Đạo hiếu xuất thế gian
Một người chọn con đường xuất gia tu hành, làm một người tu sĩ chân chính mẫu mực mà đem pháp lành độ khắp trần gian thì phước lớn không tính kể. Và nếu cứ cắt số phước ấy ra làm bảy, cha mẹ lấy một phần bảy, thì cũng là lớn vô cùng.
“Ầu ơ tháng Bảy vào thu
Cành hoa trên áo nguyện tu đáp đền”
Có trường hợp những người con khi gặp Phật pháp thì trong lòng tự nhiên thấy yêu mến đến không cùng tận và muốn đem cả cuộc đời này theo Phật tu hành. Để sau này là một vị Tăng, Ni chân chính, mẫu mực, mô phạm mà dạy lại đạo lý, dạy lại đạo đức cho muôn người. Nghĩ như vậy nên nhiều người khi gặp được Phật pháp đã phát tâm xuất gia, đi tu, có cả những vị đã xuất gia từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Và theo nguyên tắc của người xuất gia là “cắt ái - từ thân” nên họ phải từ bỏ gia đình, từ bỏ trách nhiệm đối với gia đình, với cha mẹ anh chị em mình và thậm chí đối với cả xã hội cũng giống như tạm chia lìa luôn vậy.
“Lạy mẹ con đi về với trùng khơi. Lạy cha con đi về phía mặt trời. Đừng buồn khi con chưa tròn chữ hiếu. Hãy chúc cho con ngập ánh đạo soi – Lạy ngày xa xưa vẳng tiếng mẹ ru. Lạy bờ vai cha trời thắp sương mù. Lạy tình quê hương bao nghìn năm cũ, thế giới thiên thu người vẫn cần nhau.”
Bởi vì “Thế gian là một cõi thương đau, lối con về ngời sáng mai sau”.
Chính người hiểu được cuộc đời là bể khổ nên mới bỏ đi mái tóc, đắp lên mình tấm y Casa để bước vào một thế giới mới, nơi đó có một ngôi chùa thanh tịnh, đơn sơ, với chiếc áo nâu sòng, với ngọn rau muống, với chén dưa muối đạm bạc... Để hàng ngày tinh tấn tu tập chiến thắng từng phiền não, lỗi lầm của mình mà tiến dần lên trên con đường giác ngộ. Người như thế sau này sẽ là một bậc mô phạm giữa cuộc đời, đem đạo lý, đạo đức mà dạy lại cho muôn người. Người ấy không còn được giữ trách nhiệm đối với gia đình nữa, mà đổi lại, họ nhận lấy cái trách nhiệm to lớn hơn, cao cả hơn. Đó là trách nhiệm với tất cả chúng sinh. Nếu nói theo thế gian họ giống như là người bất hiếu, nhưng sự thật những người như vậy lại là người có đạo hiếu phi thường.
Lời Phật dạy sâu sắc về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ
Vì sao vậy? Vì sự thật là trong nhân quả, khi người cha, người mẹ sinh đứa con ra, nuôi con lớn lên rồi, người con đó làm được bao nhiêu công đức thì hết một phần bảy trong đó sẽ chạy ngược về cho cha mẹ hưởng, đó là theo lời Phật dạy. Nhiều khi con số đó cũng dao động đôi chút, nhưng bình thường là một phần bảy.
Nghĩa là nếu đứa con đi đắp một đoạn đường làng cho người ta đi thì cứ cắt phần phước ra làm bảy, một phần là cha mẹ hưởng, còn sáu là của đứa con, người trực tiếp làm việc ấy được hưởng. Hoặc nếu đứa con lớn lên làm một người bác sĩ hết lòng, tận tụy chữa bệnh cho người, người bác sĩ được bảy phần công đức, thì cha mẹ lấy một phần còn ông hưởng sáu phần. Hay người có đứa con là một cán bộ tốt, vì dân vì nước thì đứa con có bao nhiều phúc cha mẹ cũng được chia một phần bảy, con cái hưởng sáu, đó là nhân quả tự nhiên.
Giả sử nếu một người chọn con đường xuất gia tu hành, làm một người tu sĩ chân chính mẫu mực mà đem pháp lành độ khắp trần gian thì phước lớn không tính kể. Và nếu cứ cắt số phước ấy ra làm bảy, cha mẹ lấy một phần bảy, thì cũng là lớn vô cùng. Nhưng nhân quả là công bằng và có lý của nó. Vì khi cha mẹ cúng dường một đứa con cho Phật pháp thì thật sự là cha mẹ đã chấp nhận buông tay, không còn nghĩ đến việc nhờ cậy con mình nữa.
Và cũng có nghĩa là cha mẹ đã phải chấp nhận tuổi già hẩm hiu, không thường có con bên cạnh, chăm sóc, đỡ đần. Bởi đứa con mình đã theo Phật, phải thay Phật mà lo cho chúng sinh, không còn được phép lo riêng cho cha mẹ nữa. Nhưng ta đâu ngờ rằng chính cái buông tay đó về sau sẽ đem lại rất nhiều phước lành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm