Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/04/2016, 13:36 PM

Hạt giống nảy mầm - Tin yêu (P.5)

Chia sẻ tình yêu thương được coi là sự chia sẻ cao nhất so với việc chúng ta chia sẻ vật chất và tri thức. Chia sẻ tình yêu thương là sự chia sẻ với tất cả các tâm tình và nhiệt huyết của mình cho người được chia sẻ. 

6. THÔNG CẢM VÀ CHIA SẺ

Thông cảm và chia sẻ là một phần của tình yêu thương, của từ bi hỷ xả. Nó là sự chia sẻ vật chất, chia sẻ tinh thần, chia sẻ tiền bạc, chia sẻ kiến thức của chúng ta đến mỗi người trong xã hội.

Khi quán chiếu sâu sắc thì thông cảm và chia sẻ cũng không có gì ghê gớm vì bản thân ta thực ra cũng có gì là ghê gớm. Nếu thân ta là sự ghê gớm thì ta không phải con người, ta là một sinh vật khác hoặc biểu hiện dưới một hình thái ghê gớm nào đó khác. Một sinh vật khác luôn có tình yêu thương và sự sẻ chia để loài sinh vật đó tồn tại. Nếu không, làm sao có sinh vật đó! Chúng ta là con người mang các phẩm chất cao quý, có ý nghĩ cao thượng, hành động cao thượng nên việc chia sẻ và cảm thông đến muôn loài là bình thường và phải có.

Thông cảm và chia sẻ cũng phải được chúng ta thực hành từ chính trong tâm thức chúng ta đến với chính ta, chính gia đình đang hiện hữu. Chúng ta thực hiện việc chia sẻ công việc trong nhà giữa vợ, chồng, con cái, cha mẹ và ông bà. Mỗi người có thể làm các công việc chung của gia đình ví dụ như vợ chồng cùng nấu ăn, con cái lau nhà, ông bà chơi với các em nhỏ… Sự chia sẻ ở đây là cơ bản và rất nhỏ nhưng nó tác động rất lớn đến sự thực tập tình yêu thương trong mỗi chúng ta.
 
Chúng ta chưa phải là thánh, hoặc đã là thánh, chúng ta vẫn phải duy trì cuộc sống, chúng ta vẫn phải tiếp xúc với các giá trị của cuộc sống hiện tại, chúng ta vẫn phải tiếp xúc với đồ ăn, nước uống, tiếp xúc với hơi thở, tiếp xúc với không khí hiện tại. Và đôi khi, chúng ta chiếm lĩnh nhưng thứ đó của muôn loài, đáng lý ra, muôn loài đó được hưởng. Tất nhiên, cuộc sống có sinh có diệt, có chuyển biến, có khổ đau nên chúng ta phải biết cảm thông và chia sẻ với mọi người và muôn loài các giá trị sống thực thụ của cuộc sống.

Ví dụ chúng ta thực sự đang sở hữu một nguồn nước, chúng ta chiếm hữu nó làm cho dòng chảy không được lưu thông như bản chất vốn có của nó. Chúng ta chiếm hữu đầu nguồn, gây ra các phản ứng trái ngược phía cuối nguồn. Thật tai hại! Chúng ta phải chia sẻ các giá trị chung trong đời sống xã hội, các thành quả về dòng chảy xã hội, các giá trị đích thực về tinh thần đến với toàn thể xã hội. Đó là hiển nhiên.
 
Vật chất

Chia sẻ và thông cảm với vật chất của người khác cũng không có gì là với chúng ta. Vật chất không cứ hẳn là nhà cao cửa rộng, nhà lầu, xe hơi, máy bay, cổ phiếu rủng rỉnh. Vật chất cũng có thể được hiểu là một đồng tiền đủ để mua một tờ vé số, vật chất cũng được hiểu là có một vữa ăn đạm bạc cùng cơm rau. Vật chất không nhất thiết là tôi phải có cả một thành phố, có quyền trong tay, chi phối và đầu tư được các loại cổ phiếu tôi cần.

Chúng ta vẫn có thể thông cảm và chia sẻ vật chất với người khác bằng cách cho họ mượn một chiếc xe đi làm. Chia sẻ với người khác bởi một bếp ga mini đã cũ, nột nồi cơm điện đã cũ, một cây lau nhà đã cũ, một chiếc điện thoại đã cũ mà chúng ta không dùng đến nữa. Sự chia sẻ nhỏ hơn nữa là gom những bộ quần áo cũ, sách vở cũ (có thể) cho các em học sinh vùng sâu vùng xa…

Chia sẻ vật chất nghe có vẻ lớn lao và khó chịu với một số người. Nhưng nếu chúng ta chia sẻ vật chất hợp lý, hợp người, hợp hoàn cảnh và phù hợp với môi trường chia sẻ thì chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc thực sự. Chúng ta mời một người bán vé số vào ăn cùng, mời một chị bán đậu phộng vào ăn cùng, mời một cô bán bánh tráng ngồi ăn cùng khi ta ở ăn ở một bờ sông… Thật tuyệt vời và thanh thản, cho dù các chú, các cô, các chị ăn cũng không bao nhiêu nhưng cũng đủ để cho ta nhận được tình yêu thương của mình với người khác. Cũng như thế ta đã nhận được biết bao tình yêu thương của người khác đến với mình. Chúng ta chỉ cần làm điều đó một tuần một lần và thực hiện trong một tháng, một năm, hai năm, ba bốn năm hoặc lâu hơn nữa; chúng ta sẽ cảm nhận được tình yêu vô bờ từ người khác. Hiển nhiên bản thân thân chúng ta cũng không mưu cầu vụ lợi gì về hành động mời ăn của chúng ta. Chúng ta được ăn với người nghèo khó hơn chúng ta, được ngồi ăn với người thiệt thòi hơn chúng ta,.. thì đó là hạnh phúc của chúng ta và của người khác vậy. 

Chúng ta tương đối đầy đủ về vật chất, có thể vậy, và chúng ta có thể chia sẻ với bất kỳ người nào chúng ta có thể chia sẻ. Chỉ một vài bộ đồ cũ, một vài ngàn cho người già bán vé số, một bịch bánh cho em bé cơ nhỡ, một ly nước hay một ổ bánh mỳ không nhân không  thịt,.. cũng đủ để ta cảm nhận tình yêu thương của chính mình với người khác. Chúng ta có tình yêu thương với người khác, chúng ta sẽ hiểu hơn giá trị của cuộc sống, giá trị của hạnh phúc. 

Cá nhân tôi đã thực tập tin yêu và chia sẻ những điều trên nên việc cảm nhận hạnh phúc ngay lúc chia sẻ; cảm nhận được thật sự tuyệt vời trong chính tâm khảm của mình.

Tri thức

Tri thức có được là do công phu thực tập, công phu tìm hiểu và quán chiếu. Tri thức do chúng ta nhận được cũng là các tri thức của người khác truyền lại để ta tiếp nhận, ta tinh tấn và có tuệ giác phát khởi các nguồn tri thức ấy cho riêng chúng ta. Chúng ta không phải ngẫu nhiên có được tri thức. Cha mẹ chúng ta đã phải vất vả nuôi chúng ta khôn lớn, cho học tập, nuôi dưỡng tinh thần chúng ta; bạn bè chúng ta cũng đã tranh luận, đào sâu và tìm hiểu các kiến thức đó cùng chúng ta; đâu đó, những người hàng xóm cũng đã và đang động viên chúng ta mỗi ngày trong công việc, trong hành động và việc làm.

Vậy nên, chúng ta chỉ cần nghĩ đơn giản là nguồn tri thức ta đang có là do tổng hợp tất cả các giái trị trong cuộc sống mà thành. Nếu không có những điều kiện đó chúng ta không có tri thức như hiện tại. Tri thức là tri thức chung của nhân loại, ta chỉ là biết gạn lọc một chút tri thức đó cho cuộc sống ngắn ngủi của mình. Nếu chúng ta có khả năng làm một phần mềm, có khả năng miễn phí được đến cộng đồng mà không cần vụ lợi gì; chúng ta hãy làm điều đó. Chúng ta có thể chơi một bản nhạc cho bạn bè và người thân thưởng thức, chúng ta hãy chia sẻ bản nhạc đó đến với người thân, bạn bè. Chúng ta có thể vẽ hình vài con vật cho con, cháu hoặc những trẻ em khác chơi, chúng ta hãy vẽ để các trẻ em cảm thụ; chúng ta có thể hát ru cho một em bé ngủ, ta hãy hát ru cho em bé ngủ,.. Chúng ta nhận thức được các giá trị mầu nhiệm của một tôn giáo, chúng ta hãy phát huy và mang các giá trị đó đến với cộng đồng. 

Chúng ta đừng quá mộng tưởng rằng chúng ta sẽ làm được điều này, điều khác làm thay đổi ngay nhân loại. Chúng ta quên điều đó đi và hãy thực tập tình yêu thương, sự sẻ chia tri thức nhỏ bé của mình đến với người khác. Hiển nhiên kiến thức chúng ta chia sẻ phải có nền tảng vững vàng, có khoa học và thực sự có giá trị cho người tiếp nhận.

Chia sẻ tri thức cũng không nhất thiết chúng ta cố gắng phải trình bày, diễn giải, lý luận những điều mình chưa am hiểu, chưa hiểu biết. Chia sẻ như vậy là làm hại người khác và làm tổn thương người khác. Chúng ta cũng có thể cho ai đó mượn muột cuốn sách để họ đọc, chỉ cho ai đó một địa chỉ website học thuật chuyên môn nào đó, chỉ cho người bạn biết thư viện có các sách giá trị mà mình đã đọc qua,.. chúng ta hạnh phúc trong việc sẻ chia đó, dù là rất nhỏ.

Chia sẻ tri thức cũng có thể là chúng ta ngồi bàn luận một chủ đề nào đó với một người bạn, một người thân và hướng sự chia sẻ của mình đến sự an toàn, thẩm mỹ và tinh tế. Trong việc chia sẻ này, chúng ta không thái quá và cứng ngắc đến các vấn đề nhạy cảm của cuộc sống. Chúng ta mềm dẻo an tịnh tâm và thân để không thái quá trong lời nói và hành động. Sự chia sẻ mà không mang lại lợi ích gì cho mình và cho người được chia sẻ thì chúng ta không nên chia sẻ. Chúng ta không mạo hiểm với tri thức của mình và cũng hãy biết lắng nghe điều mà người khác muốn chia sẻ với mình. Cũng như vậy, sự chia sẻ của người khác với mình mà không có ích lợi gì cho mình thì mình “trả lại” sự chia sẻ cho họ. Chúng ta hãy buông bỏ mọi cái tôi của mình để chia sẻ thì việc chia sẻ sẽ có ích lợi hơn trong tình yêu thương và bác ái.

Tình yêu thương

Chia sẻ tình yêu thương được coi là sự chia sẻ cao nhất so với việc chúng ta chia sẻ vật chất và tri thức. Chia sẻ tình yêu thương là sự chia sẻ với tất cả các tâm tình và nhiệt huyết của mình cho người được chia sẻ. Chúng ta thể bỏ hết các công việc khác, bỏ hết các ý niệm và hành động khác để được chia sẻ tình yêu thương với người khác.
 
Chúng ta có thể thực tập tình yêu thương với chính chúng ta bởi thiền định. Thiền định giúp chúng ta an tịnh tâm và thân; hướng chúng ta đến sự tốt đẹp. Chúng ta dùng tình yêu thương của chính ta cho ta bằng cách đọc sách, nghiên cứu, tham khảo ngành khoa học mình thích; vệ sinh thân thể gọn gàng, sạch sẽ; nấu một bữa ăn ngon; trải một tấm ra mới,.. Khi chúng ta nhận rõ và tôn trọng các giá trị về tình yêu thương trong chính mình, chúng ta mang tình yêu thương đó đến với gia đình và xã hội. Những hành động bình thường hàng ngày mà chúng ta thực hiện trong chánh niệm là chúng ta đã có hạnh phúc ngay trong mỗi phút giây hành động.

Chúng ta không mưu cầu mình cần được phong là người này người khác, chúng ta chỉ cần chia sẻ tình yêu thương và bác ái của mình với lòng tư bi nhất đến với người khác. Dùng ái ngữ để lắng nghe và chia sẻ, dùng các tâm ý sâu sắc nhất của mình để chia sẻ, chúng ta sẽ có được ngay tình yêu thương và sự hạnh phúc ngay trong lúc chúng ta chia sẻ. Một sự hài lòng, sung sướng, hả hê, hùa theo đám đông trước các số phận bất hạnh, sự không may mắn, cái tai họa rơi vào đầu người khác dù người đó đã hành động ra sao đi chăng nữa thì niềm vui đó không mang tình yêu thương. Các bạn trẻ phải hiểu rõ điều này khi chia sẻ trên các trang mạng xã hội và các diễn đàn xã hội hiện nay (2015). 

Tình yêu thương được chia sẻ với người khác thật không dễ dàng! Tình yêu thương ấy cũng có khi là sự chỉ dạy của người cậu với người cháu, cũng có thể là tôn trọng các hành động của người khác phục vụ trong cộng đoàn. Tình yêu thương cũng có khi là dạy các thiền sinh một khóa thiền hai ba ngày trong an lạc, thảnh thơi và không vụ lợi. Tôi viết bộ sách “Hạt giống nảy mầm” cũng với tất cả tình yêu thương mà không vụ lợi bất kỳ điều gì.

Nguyễn Trường Giang
Trích trong Hạt giống nảy mầm - Tin yêu

Còn nữa...

TIN, BÀI LIÊN QUAN:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông là Đại sứ Văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2025

Sách Phật giáo 11:04 24/04/2024

Sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) - đang công tác tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, thành viên Ban Văn hóa Phật giáo TP vừa được trao nhiệm vụ này từ Sở TT&TT TP, trong ngày Sách và văn hóa đọc lần 3, hôm 19/4.

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Xem thêm