Phủ Tây Hồ không phải là Chùa Phật giáo
Trong ngày 24/03 nhiều trang báo mạng khác nhau cho đăng tải hình ảnh đám đông nhiều người vẫn đi lễ Phủ Tây Hồ bất chấp khuyến cáo nên hạn chế tụ tập đông người trong bối cảnh dịch Covid - 19 đang tăng ở Việt Nam.
> Cách phân biệt Chùa, đình, đền, miếu, nghè, điện, phủ, quán, am
Sau khi được nhiều báo mạng đăng tải và được nhiều bạn đọc chia sẻ lại trên các kênh mạng xã hội (MXH) thì đã có rất nhiều người dân bày tỏ sự bức xúc với những người này bởi tình hình dịch Covid - 19 gần đây đang tăng, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng và gây khó khăn cho đời sống của hàng triệu người dân.
Tuy nhiên có một điều hơi bất ngờ là khi đọc những bình luận của bạn đọc trên các báo mạng hoặc MXH thì vẫn có không ít người hiểu lầm Phủ Tây Hồ là một dạng cơ sở thờ tự của Phật giáo như Chùa, và đưa ra những bình luận không mấy thiện cảm, dễ gây hiểu nhầm hoặc thậm chí tiêu cực về Phật giáo hoặc người Phật tử.
Đặc điểm chung của những bình luận hiểu lầm hoặc tiêu cực về Phật tử hoặc Phật giáo này là của những người có thể biết rất ít hoặc không hiểu biết gì về Phật giáo cho nên không thể phân biệt được đâu là Đền, Phủ... với Chùa, Thiền Viện hoặc các cơ sở thờ tự khác của Phật giáo.
GHPGVN ra công văn về việc tiếp tục phòng chống dịch Corona
Phủ Tây Hồ là một ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh nằm tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17.
Phủ là gì?
Phủ là nơi thờ tự đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ.
Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng rộng lớn cho nên thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).
Tín ngưỡng thờ Mẫu dung hòa một số yếu tố của Phật giáo và Đạo giáo. vì vậy nên có một số Thần Phật được đưa vào thờ cúng trong thần điện Tứ Phủ, chẳng hạn như Phật Thích Ca, Quán Thế Âm, Ngọc Hoàng Thượng Đế… Những vị thần phật này thường được thờ ở ngôi cao hơn Thánh Mẫu. Tuy nhiên, về cơ bản tín đồ thường chỉ tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh hàng Thánh Mẫu trở xuống.
Phủ Tây Hồ có phủ chính rộng, xây dựng tỉ mỉ công phu. Mặt trước phủ chính là cửa tam quan 2 tầng, trên mái có đề dòng chữ sắc nét “Tây Hồ hiển tích”. Phần thờ ở phủ cũng được chia làm ba lớp tương ứng với 3 nếp của tam quan. Lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan. Lớp thứ hai thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu. Cuối cùng lớp thứ ba thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Cửa võng ở lớp thứ 3 đề đôi câu đối của bà chúa Liễu Hạnh và dòng chữ “Tây Hồ Phong Nguyệt”.
Sâu trong phủ, nổi bật 3 pho tượng nữ thần. Mẫu thượng ngàn màu xanh tượng trưng cho rừng núi hùng vĩ, ngút ngàn; mẫu Thoải màu trắng tượng trưng cho dòng nước trong vắt, mát lành; mẫu Địa áo vàng tượng trưng cho đất đai màu mỡ. Sở dĩ phủ thờ ba vị thần để báo đáp công ơn của ba vị mẫu đã tạo nên cho chúng sinh muôn loài cội nguồn sống dồi dào, đủ đầy, ấm no. Đặc biệt, tượng mẫu ở cao nhất với nét mặt sáng ngời, rạng rỡ với đôi mắt tinh anh ban phước an lành và may mắn đến mọi nhà.
Bên cạnh Tam quan là điện Sơn Trang cổ kính với 3 tầng 8 mái, là nơi linh thiêng thờ Quan Âm Bồ Tát. Qua Tam Quan du khách sẽ dừng chân tại phương đình và nhà tiền tế. Ở ngoài sân phủ, là 2 am thờ nhỏ của lầu Cô và lầu Cậu.
Vào ngày rằm, ngày mùng 1 âm lịch, hay dịp lễ, Tết – người dân hoặc du khách thường đổ về đây rất đông, vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ. Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu may mắn, cầu tài lộc...
Dừng tổ chức lễ Phật đản để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Trước đây khi chưa tìm hiểu Phật giáo tôi thi thoảng cũng hay đi Phủ Tây Hồ, Theo cảm quan của tôi thì đa số những người đi lễ Phủ Tây Hồ là những người có tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên hoặc có tín ngưỡng Phật giáo, chưa quy y Tam bảo (là những người đi lễ chùa cầu may hoặc du lịch, vãn cảnh nhưng gần như hiểu biết rất ít về Phật giáo và gần như không tu tập gì theo pháp môn nào của Phật giáo cả). Cũng có những Phật tử nhưng rất ít.
Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam trên ngàn năm, tuy nhiên do lịch sử để lại cũng như hiện nay nhiều người bận mưu sinh, kiếm tiền... nên ít để ý về tôn giáo, tín ngưỡng hơn trước, nên nhiều người vẫn có cái nhìn sai lệch về Phật giáo.
Dưới đây là ví dụ của một số bạn đọc trên 1 số báo mạng, trên Facebook chúng tôi không trích đăng:
Trong 245 bình luận để lại trên VnExpress sau khoảng hơn 9 tiếng bài viết được đăng tải, Thống kê có khoảng 19 bình luận có liên quan tới Phật giáo. Trong 63 bình luận trên Zing, có 7 bình luận liên quan tới Phật giáo chỉ sau khoảng 9 tiếng đăng tải bài viết. Đây chỉ là ví dụ ở trên 2 trang mạng có lượng bạn đọc rất lớn. Ngoài ra còn rất nhiều báo mạng khác đăng tải về chủ đề đi lễ Phủ Tây Hồ dịp dịch Covid - 19 này. Và nhiều người chỉ đọc bài viết và bình luận chứ không để lại ý kiến của mình.
Qua đó cho thấy vẫn còn nhiều người có cái nhìn chưa đúng hoặc hiểu nhầm về Phật giáo nói chung. Nếu bạn phải hạn chế ra ngoài mùa Covid-19 này, ở nhà trong lúc rảnh rỗi có nhiều thời gian, có thể tìm hiểu thêm kiến thức Phật giáo như Kinh, Sách Luận, các pháp môn tu tập... Thiền Phật Giáo rất tốt cho sức khỏe đã được nhiều nước Phương Tây, trường học, công ty áp dụng trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
Nhiều triệu phú, tỷ phú hoặc doanh nhân thành đạt, không phải là Phật tử nhưng họ vẫn lựa chọn thực tập Thiền Phật Giáo. Mỗi ngày chỉ cần dành 5, 10, 15 hoặc 30 phút là bạn đã có thể thực hành Thiền Phật Giáo một cách dễ dàng.
Cách phân biệt Chùa và Phủ
Chùa là gì?
Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật. Tại nhiều nơi, chùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ Xá-lị và chôn cất các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh.
Chùa là nơi tiêu biểu cho Chân như, được nhân cách hóa bằng hình tượng một đức Phật được thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho Ba thế giới (tam giới), các cấp bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ Tát. Có nhiều chùa được xây tám mặt đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chính đạo.
Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo.
"Chùa chiền" theo Hán-Việt còn có nghĩa là "tự viện", là một nơi an trí tượng Phật và là chỗ cứ trú tu hành của các tăng ni. Ngày nay trong thực tế chùa được gọi bằng cả từ Hán-Việt phổ thông như "Tự", "Quán", "Am".
Phủ là gì?
Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ.
Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).
Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm