Hãy sống hiếu thảo với mẹ cha (phần 1)
Đức Phật dạy lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
Mười điều trọng yếu của sự tu hành
1. Hiếu dưỡng cha mẹ
Cha mẹ là ruộng phước lớn nhất đời này của chúng ta. Công đức hiếu dưỡng cha mẹ và công đức cúng dường Đức Phật như nhau…
Xin tóm tắt ý trên qua những câu thơ 9 chữ như sau:
Đạo đức con người lấy chữ HIẾU làm đầu.
Không làm tròn điều ấy còn đâu là người.
Vì chim muông còn biết trả nghĩa dưỡng nuôi.
Những ai không làm được thua loài thú kia!?
Long thần, Hộ pháp ở quanh ta.
Lành dữ ta làm, khó giấu qua. (sưu tầm)
Bất chợt làm điều gì, thật nhỏ.
Biết là việc ác, phải lìa xa.
***
Làm con nhớ đọc kỹ bài này.
Nếu có lỗi lầm, hãy sửa ngay.
Trọn Hiếu đem về nhiều Phước Đức.
Cuộc đời hạnh phúc, thật mừng thay!
***
Hiếu thảo đứng đầu các hạnh lành.
Người con chí hiếu, Phước tăng nhanh.
Mẹ cha Phật sống, cần nên nhớ!
Trọn đạo làm con, mọi việc thành.
***
Dưỡng nuôi cha mẹ phải ân cần.
Lo áo quần, nhà cửa, uống ăn.
Đau ốm sẵn dành thuốc đủ loại,
Qua đời, tang chế phải chu toàn.
***
Nên nhớ lễ tang cha mẹ mình:
Nhận tiền phúng điếu, khổ hương linh.
Đã mang nặng nghiệp, chồng thêm nghiệp.
Con Hiếu giữ nghiêm bổn phận mình.
(hay:Người con HIẾU ĐỄ cần làm đúng.
Thần thức sẽ về cảnh tốt, lành.)
***
Cha Mẹ nuôi năm, bảy đứa con.
Chịu bao khổ cực, chẳng hề sờn!
Về già, nuôi dưỡng một mình Mẹ.
Chẳng đứa chịu lo, thật bất nhơn.
***
Tránh ngay Bất Hiếu, phải lo xa:
Tất cả chung tiền, mẹ dưỡng già.
Tuy đã làm rồi, cần viếng hỏi.
Mới là con hiếu, rạng danh nhà.
***
Cha mẹ bên ta mấy chục năm.
Bỏ tiền, công sức để nuôi chăm.
Sao ta quên hẳn công ơn ấy?!
Nỡ để song thân chịu khổ thầm.
***
Sinh con trai chớ vội vui mừng!
Cha mẹ về già, chúng dửng dưng!
Một tiếng hỏi thăm còn chẳng có.
Tiền tiêu tạo nghiệp mãi không ngừng.
***
Con cái lớn lên ra ở riêng.
Chỉ lo vun quén gia đình mình.
Mẹ cha sống khổ, cứ thây kệ.
Bạc bẽo làm sao, ôi thế tình!
***
Kính mong tất cả bạn đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi cố gắng thực hành: tránh làm điều sai, tìm làm điều đúng cho những phần trên để tỏ lòng hiếu thảo với mẹ cha, chắc chắn sẽ tạo thêm phước mỗi ngày. Nếu có nhiều người làm được, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều trọn thành Phật đạo.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm