Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/06/2019, 20:00 PM

Hòa thượng chắp tay xin lỗi chú tiểu

Hình ảnh một vị đại sư đạo cao đức trọng chắp tay xin lỗi vì đã quấy rầy giấc ngủ trưa của chú tiểu thật là vĩ đại, cao cả như Thái sơn. Chỉ có bậc giác ngộ đại nhân đại đức mới có thể làm được việc vốn không dễ làm này.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc  

Câu chuyện Hòa thượng xin lỗi chú tiểu 

Hình ảnh một vị đại sư đạo cao đức trọng chắp tay xin lỗi vì đã quấy rầy giấc ngủ trưa của chú tiểu thật là vĩ đại, cao cả như Thái sơn. Chỉ có bậc giác ngộ đại nhân đại đức mới có thể làm được việc vốn không dễ làm này. Với một bậc thầy đức độ như Hòa thượng Tông Tuấn thì chắc chắn sẽ trui rèn đệ tử sớm trưởng thành, lợi đạo ích đời. Ảnh minh họa

Hình ảnh một vị đại sư đạo cao đức trọng chắp tay xin lỗi vì đã quấy rầy giấc ngủ trưa của chú tiểu thật là vĩ đại, cao cả như Thái sơn. Chỉ có bậc giác ngộ đại nhân đại đức mới có thể làm được việc vốn không dễ làm này. Với một bậc thầy đức độ như Hòa thượng Tông Tuấn thì chắc chắn sẽ trui rèn đệ tử sớm trưởng thành, lợi đạo ích đời. Ảnh minh họa

Thời Minh Trị, Thiền sư Tông Diễn là vị quản trưởng hai ngôi chùa tổ Viên Giác (Engaku) và Kiến Tường (Kencho) ở Kamakura.

Bài liên quan

Thuở còn là một thiếu niên Tăng, sư tham học ở chùa Kiến Nhân, tại Kyoto. Một buổi trưa hè, Hòa thượng Tông Tuấn có việc phải đi xa, các học tăng tranh nhau tìm chỗ mát ngủ trưa. Chẳng may lúc ấy, Hòa thượng Tông Tuấn quên đồ nên trở lại chùa. Một học tăng lớn tuổi thấy thầy về đã kịp thời thông báo cho huynh đệ biết nên không ai bị rầy cả. Duy chỉ có tiểu tăng Tông Diễn nằm ngay hành lang trước phòng Hòa thượng cho đến khi ngài đứng một bên mà hoàn toàn không hay biết.

Hòa thượng Tông Tuấn thấy chú tiểu Tông Diễn ngủ say chẳng động đậy, nên ngài không nỡ kêu dậy. Thế nhưng, hành lang hẹp quá nếu không gọi Tông Diễn dậy thì không thể đi qua được. Nghe tiếng động nhẹ, tiểu Tông Diễn hết hồn khi mở mắt ra đã thấy Hòa thượng đang đứng một bên chắp tay nói nhỏ: “Xin lỗi nhé”.

Sau này Thiền sư Tông Diễn thuật lại chuyện xưa, nói thêm rằng: “Lúc ấy tôi là một chú tiểu, xấu hổ vô cùng, mặt tôi đỏ gay. Đã trốn ngủ trưa là đáng bị mắng trăm phần, nhưng Hòa thượng không la mà còn chắp tay lại nói ‘Xin lỗi nhé’ nữa, thật là tội lỗi với một vị ân sư có lòng từ bi như thế”.

Thiền sư Tông Diễn nói tiếp trong cảm động: “Vì biết ‘chúng sanh sẽ thành Phật’ cho nên Hòa thượng Tông Tuấn có thể chắp hai tay lại với tiểu tăng ngủ trộm như thế. Phải học phương pháp giáo dục theo quan điểm Phật tánh của ân sư Tông Tuấn nhiều lắm!”.

(Theo Thiền Lâm Tế Nhật Bản)

Bài học đạo lý

Trong khi khai mở tuệ giác, hiển bày Phật tánh mới là trọng tâm, mục tiêu đích thực của nền giáo dục Phật giáo. Ảnh minh họa

Trong khi khai mở tuệ giác, hiển bày Phật tánh mới là trọng tâm, mục tiêu đích thực của nền giáo dục Phật giáo. Ảnh minh họa

Hình ảnh một vị đại sư đạo cao đức trọng chắp tay xin lỗi vì đã quấy rầy giấc ngủ trưa của chú tiểu thật là vĩ đại, cao cả như Thái sơn. Chỉ có bậc giác ngộ đại nhân đại đức mới có thể làm được việc vốn không dễ làm này. Với một bậc thầy đức độ như Hòa thượng Tông Tuấn thì chắc chắn sẽ trui rèn đệ tử sớm trưởng thành, lợi đạo ích đời.

Và có lẽ nhờ bài pháp chỉ có 3 chữ “Xin lỗi nhé” nặng về thân giáo ấy, đã tác động mạnh mẽ lên tâm hồn người đệ tử, khiến chú tiểu Tông Diễn (Soyen Shaku, 1859-1919) về sau trở thành vị Thiền sư trưởng thượng danh tiếng (Lão sư-Roshi) của Thiền phái Lâm Tế (Nhật Bản), và là một trong những bậc tiên phong truyền bá Chánh pháp đến Hoa Kỳ.

Bài liên quan

Người Trung Hoa xưa có câu “Hổ phụ sanh hổ tử” để hàm ý nói đến năng lực truyền thừa, giáo dưỡng của các bậc thầy. Một bậc thầy hội đủ các yếu tố của vị minh sư mới có thể đào luyện nên thế hệ kế thừa xứng đáng. Cũng giống như thời Thế Tôn còn tại thế, đệ tử của Ngài hầu hết là Bồ tát, La hán và Thánh tăng.

Những bậc thầy ngày nay cũng đang đào tạo thế hệ kế thừa nhưng xem ra kết quả chỉ trong chừng mực nhất định. Có lẽ các ngài quá kỳ vọng vào sự giáo dục của các học đường lớn nhỏ ở trong nước và thế giới mà quên đi “phương pháp giáo dục theo quan điểm Phật tánh của ân sư Tông Tuấn” (lời của Tông Diễn) chăng?

Trong khi khai mở tuệ giác, hiển bày Phật tánh mới là trọng tâm, mục tiêu đích thực của nền giáo dục Phật giáo. Do đó, giáo dục theo phương pháp đánh thức sự giác ngộ của đệ tử biểu lộ qua thân giáo với từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha của các bậc thầy phải được chú trọng. Và những bậc thầy cần noi gương Đại sư Tông Tuấn, làm được những việc khó làm, thì mới có thể un đúc nên thế hệ kế thừa xứng đáng để xiển dương Phật pháp.

Nguồn: Giác Ngộ Online

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm