Thứ sáu, 06/03/2020, 11:45 AM

Tích đức không cần ai thấy, hành thiện ắt có trời xanh biết

Sau khi làm việc ác, điều đáng sợ không phải là bị người khác phát hiện mà là chính mình tự biết. Và sau hành động lương thiện, điều đáng quý không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của bản thân.

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa

Vì sao con người cần tích đức

Phúc đức là quan niệm đặc thù của người Phương Đông. Quan niệm phúc đức đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam.

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy: "Dù lên non, xuống biển, vào hang, nghiệp báo vẫn theo con người như hình với bóng, không ai có thể tránh được". Nghĩa là nếu như con người không biết tu nhơn tích phước, chỉ lo tạo tội tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giật hằng ngày, cho đến khi quả báo thuần thục, không ai có thể tránh được, dù cho người đó là bất cứ ai trong thế gian này, không phân biệt vua quan, chức quyền hay thường dân, giàu sang hay nghèo hèn, học thức hay bình dân, nam phụ lão ấu, tín đồ hay chức sắc.

Dân gian cũng có câu: “Phước bất tận thâu, Lộc bất tận hưởng”. Tạm hiểu là: “Khi được phước, được lộc đừng bao giờ hưởng hết một mình, mà nên san sẻ”. San sẻ bằng cách nào? Có nhiều cách, như bố thí (giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em tật nguyền, người gặp hoạn nạn…), phóng sinh, cúng dường tạo phước, làm việc hiếu, việc đạo thì mới bền, nếu không thì dễ bị quả báo. Nên chăm làm phước, chớ ích kỷ hại nhân lợi mình, hại người sẽ được hưởng phúc lành.

Sau khi làm việc ác, điều đáng sợ không phải là bị người khác phát hiện mà là chính mình tự biết. Và sau hành động lương thiện, điều đáng quý không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của bản thân. Tích đức không cần người khác thấy, hành thiện tự có trời biết.

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa. Người làm việc ác, họa tuy chưa đến, phúc đã đi xa. Người làm việc tốt, giống như cỏ trong vườn xuân, không thấy trưởng thành, lâu ngày sinh sôi. Người làm việc ác, giống như đá mài dao, không thấy hao tổn, lâu ngày mới mòn. Phúc họa vô môn luôn tại tâm (ý nói phúc và họa không có cửa để chúng ta đi vào nó, mà nó được hình thành qua suy nghĩ tốt hoặc xấu trong tâm của chúng ta).

Điều đáng sợ của hành động làm ác không phải là bị người khác phát hiện, mà là chính mình tự biết. Điều đáng khen của hành động lương thiện, không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của chính mình. Đời người, có bao nhiêu toan tính, thì có bấy nhiêu đau khổ. Có bao nhiêu khoan dung, thì có bấy nhiêu niềm vui. Đau khổ và niềm vui đều là sự phóng chiếu của tâm linh, giống như trong gương có cái gì, là do sự vật đứng trước gương quyết định.

Trong lòng không buông bỏ được, tự nhiên sẽ thành gánh nặng, gánh nặng càng nhiều, đời người càng không vui.

Trong lòng không buông bỏ được, tự nhiên sẽ thành gánh nặng, gánh nặng càng nhiều, đời người càng không vui.

Tích đức bằng những việc đơn giản trong cuộc sống

Trong lòng không buông bỏ được, tự nhiên sẽ thành gánh nặng, gánh nặng càng nhiều, đời người càng không vui. Tâm toan tính giống như cái túi quần, tâm khoan dung giống như cái phễu. Tâm phức tạp thích toan tính, tâm đơn giản dễ vui vẻ. Biết khoan dung, con đường đời mới có thể càng đi càng rộng. Oán hận là một ly rượu độc, cái bị giết chết là niềm vui của chính mình. Dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân, là một chuyện vô cùng ngu xuẩn. Vậy chi bằng, tha thứ cho lỗi lầm của người khác, vui vẻ với cuộc đời của mình. Không khoan thứ cho người khác, thật ra là đang không bỏ qua với chính mình. 

Tấm lòng của một người có thể dung chứa được bao nhiêu người, thì có thể thắng được bấy nhiêu lòng người. Tấm lòng rộng mở, mới có thể thành tựu sự nghiệp, mới có đời người yên bình và vui tươi. Tâm rộng lớn, thì tất cả mọi chuyện đều nhỏ hết. Chuyện lớn chuyện khó, xem cách đảm đương. Nghịch cảnh thuận cảnh, xem tấm lòng. Là vui hay giận, xem tu tính. Có mất có được, xem trí tuệ. Là thành là bại, xem kiên trì.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm