượng. Ở trong tình huống thông thường, hành động như vậy chắc chắn không thể chấp nhận được, nhưng bởi vì động cơ khi ấy của anh ta thuần thiện là chỉ muốn che chắn cho tượng Phật, nên cũng đã tạo nên thiện nghiệp cho anh ta.

Không lâu sau, lại có một người đi ngang qua, anh ta thấy chiếc giày trên tượng Phật, nghĩ bụng: "Người nào đặt giày lên tượng Phật vậy? Đúng là quá đáng giận."

Vậy là, anh ta vội vàng ném chiếc giày đi. Động cơ của người này cũng thuần thiện, cũng coi như đã tạo thiện nghiệp.

Ngay sau đó lại có một người đi tới, anh ta nhìn thấy tượng Phật bị đặt bên đường, nghĩ bụng: "Thật là thiếu tôn kính, không nên đặt tượng Phật ở chỗ này."

Vậy là anh ta tiện tay đặt tượng Phật lên chóp tường gần đó. Do đó, anh ta cũng đạo tạo thiện nghiệp.

Cuối cùng có một người nữa đi tới, anh ta nghĩ: "Tượng Phật nên được đặt ở nhà thành kính cúng dường mới phải chứ." Vậy là anh ta thỉnh tượng Phật về nhà, lau rửa sạch sẽ, tìm được một nơi thanh tịnh rồi bắt đầu cúng dường, mỗi ngày đều thắp hương vái lạy cúng dường. Người này cũng đã tạo nên thiện nghiệp.

 Hãy nuôi dưỡng thiện niệm

00

Lời bình: 

Nghiệp mà con người tạo ra chủ yếu nằm ở động cơ của họ, hành vi chỉ được xếp ở phía sau. Tác ý của ta chính là nghiệp. Bởi vậy, muốn để nghiệp của mình thanh tịnh, nhất định phải có một suy nghĩ thanh tịnh trước. Chỉ cần ý niệm thuần thiện, thân nghiệp, khẩu nghiệp cũng sẽ dễ đạt tới sự thanh tịnh.

Pho tượng Phật bị bỏ bên đường tượng trưng cho chính tấm lòng của chúng ta. Có người sợ bị giẫm đạp, bèn đặt lòng mình ở bên cạnh; có người muốn bảo vệ lòng mình, lại đậy một chiếc giày cũ lên; có người sống với sự tôn kính, bèn vứt chiếc giày đi; lại có người đặt lòng mình ở trên chóp tường cao cao để đối xử với thế gian này. Tu chính là khéo xét soi trong từng tâm niệm của bản thân.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm