Thứ tư, 08/11/2023, 14:29 PM

Cảnh giới tu chứng của lão Hoà thượng Hải Hiền

Ở Nam Dương khi lão Hòa thượng Hải Hiền nói về niệm Phật với mọi người, từng nói: “Không niệm đến nhất tâm bất loạn, không cho là niệm”. Có thể thấy được công phu niệm Phật của Ngài sâu.

Lão Hòa thượng Hải Hiền ở Nam Dương, đa số đều ở nhà cư sĩ Lưu niệm Phật đường Nghĩa Ô. Ngài đều thức dậy lúc hai giờ mấy sáng, sau đó thắp hương, niệm Phật, lạy Phật, nhiễu Phật. Một buổi sáng, cư sĩ Lưu nhìn thấy trong lư hương còn rất nhiều chân nhang sau khi đốt xong, cư sĩ Lưu rất hiếu kỳ. Vì sao hôm nay không giống như mọi ngày? Lúc ăn sáng cư sĩ Lưu bèn hỏi lão Hòa thượng: “Vì sao hôm nay thắp nhiều nhang như vậy?”

Lão Hòa thượng nói: “Thiên cơ không thể tiết lộ.” Cư sĩ Lưu lại càng hiếu kỳ hơn, nên quấn lấy lão Hòa thượng nhất định phải nói, cư sĩ Lưu bảo đảm với lão Hòa thượng sẽ không nói ra ngoài. Dừng một chút, lão Hòa thượng nói với cư sĩ Lưu: “Tôi thấy cả bầu trời đều là A Di Đà Phật!” Lão Hòa thượng Hải Hiền cũng đã nói với Pháp sư Ấn Chí nhiều lần, hoặc là khi Ngài niệm Phật, hoặc là khi Ngài không niệm Phật, rất nhiều lần đều là trên trời đang niệm Phật, dưới đất cũng đang niệm Phật, niệm Phật của trời đất dung hòa thành một thể, trời đất đều đang niệm Phật. Có lúc là lão Hòa thượng niệm Phật dẫn phía trên, phía dưới cùng nhau niệm Phật. Có lúc là phía trên phía dưới niệm Phật, dẫn Ngài niệm Phật. Lão Hòa thượng còn nói với Pháp sư Ấn Chí: người trời đang niệm Phật, người trời đang đọc Kinh Vô Lượng Thọ, dưới đất đang niệm Phật, trời đất dung hòa thành một thể, kết thành một thể.

Chân dung cố Đại lão Hoà thượng Hải Hiền

Chân dung cố Đại lão Hoà thượng Hải Hiền

Công phu của lão Hòa thượng niệm Phật thuần, không có tạp niệm, Ngài mới có thể nhìn thấy tất cả pháp đều là A Di Đà Phật. Thông thường tình trạng này, người niệm Phật niệm đến công phu thành phiến, thì cảm ứng đạo giao với A Di Đà Phật rồi, công phu thành phiến là cảm, A Di Đà Phật sẽ có ứng. Niệm đến công phu thành phiến, trong tâm chỉ có một câu “A Di Đà Phật”, ngoài “A Di Đà Phật” ra không có niệm nào khác thì lúc này Phật hiện tiền. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, Phật không phải từ Thế giới Tây Phương Cực Lạc đến đây, Phật không có đi lại, là “do nơi xuất sanh, tùy nơi diệt tận”, đây là chân tướng của tất cả pháp.

Tháng 10 năm 2012, mấy tháng trước khi lão Hòa thượng vãng sanh, vào lần cư sĩ Nam Dương thăm hỏi lão Hòa thượng, mấy vị cư sĩ trẻ tuổi thỉnh giáo lão Hòa thượng niệm Phật có cảm ứng gì, mọi người rất thích thú đối với việc này. Lão Hòa thượng nghe xong, nói với họ: “Cái gì cảm ứng hiếm lạ, đừng cầu, tất cả để tự nhiên mới tốt.”

Tiếp đó, lão Hòa thượng lại trầm ngâm suy nghĩ mà nói đạo: “Niệm Phật à ― mỗi buổi tối khi tôi niệm Phật, chỉ thấy trên giường dưới giường, trong phòng ngoài phòng toàn là người đầy cả căn phòng, đều là chúng sanh đang nghe tôi niệm ‘A Di Đà Phật’. Đến khi trời sáng không thức dậy nổi, thì nghe thấy có người nói bên tai: ‘Mau dậy đi, niệm Phật rồi!’ Thật sự rất kỳ diệu.”

Những chuyện như cảm ứng, hiếm lạ, đừng có mong cầu, cho dù đó là thật hay là giả. Nếu như cầu những thứ này, thì bản thân thụt lùi rồi, bởi vì chúng quấy nhiễu tâm thanh tịnh của chúng ta, ô nhiễm tâm thanh tịnh của chúng ta, chúng làm cho chúng ta mất đi tâm bình đẳng, đây đối với chúng ta là chướng ngại lớn, vì vậy lão Hòa thượng nói “đừng cầu”.

Nhưng mà các vị cư sĩ đối với cảnh giới niệm Phật của lão Hòa thượng thật sự là rất muốn biết, vì vậy, cư sĩ Lưu thay mọi người hỏi lão Hòa thượng: “Họ muốn hỏi Ngài, xem Ngài niệm Phật có niệm được cảnh giới gì chưa?”

“Có cảnh giới gì có thể nói với quý vị sao?” Lão Hòa thượng cười mà nói, “Chưa đến lúc! Nếu như quý vị xuất gia rồi, vào trong Giới Đàn, sẽ có người nói với quý vị.”

Một vị nữ cư sĩ thanh niên rất kỳ vọng nhịn không được xen vào nói: “Ngài nói cho chúng con nghe với!”

Lão Hòa thượng cười và nói với cô ấy: “Nói cho cô à? Điều đó không nói được, không thể nói!”

Nói xong, nét mặt của Ngài trở nên nghiêm nghị. “Nói chuyện khẩu mãn rồi, như vậy không tốt, sau này đoản thọ mạng của cô. Cô biết được thiên cơ thế nào? Nhìn thấy rồi không được nói.” “Khẩu mãn” là chỉ nói chuyện cuồng vọng, nói khoác, đây là một câu tục ngữ của Nam Dương.

Vị nữ cư sĩ này không cam tâm, lại hỏi thêm một câu: “Vậy Ngài đã thấy Thế giới Tây Phương Cực Lạc chưa?”

Lão Hòa thượng không trực tiếp trả lời cô ấy, quay đầu qua kia, nhìn vị cư sĩ kế bên tiếp tục nói: “Trời tối rồi thấy gì chứ, Lão Phật Gia đã nói gì với cô, đừng nói!” Lão Hòa thượng vừa nói, vừa lắc tay.

Một chàng trai hỏi: “Lão Phật Gia không cho nói à?”

“Quý vị tiết lộ thiên cơ, sẽ bị trời đánh đó!” Lão Hòa thượng tiếp tục nói, “Nếu như quý vị gặp ai cũng nói, lần sau họ sẽ không nói cho quý vị biết. Nếu như quý vị xuất gia rồi, trong Giới Đàn, phải tu hành như thế nào họ đều nói ra cho quý vị biết…. Thích xuất gia thì có thể xuất gia, nếu không thích xuất gia, quý vị làm một lão trai công, chỉ niệm “A Di Đà Phật”. Niệm cho đến khi được nhất tâm bất loạn, Lão Phật Gia sẽ đến để dặn dò quý vị. Những người nhanh miệng, thì sẽ không nói. Không được nói! Niệm đến nhất tâm bất loạn, Lão Phật Gia đều biết. Nếu quý vị tu hành tốt rồi, trong tâm người ta đều biết rõ, đều nhìn quý vị, đều theo dõi quý vị đó! – Thành thật niệm Phật!”

Mọi người đã chẳng còn hứng thú muốn biết về những cảnh giới có liên quan. Vị cư sĩ lần đầu tiên gặp mặt thì bị lão Hòa thượng nhắc nhở phải “quản tốt cái miệng của con”, muốn truy hỏi đến cùng lão Hòa thượng “nhất tâm bất loạn” rốt cuộc là cảnh giới gì, anh mới vừa mở đầu, thì bị lão hòa thượng ngắt lời, cười nói với anh: “Nhất tâm bất loạn làm sao nói cho con biết? Không thể nào nói được!”

Anh ấy nghe rồi chỉ cảm thấy rung động, anh bỗng chốc từ ghế sopha đứng dậy, không nhịn được muốn chia sẻ với mọi người vài câu, lời vẫn chưa nói ra, hai tay của anh đã xúc động không làm chủ được đã khua tay rồi. Lão Hòa thượng như thường ngày từ từ mà nói với anh: “Con không cần khua tay múa chân, dùng miệng nói, tay đừng nói.” Vừa nói, Ngài lại vừa học theo anh ấy dùng tay khua vài cái!

Nếu như có người hỏi lão Hòa thượng: Ngài đã thấy A Di Đà Phật chưa? Ngài sẽ khẳng định mà nói cho quý vị biết: Thấy rồi. Nhưng là đã thấy bao nhiêu lần, Ngài không nói. Khi Pháp sư Tịnh Không giảng kinh đã nói nhiều lần, Ngài tin tưởng lão Hòa thượng Hải Hiền trong một đời này không chỉ thấy A Di Đà Phật một lần, chỉ là lão Hòa thượng không chịu nói.

Lão Pháp sư Tịnh Không nói, người có tính cách như lão Hòa thượng Hải Hiền, nhiều nhất là ba năm, niệm Phật thì có thể được định. Trong “Tịnh độ Vãng Sanh Truyện” và trong “Tịnh độ Thánh Hiền Lục” những tấm gương cụ thể niệm Phật ba năm thì có thể thành tựu, có thể được định rất nhiều, rất phổ biến. Niệm Phật ba năm được định gọi là công phu thành phiến, đây không phải là định rất sâu, nhưng chỉ cần công phu thành phiến thì có thể vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, mà còn có thể tự tại vãng sanh. Cũng có không ít ví dụ những người sau khi đạt được công phu thành phiến, họ vẫn còn thọ mạng, nhưng mà không cần nữa, cầu A Di Đà Phật tiếp dẫn họ vãng sanh.

Sau khi đạt được công phu thành phiến, thêm ba năm nữa nhất định có thể được sự nhất tâm bất loạn, chính là được tâm thanh tịnh, lúc này tất cả ô nhiễm trong tâm thảy đều không còn. Tâm thanh tịnh có thể khai tiểu trí tuệ, tâm thanh tịnh là cảnh giới của A La Hán, Bích Chi Phật. Đạt được sự nhất tâm bất loạn, thế gian pháp, xuất thế gian pháp hầu như họ đều biết, cho nên lão Hòa thượng Hải Hiền nói Ngài “cái gì cũng biết”. Tiếp tục thêm ba năm, từ sự nhất tâm bất loạn nâng cao thì được lý nhất tâm bất loạn.

Trong Tịnh độ tông cảnh giới chứng được lý nhất tâm bất loạn chính là đại triệt đại ngộ trong Thiền tông, đại khai viên giải mà giáo hạ nói. Pháp sư Tịnh Không nói:

“Lão Hòa thượng Hải Hiền 20 tuổi xuất gia, sư phụ dạy Ngài một câu Phật hiệu, đến lúc Ngài 30 tuổi, nhất định chứng được niệm Phật tam muội rồi; nhiều nhất là thêm 10 năm, lúc 40 tuổi, đại triệt đại ngộ.”

Đối với cảnh giới của chính mình, kỳ thực lão Hòa thượng đã để lộ chút tin tức cho chúng ta. Ngài nói: “Cái gì tôi cũng biết.” Cái gì Ngài cũng biết, chỉ là Ngài không nói. Cái gì cũng biết chính là minh tâm kiến tánh, không phải minh tâm kiến tánh, không thể nói câu này, nếu không là đại vọng ngữ.

Cái gì cũng biết! Phật pháp, thế pháp, quý vị đi hỏi Ngài, Ngài đều biết, không có gì không biết. Lão Hòa thượng Hải Hiền giống như Đại sư Huệ Năng, kinh điển chưa niệm qua lần nào, đều không biết một chữ. Đại sư Huệ Năng còn được nghe Ngũ Tổ giảng nửa bộ Kinh Kim Cang, lão Hòa thượng Hải Hiền ngay cả một lần nghe giảng kinh cũng không có, nhưng nếu như quý vị niệm kinh văn cho Ngài nghe, Ngài sẽ giảng giải cho quý vị, những điều Ngài giảng chắc chắn không sai. Pháp sư Tịnh Không tán thán rằng: “Trong thời đại của chúng ta, còn xuất hiện người như vậy, rất hiếm thấy! Thiền tông đời Đường xuất hiện một vị Huệ Năng, Tịnh độ tông ngày hôm nay, xuất hiện một vị lão Hòa thượng Hải Hiền.”

Trích "Cuộc đời Hòa thượng Hải Hiền"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm