Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/02/2021, 12:00 PM

Hành trình tìm mẹ không mệt mỏi của chàng ca sĩ mang hai dòng máu Việt - Mỹ

Từ một đứa trẻ mồ côi ở Đà Nẵng trở thành ca sĩ chuyên nghiệp trên đất Mỹ, Randy còn được biết đến bởi câu chuyện về Việt Nam đi biểu diễn khắp nơi để cố tìm cho bằng được người mẹ sinh thành.

Tuổi thơ đắng cay

Randy (tên thật là Trần Quốc Tuấn) là ca sĩ da màu duy nhất của Việt Nam hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại. Từ những năm 90, ca khúc “Nó” mà Randy thể hiện đã từng khiến hàng triệu người nghe nhạc phải khắc khoải, bởi đó là tiếng lòng của một đứa con luôn khát khao tình mẫu tử. 

Những lời ca:

“Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ

Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo…

Nhiều lúc nó khóc trong mơ

Mẹ ơi! Con yêu mong chờ

Bao giờ cho đến bao giờ?”

... như đã vô tình vận vào cuộc đời anh bao nhiêu năm qua.

Randy kể rằng, anh về Việt Nam để bắt đầu hành trình tìm mẹ ruột từ năm 2007. Tính đến nay đã gần 15 năm ròng rã nhưng anh vẫn chưa tìm được mẹ của mình. Năm 2010, khi anh về lại cô nhi viện Thánh Tâm ở Đà Nẵng, anh mới biết mình tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh ngày 25/1/1971. Cái cảm xúc của một người đàn ông ngoại tứ tuần mới biết mình là ai đã khiến anh khóc “tu tu” như một đứa trẻ.

“Trong hồ sơ còn lưu tại cô nhi viện, Randy mới biết sau khi được một năm một tháng thì mình được đưa vào cô nhi viện Thánh Tâm. Và đến 15/11/1975 thì Randy được một người phụ nữ xin về làm con nuôi. Cho đến bây giờ, Randy vẫn không quên được cái cảm giác tìm ra thân phận của mình qua bao cơn nổi chìm của số phận”, Randy chia sẻ.

Randy (tên thật là Trần Quốc Tuấn) là ca sĩ da màu duy nhất của Việt Nam hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại.

Randy (tên thật là Trần Quốc Tuấn) là ca sĩ da màu duy nhất của Việt Nam hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại.

Randy từng tâm sự, những tưởng rời khỏi cô nhi viện Thánh Tâm về sống với gia đình mẹ nuôi, anh sẽ được lan truyền hơi ấm tình thương và một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng số phận đã “trêu ngươi” khi 8 năm sống cùng người mẹ nuôi ở Cẩm Hà (tỉnh Quảng Nam), anh đã phải hằn in trên thân thể không biết bao nhiêu vết thẹo của những trận đòn roi và cả những vết thương lòng không bao giờ nguôi ám ảnh.

Bây giờ, vết thương lòng trong quá khứ đã mờ phai. Anh đã học được cách tha thứ để những kỷ niệm cũ không đè nặng tâm can trong cuộc sống đời thường. Nhưng mỗi khi ai đó vô tình gợi chuyện, anh vẫn không thể kiểm soát được cơn nhói lòng đầy tủi hờn và nặng trĩu mà mình từng đi qua trong thuở ấu thơ.

Năm 1983, người mẹ đã nuôi bán Randy cho một gia đình người Hoa ở Hội An (tỉnh Quảng Nam) với giá 3 cây vàng. Anh cứ nghĩ biến cố này sẽ giúp anh thoát khỏi “địa ngục trần gian” nhưng cuộc sống ở gia đình người Hoa của anh cũng chẳng khá hơn là mấy. 

Mãi sau này anh mới biết, hóa ra gia đình này mua anh về không phải để nhận làm con mà vì anh nằm trong diện “những đứa trẻ lai được trở về đất cha” nên nếu có anh, họ sẽ hợp thức hóa được hộ khẩu để có cơ hội qua Mỹ.

Đến năm 1990, Randy cùng gia đình người Hoa được giải thủ tục qua Mỹ. Lúc ra đi, anh nghĩ mình sẽ không bao giờ trở về nữa bởi nơi anh được sinh ra và lớn lên có nhiều kỷ niệm buồn.

“Lúc rời khỏi đó, Randy cảm thấy hân hoan lắm, không muốn trở về để đối diện với những nỗi đau ám ảnh trong quá khứ. Nhưng sau này, khi lớn lên, Randy đã suy nghĩ khác đi. Nghĩ rằng phải trở về mới tìm được mẹ nên bằng mọi giá Randy phải trở về”, Randy tâm sự.

Cô gái Thụy Điển khao khát tìm mẹ ruột Việt Nam

Randy thú nhận, anh đã khóc rất nhiều trong quãng thời gian chưa tìm thấy mẹ.

Randy thú nhận, anh đã khóc rất nhiều trong quãng thời gian chưa tìm thấy mẹ.

Vẹn nguyên khát khao tìm mẹ

Nam ca sĩ cũng chia sẻ trong chương trình “Hát câu chuyện tình” rằng, trong suốt ngần đó năm khát khao tìm mẹ, anh đã mơ về mẹ không biết bao nhiêu lần. Những khát khao cháy bỏng tự đáy sâu tâm khảm đã khiến anh hình dung về mẹ với nhiều hình hài trong giấc mơ. Đó cũng là ngọn nguồn cảm hứng để anh đã viết những ca khúc về mẹ với lời lẽ thiết tha, nồng nàn, sâu lắng.

“Có một lần đang đi diễn ở bang Boston (Mỹ), Randy đã mơ mẹ mặc một bộ đồ trắng mắc màn cho Randy ngủ. Đó là giấc mơ đặc biệt nhất của Randy trong những ngày tháng chưa tìm thấy mẹ. Bởi giấc mơ đó khiến Randy cảm thấy ấm áp, hạnh phúc và ngọt ngào chưa bao giờ có”, Randy nói.

Nam ca sĩ bảo rằng, sau giấc mơ ấy, bao nỗi nhớ mong và khao khát được tìm thấy mẹ lại trỗi dậy trong anh mãnh liệt. Vì lẽ đó mà trong các bài hát anh viết về mẹ luôn có những màn đối đáp giữa mẹ và con. Anh vừa hỏi mẹ nhưng cũng đóng vai mẹ để tự giải đáp những điều mình khắc khoải.

“Có lần Randy nghĩ, nếu mình tìm được mẹ, chắc lúc đó mẹ đã lớn tuổi rồi. Vì thế, Randy mới viết một bài hát “Xin lỗi mẹ”. Lời bài hát là nỗi thiết tha tự đáy sâu tâm khảm của một người con thiếu vắng tình mẫu tử: “Mẹ đừng rời xa bỏ con mẹ ơi/ Thiếu tình mẹ con biết sống sao đây/ Trời phủ mây bóng tối sẽ giăng đầy/ Và ngục tù đời cướp dần từng hơi thở/ Mồ côi mẹ rồi khổ có ai hay”.

Randy thú nhận, anh đã khóc rất nhiều trong quãng thời gian chưa tìm thấy mẹ. Có người thấy anh khóc nhiều đã hỏi vì sao anh không đi tìm cha để nghe cha kể về mẹ. Và biết đâu qua những lời kể của cha anh sẽ có manh mối để dễ tìm ra mẹ hơn. 

Năm 2007, Randy lần đầu về nước và sau đó anh được biết đến là “ca sĩ đi tìm mẹ” suốt nhiều năm.

Năm 2007, Randy lần đầu về nước và sau đó anh được biết đến là “ca sĩ đi tìm mẹ” suốt nhiều năm.

Thiếu nữ Thuỵ Sỹ khát khao tìm mẹ ruột ở Ninh Bình

Nhưng Randy cho rằng, bản thân anh vẫn nhớ đến cha và vẫn có một vài sáng tác về cha. Chẳng hạn: “Cha ơi cha! Cha ở phương nào/ Sao không về quê mẹ tìm con?/ Tình phụ thân ai nỡ lòng chia sẻ/ Hỏi sao dòng đời lắm trái ngang…” hoặc “Cha ra đi xa khuất chân trời…/ Con giận đời ghét nghĩa mồ côi”. Tuy nhiên, tự trong sâu thẳm nỗi lòng, anh vẫn nhớ về mẹ nhiều hơn vì lẽ đó anh viết tới 9 ca khúc dành cho người mẹ của mình.

Randy bảo rằng, hơn chục lần về Việt Nam tìm mẹ, lần nào anh cũng tin là mình sẽ tìm ra mẹ. Nhưng sau nhiều lần thất bại, anh mới ngộ ra rằng, tất cả chỉ vì mình quá mong mỏi mà trái tim lại quặn lên nhiều hơn.

“Trong lần thứ 8, Randy đã sôi sục lên vì có một người phụ nữ gọi điện cho Randy. Cô thương Randy vô cùng. Nghe người đó kể, Randy thấy có nhiều điều khá trùng hợp với hoàn cảnh của mình nên đã rất sung sướng. Nghe tin cô từ miền Trung vào TP HCM để gặp Randy, Randy đã chạy từ quận 12 sang gặp cô. Khi gặp nhau, nghe cô tâm sự, trong lòng Randy dường như chắc nịch cô chính là mẹ mình. Tuy nhiên, sau khi thử AND thì kết quả lại không trùng huyết thống”, Randy tâm sự.

Mỗi lần về Việt Nam, tuy quỹ thời gian rất ít nhưng Randy cũng tranh thủ về thăm Quảng Nam và Đà Nẵng. Với Randy, có thể đâu đó trên một con đường, một góc phố nơi ngày xưa in dấu chân của mẹ, anh được gặp lại chính người mẹ ruột mà anh vẫn khát khao tìm được.

Mỗi khi trở về Việt Nam, Randy lại trải lòng mình qua các ca khúc buồn man mác. Tuy buồn như thế nhưng tiếng hát của anh luôn được đón nhận mọi lúc mọi nơi. Dù đó là không gian sang trọng của phòng trà hay dân dã đồng quê như khi anh theo đoàn đến với miền Tây, miền Trung và miền Bắc. Có lẽ những tình cảm đó phần nào an ủi những nỗi buồn trong trái tim của chàng ca sĩ mang hai dòng máu Việt - Mỹ này.

Năm 2007, Randy lần đầu về nước và sau đó anh được biết đến là “ca sĩ đi tìm mẹ” suốt nhiều năm. Và, với sự giúp đỡ của một số tổ chức cũng như cá nhân, anh đã có hàng trăm cuộc gặp gỡ trên mọi miền đất nước để tiếp xúc với những người phụ nữ có khả năng là mẹ ruột của mình nhưng tất cả đều không phải. Dù vậy, anh vẫn mong tìm lại mẹ ruột dù đó chỉ là hy vọng mong manh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những nốt thăng trong cuộc đời

Góc nhìn Phật tử 15:23 07/11/2024

Con à! Nếu có ai đến xin gạo, con đừng múc lưng lon gạo, nhớ múc đầy vun nghe con! Trước khi ra khỏi nhà, mẹ hay dặn ba chị em Mai như vậy.

Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói

Góc nhìn Phật tử 14:12 07/11/2024

Đức Phật đã coi việc rèn luyện chính ngữ rất quan trọng đến sự phát triển cá tính và tâm linh.

Truyện ngắn: Mưa đêm xào xạc

Góc nhìn Phật tử 13:18 07/11/2024

Xóm giờ vắng người, mái lá lưa thưa nằm êm đềm ven dòng sông chảy qua trước mặt chia xóm làm hai nửa. Bên này sông là nhà, bên kia sông là rẫy ngô rẫy cải, xa xa thấp thoáng mái chùa cổ kính. Trời đã vào mưa.

Yêu những điều không hoàn hảo

Góc nhìn Phật tử 10:19 06/11/2024

Trong hành trình tu tập, tôi đã gặp gỡ và học hỏi nhiều điều từ những người xung quanh, những người mà cuộc đời không cho họ sự hoàn hảo. Và chính sự bất toàn, những khiếm khuyết đó lại khiến tôi nhận ra vẻ đẹp thực sự của cuộc sống.

Xem thêm