Chủ nhật, 27/01/2019, 11:00 AM

Người xuất gia có được phép hầu đồng, thờ lạy thần thánh hay không?

khi bước chân vào đạo, quy y Tam bảo, người đệ tử Phật đã phát lời thệ nguyện: “Con nay quy y Phật-Pháp-Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật; không quy y ngoại đạo, tà giáo; không quy y thầy tà, bạn xấu”. Làm trái, nghĩa là bội nghịch với Tam bảo.

HỎI: Ở quê tôi có hiện tượng một số vị là chức sắc, trụ trì, một số khác cũng ở chùa mang hình thức xuất gia (giống chư vị Tăng Ni nhưng không biết đã thọ giới hay chưa) tham gia hầu đồng, làm thanh đồng nhảy múa và xưng là quan này, cô nọ, cậu kia… như vậy có sai với giáo pháp nhà Phật?

Các thanh đồng, thầy cúng (người thế tục) khi cúng ở đền, miếu, phủ và tư gia, họ mặc áo hậu vàng của nhà Phật giống như quý thầy, việc này có được phép không?

Chư Tăng Ni và Phật tử có được thờ phụng, lễ bái, cúng vía các vị Mẫu, Mẹ không? Nếu không được thì khuyên họ như thế nào? 

(MINH SƠN, Kim Động, Hưng Yên;  AN BÌNH, miencuclac2017@gmail.com)

Người xuất gia có được phép hầu đồng, thờ lạy thần thánh hay không? 1

Ảnh mang tính chất minh họa

TRẢ LỜI:

Bạn Minh Sơn và An Bình thân mến!

Những người đệ tử Phật chân chính, có chính kiến, có tu học một cách căn bản thảy đều rất đau lòng khi biết được hiện nay, một số chư vị Tăng Ni (hoặc mang hình thức xuất gia), Phật tử tham gia hầu đồng, trực tiếp làm thanh đồng, hoặc thờ phụng và lễ bái các vị Mẫu, Mẹ thuộc tín ngưỡng dân gian.

Hẳn ai cũng biết rõ, khi bước chân vào đạo, quy y Tam bảo, người đệ tử Phật đã phát lời thệ nguyện: “Con nay quy y Phật-Pháp-Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật; không quy y ngoại đạo, tà giáo; không quy y thầy tà, bạn xấu”.

khi bước chân vào đạo, quy y Tam bảo, người đệ tử Phật đã phát lời thệ nguyện: “Con nay quy y Phật-Pháp-Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật; không quy y ngoại đạo, tà giáo; không quy y thầy tà, bạn xấu”.

Bi kịch nhất là những người “lạc đạo” này lại là chức sắc, trụ trì, Tăng Ni hoặc có hình thức xuất gia.

Làm thanh đồng (cậu, cô, bà đồng), tham gia hầu đồng thuộc tín ngưỡng dân gian (đạo Mẫu) thường được thực hiện tại các đền, miếu, phủ (Tam phủ, Tứ phủ). Phật giáo không có các hình thức này. Rõ ràng, người Phật tử tham gia các hoạt động này là sai với giáo pháp.

Tăng Ni tham gia hầu đồng, làm thanh đồng là một sự lệch lạc, suy đồi nghiêm trọng, không thể chấp nhận.

Nhân đây, chúng tôi kính đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) có quan điểm chính thức lên án, kỷ luật việc làm sai trái của các Tăng Ni hay chùa viện nào tham gia hoạt động này, để giữ gìn sự sự đúng đắn và tôn nghiêm của Chính pháp.

Đối với việc “Các thanh đồng, thầy cúng (người thế tục) khi đứng cúng ở đền, miếu, phủ và tư gia, họ mặc áo hậu vàng của nhà Phật giống như quý thầy”, đây là sự lạm dụng trắng trợn Pháp phục của chư Tăng, khiến thanh danh đạo Phật bị tổn hại nghiêm trọng.

Bài liên quan

Nội quy Ban Tăng sự T.Ư GHPGVN (Chương X, Điều 48) đã có quy định cụ thể và chi tiết về pháp phục của Tăng Ni. Áo hậu vàng chính là Pháp phục của chư Tăng, không phải chư Tăng thì không được phép sử dụng.

Hiện trên một số phương tiện truyền thông, có không ít những hình ảnh các vị này lạm dụng Pháp phục, khiến người xem nhầm tưởng họ là chư Tăng nên đã buông lời bình luận, chê bai, công kích làm tổn hại nghiêm trọng đến thanh danh Phật giáo.

Thiết nghĩ, GHPGVN cần nhanh chóng chính thức phản đối bằng văn bản gửi các cơ quan chức năng và tìm phương thức cụ thể để chấn chỉnh hiện tượng này.

Các Tăng Ni và Phật tử nào thờ phụng, lễ bái, cúng vía các vị Mẫu, Mẹ cũng vậy, hoàn toàn sai với Chính pháp. Người đệ tử Phật chỉ thờ phụng và lễ bái Tam bảo mà thôi.

Chúng tôi nghĩ rằng, trước khi có sự chỉ đạo cụ thể từ GHPGVN, chư Tăng Ni và Phật tử chân chính cần nêu cao Chính kiến, phát huy Bi-Trí-Dũng mạnh mẽ phản đối và lên án những hành vi lệch lạc, tà kiến quy mạng thánh thần của những vị này.

Nhất là, trong các dịp bố-tát của Tăng-già hàng mỗi nửa tháng, các vị lãnh đạo Phật giáo cần nhắc nhở chư Tăng Ni trong địa phương của mình, phá bỏ tà kiến, học tập Chính pháp để tự soi đường và dẫn dắt tín đồ Phật tử tu học đúng với giáo pháp của Đức Thế Tôn.

Chúc các bạn tinh tấn!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Hỏi - Đáp 10:59 12/02/2025

Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm

Hỏi - Đáp 07:45 29/01/2025

Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?

Hỏi - Đáp 09:30 28/01/2025

Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?

Hỏi - Đáp 10:07 25/01/2025

Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo