Hạnh phúc của tự tâm
Từ muôn thuở con người vẫn nuôi khát vọng lớn nhất và chung nhất, đó là khát vọng hạnh phúc. Hạnh phúc mà con người cho là trạng thái tâm lý mãn nguyện, cảm giác đầy đủ, sung sướng khi nhu cầu về ngũ dục lên đến cực điểm.
Đây là một ý niệm quen thuộc và sai lầm gắng liền với mỗi cá nhân về đời sống hằng ngày.
Trung bộ Kinh số 22. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dùng nhiều ví dụ sinh động để diễn tả do tâm tham dục gây nên đều đem đến vui ít khổ nhiều chứ không hề mang lại an lạc, hạnh phúc.
Ví dụ 1_Các đối tượng ham muốn như khúc xương: Một con chó đói và suy nhược ôm gặm một khúc xương đã lóc sạch thịt chỉ còn xương trắng. Con chó gặm tới gặm lui khúc xương mà không no được tí nào, dù vậy con chó cũng không bỏ khúc xương. Người nhiều ham muốn cũng vậy, bản chất của ham muốn là khổ đau, mà con người không biết buông bỏ đúng pháp để có hạnh phúc.
Ví dụ 2_Các đối tượng ham muốn như miếng thịt: Khi một con chim giành một miếng thịt, nó muốn giữ lấy cho riêng mình mà bay lên không trung trong khi những con chim khác cũng đang cố tìm mồi. Chúng đuổi nhau để tranh dành miếng thịt chúng đánh nhau cấu xé lẫn nhau, để được miếng mồi bất chấp nguy hiểm, thương vong thậm chí đổi lấy tính mạng cốt chỉ giữ lấy miếng mồi và đoạt được miếng mồi. Ở con người cũng vậy, mọi tranh giành quyền lợi cá nhân cho đến chiến tranh xảy ra đều bắt nguồn từ lòng tham muốn và cuối cùng cũng như con chim kia bị thương và mất mạng.
Ví dụ 3_Các đối tượng ham muốn như bó đuốc cỏ khô: Cỏ khô là vật dễ cháy và bắt lửa mạnh, một người cầm bó đuốc cỏ đang cháy rực mà đi ngược gió thì rất nghuy hiểm lửa sẽ tạc vào phía mình và người ấy sẽ bị cháy tay cháy mặt, có thể dẫn đến tử vong. Người không có trí tuệ tham đắm ngũ dục cũng vậy, tự rước họa vào mình đến khi nhận ra vấn đề thì đã quá trễ.
Ví dụ 4_Các đối tượng ham muốn như lò thịt: Nơi lò thịt bao con vật bị giết, mà những con vật sắp vào lò vẫn vui với những hạt lúa, hạt bắp, hay bữa ăn rau cám, không biết khi nào mạng sống mình bị đoạt mất.Con người trong cuộc đời này cũng thế. Đam mê dục lạc đến mức không hề hay biết vô thường không hẹn trước, khi đối mặt với cái chết thì mọi thứ đã quá muộn màng chút niềm vui tạm bợ mong manh do ham muốn đem lại không đủ giúp chúng ta vượt qua khổ đau của một kiếp người.
Tóm lại hạnh phúc đích thực không phải do các ham muốn từ bên ngoài vào, mà nó được chiết xuất từ bên trong của mỗi con người. Đó là sự bình yên và thanh thản, để có hạnh phúc chúng ta cần có một đời sống “tâm linh” phong phú để biết điều phục tâm, tiết chế trong các ham muốn phàm tình. Và nguồn “tâm linh” đó chính là quay về nương tựa Tam Bảo: Phật Pháp Tăng. Sẽ giúp con người tâm khai mở, cánh cửa hạnh phúc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Sống an vui 16:50 22/11/2024Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.
Những cảnh giới cao nhất
Sống an vui 13:15 22/11/2024Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?
Buông xả những nỗi lo âu
Sống an vui 11:00 22/11/2024Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.
Học chim làm tổ
Sống an vui 07:30 22/11/2024Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.
Xem thêm