Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 06/05/2019, 20:00 PM

Vì sao con người cần tích đức?

Trong văn hóa truyền thống phương Đông, người ta vẫn cho rằng “đức” kia là nguồn gốc của phúc phận, là nguyên nhân của giàu sang, phú quý, công danh, địa vị, trí tuệ, tài năng, sức khỏe, hạnh phúc, vẻ đẹp… của con người.

Trong “Đạo Đức Kinh”, một tác phẩm đặc sắc trong lịch sử văn hóa truyền thống Trung Hoa, Lão Tử – người được coi là ông tổ của Đạo giáo đã nói: “Kẻ nào đức dày, giống như con đỏ (trẻ sơ sinh). Độc trùng không cắn, thú dữ không ăn, chim ưng chẳng bắt.”

“Kẻ nào đức dày, giống như con đỏ (trẻ sơ sinh). Độc trùng không cắn, thú dữ không ăn, chim ưng chẳng bắt.”

“Kẻ nào đức dày, giống như con đỏ (trẻ sơ sinh). Độc trùng không cắn, thú dữ không ăn, chim ưng chẳng bắt.”

Bài liên quan

Trong văn hóa truyền thống phương Đông, người ta vẫn cho rằng “đức” kia là nguồn gốc của phúc phận, là nguyên nhân của giàu sang, phú quý, công danh, địa vị, trí tuệ, tài năng, sức khỏe, hạnh phúc, vẻ đẹp… của con người. Người không có hoặc có ít phúc phận là vì họ không có hoặc có ít “đức”. Lão Tử cũng nói, “Trọng tích đức, không gì là không được”. Ở Việt Nam, Trung Quốc và các nước phương Đông, người xưa thường nhắc nhở con cái, hãy “tích đức”, đừng để “thất (mất) đức”.

Thường thì người ta chỉ tích tiền, tích vàng và những thứ vật chật chất hữu hình khác. Còn “đức” hay “đạo đức”, “đức hạnh” được coi là thứ thuộc về phạm trù tinh thần, là thứ liên quan đến hình thái ý thức. Vậy thì vì sao người ta khuyên con người phải “tích đức”? Phải chăng “đức” kia cũng là một dạng vật chất và có thể tích trữ được?

Câu trả lời có thể đúng như vậy, “đức” thực sự là một thứ vật chất, chỉ có điều thứ vật chất đó không giống như vật chất bình thường chúng ta thấy hiện nay. Vậy lý giải điều này như thế nào?

'Đức' là vật chất tồn tại ở không gian khác

Nếu ta coi con mắt thứ 3 như một loại thiết bị đặc biệt, và thiết bị này phát hiện ra rằng trình độ đức hạnh của một người có ảnh hưởng tới biểu hiện hào quang của người đó (một thứ vật chất), vậy đức hạnh kia cũng hẳn phải có dạng tồn tại vật chất thì mới ảnh hưởng tới được.

Chúng ta gần đây đã phát hiện được rằng vật chất và ý thức không phải là hai phạm trù độc lập, không phải là hai thể đối lập, mà vật chất và ý thực là một thể thống nhất.

Bìa cuốn sách Con mắt thứ ba được dịch ra tiếng Việt bởi dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt trước năm 1975 (Ảnh: lobsangrampa.org)

Bìa cuốn sách Con mắt thứ ba được dịch ra tiếng Việt bởi dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt trước năm 1975 (Ảnh: lobsangrampa.org)

Bài liên quan

Thực vậy, tiến sĩ David Bohm (1917–1992), một trong những nhà vật lý lý thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20 xác định rằng: ý thức là một dạng thức tinh vi hơn của vật chất, và “sự phân chia vũ trụ thành hữu cơ và vô cơ là vô nghĩa.”

Ngay cả một viên đá cũng vẫn có sự sống theo cách nào đó”, Bohm nói, “vì sự sống và trí tuệ hiện diện không chỉ trong tất cả các vật chất, mà trong cả năng lượng, khoảng không, thời gian và khung của toàn vũ trụ,” và thêm nữa, “Mọi thứ đều có sự sống. Điều gọi là cái chết mới trừu tượng.” 

Tiến sĩ William Tiller, một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về cấu trúc vật chất của Đại học Stanford, nói rằng “người ta rốt cuộc sẽ xem ý thức là một đặc tính của vũ trụ, nó có khả năng tạo ra phóng xạ – thứ rốt cuộc sẽ sinh ra vật chất. Về khía cạnh này, người ta rốt cuộc sẽ khám phá rằng đặc tính của vật chất phụ thuộc vào ý thức nội tại của nó.” 

Vậy, nếu ý thức cũng là vật chất thì “đức” – một thứ vốn được coi là thuộc về phạm trù ý thức – cũng là một thứ tồn tại ở vật chất. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được.

Vậy vì sao những biểu hiện của đức hạnh của một con người, thứ đã xảy ra trong quá khứ lại có thể được tồn tại và nhìn thấy trong hiện tại?

Trong cuốn sách Power vs Force (tạm dịch: Năng lượng tinh thần và Sức lực cơ bắp), một trong những cuốn sách được đánh giá là “sẽ thay đổi cuộc đời bạn” của David R.Hawkins – Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ, tác giả đã ứng dụng vật lý lượng tử, thuyết hỗn độn (chaos theory) – còn gọi là thuyết về các hệ động lực phi tuyến (nonlinear dynamics) – để nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người, vũ trụ và ý thức.

Ts David R. Hawkins cho rằng ý thức hay tinh thần của con người là một trường lượng tử.

Ts David R. Hawkins cho rằng ý thức hay tinh thần của con người là một trường lượng tử.

David R. Hawkins cho rằng ý thức hay tinh thần của con người là một trường lượng tử. Qua hơn 25 năm nghiên cứu, ông đã cho ra đời bản đồ ý thức (Maps of Consciousness) tương ứng với thang đo trường năng lượng tinh thần của con người (từ mức 0 đến 1000) qua đó khái quát được tình trạng sức khỏe thể chất, cảnh giới tinh thần của con người bằng con số cụ thể. 

Thang đo năng lượng tinh thần của con người

Thang đo năng lượng tinh thần của con người

Trong cuốn sách Power vs Force, David R. Hawkins đã viết:

“Mọi vật trong vũ trụ liên tục sinh ra mẫu hình năng lượng với một tần số đặc biệt, nó bất biến với thời gian và có thể được “đọc” bởi những ai biết cách. Mỗi từ, hành động và ý muốn tạo thành một bản ghi vĩnh cửu. Mỗi suy nghĩ đều được nhận thấy và ghi lại mãi mãi. Không có những bí mật; không có những điều bị che giấu và cũng không thể làm như thế. Tinh thần của chúng ta “đứng” trần trụi cùng thời gian và đều bị nhìn thấu tất cả. Cuộc sống của mỗi người, cuối cùng đều phải chịu trách nhiệm trước vũ trụ.”

Bài liên quan

Đã có rất nhiều các báo cáo khoa học cho thấy ý thức của con người tồn tại độc lập với cơ thể và sau khi chết đi, con người ta có thể luân hồi. 

Theo giải thích này của David R. Hawkins thì sự hình thành, phát triển, suy lão và diệt vong của bất cứ thứ gì, vật chất hữu hình hay vô hình; bất kể suy nghĩ, hành động, lời nói của bất kỳ cá nhân nào cũng được ghi và lưu lại vĩnh viễn trong vũ trụ, đời này qua đời khác, kiếp này qua kiếp khác.

Cũng đã có nhiều thí nghiệm khoa học về vướng víu lượng tử khẳng định rằng có tồn tại các vật chất mà khoa học chưa nhìn thấy được có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng và thời gian cũng có vướng víu lượng tử. Theo thuyết tương đối của Einstein, nếu một vật thể có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng, thì vật thể ấy có thể đi ngược thời gian, trở về quá khứ. Nghĩa là, ở một không gian mà con người không nhìn thấy được bằng cặp mắt thịt này, hay kể cả bằng những máy móc khoa học hiện tại, những gì tồn tại trong quá khứ có thể được nhìn thấy, thông qua một phương pháp đặc biệt, ví dụ như con mắt thứ ba.

Chúng ta cũng đã biết rằng cơ thể con người là một tiểu vũ trụ và ở các không gian khác nhau có một dạng tồn tại của thân thể vật chất tương ứng với không gian ấy.

Tiến sĩ Babara Ann Brenna từng là chuyên viên khoa học của NASA, bà là chuyên gia trong lĩnh vực trường năng lượng sinh học của con người. Babara cũng là người có con mắt thứ ba được tự nhiên khai mở từ bé và có thể nhìn thấy hào quang của cơ thể người. Trong cuốn sách “Những bàn tay ánh sáng” (Hands of Light), qua quan sát hào quang cơ thể người, bà cho rằng, con người có các cơ thể vô hình tương ứng với các vầng hào quang và các luân xa chính. 

7 vầng hào quang tương tứng với 7 thân thể người ở không gian khác theo mô tả của Babara Ann Brenna (ảnh: Hands of Light/ Babara Ann Brenna)

7 vầng hào quang tương tứng với 7 thân thể người ở không gian khác theo mô tả của Babara Ann Brenna (ảnh: Hands of Light/ Babara Ann Brenna)

Trong giáo lý của Phật giáo, người ta cho rằng khi con người làm việc tốt thì họ đang tạo “thiện nghiệp”, còn làm việc xấu thì tạo “ác nghiệp”.

Tuy vậy, ngày nay người ta thấy rằng “thiện nghiệp” và “ác nghiệp” được nói đến trong Phật giáo không chỉ là hình thái ý thức.

Bàn về “ác nghiệp”, trong cuốn sách Bàn tay ánh sáng, Tiến sĩ Babara Ann Brenna cho biết:

“Hiện giờ tôi đã bắt đầu nhìn thấy hai mức của trường hào quang bên trên mẫu óng vàng (tầng hào quang thứ 7). Hai mức này hiện ra có bản chất kết tinh và có rung động cao rất mịn. Mọi thứ từ mức thứ bảy trở xuống, về một ý nghĩa nào đó, đều là phương tiện truyền bá để hướng dẫn và hỗ trợ ta qua cuộc đời này. Điều đó bao gồm cả các dải tiền kiếp trong vầng ketheric, bởi vì những dải này đại diện cho những bài học về nghiệp (karma) mà ta đã hóa thân để học hỏi trong cuộc đời này” 

Trong cuốn Bàn tay ánh sáng, Tiến sĩ Babara viết:

“[Trong] quá trình hóa thân trước lúc thụ thai… linh hồn hóa thân gặp gỡ các hướng đạo tâm linh để dự kiến cuộc đời sắp tới. Trong cuộc gặp gỡ này, linh hồn và hướng đạo xem xét những nhiệm vụ mà linh hồn phải hoàn thành trong quá trình sinh trưởng của nó, cái mà nghiệp lực (karma) đòi hỏi được đáp ứng và quan hệ, cùng những hệ thống niềm tin tiêu cực mà nó phải thanh lọc qua trải nghiệm.” [14]

Trong cuốn Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết: Tất cả các chúng sinh trong thế giới này, “được sinh ra bởi Đạo, nuôi dưỡng bởi Đức, định hình bởi vật chất, hình thành bởi hoàn cảnh” (Đạo sinh chi, Đức súc chi, vật hình chi, thế thành chi).

phat-thich-ca-mau-ni-1

Đức – một loại “tài sản" vô hình

Người xưa thường dạy con người cần phải tích “đức”, đừng để thất “đức” vì ý nghĩa rất sâu xa của nó. Ngày nay, lời dạy này dường như đã ít người nói đến, rất nhiều người xem nó như lời nói thoảng qua vì không tin rằng con người thực sự cần tích đức.

Nhưng, “đức” thực sự là vật chất và có thể được chuyển hóa thành phúc phận của con người, là gốc của cá nhân cũng như mọi vấn đề trong xã hội.

Một đất nước, một xã hội có đạo đức, đồng nghĩa với việc đất nước đó, xã hội đó sẽ giàu có và hạnh phúc.

Một xã hội không coi trọng đạo đức, thì đạo đức sẽ tuột dốc, con người trong xã hội đó rồi sẽ bị tha hóa và điểm đến cuối cùng sẽ là diệt vong.

Vũ trụ và sinh mệnh con người tồn tại những bí ẩn vĩ đại mà khoa học thời nay không thể giải thích nổi. Nếu có thể dũng cảm thoát ra khỏi những định kiến, quan niệm cố hữu và tư duy lối mòn để khám phá những bí ẩn đó bằng tấm lòng rộng mở, nhân loại sẽ bước sang một trang sử mới với những bước phát triển không thể tưởng tượng được bằng tư duy hiện tại.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm