Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 04/07/2023, 15:58 PM

Hóa trang thành Đức Phật livestream bán hàng trên TikTok, bị xử lý ra sao?

Đại diện GHPGVN cho rằng TikToker hóa trang thành Đức Phật livestream bán nước hoa với lời lẽ phản cảm là hành vi bôi nhọ Phật giáo. Hành vi này bị xử lý ra sao?

Vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip hóa trang thành Đức Phật livestream bán nước hoa của nam TikToker NB. Người này sử dụng những lời lẽ khó nghe, thiếu chuẩn mực, thậm chí đòi tiền đặt lễ với thái độ cau có, gắt gỏng khiến nhiều người phản ứng.

Cụ thể, nam TikToker NB đã có những phát ngôn phản cảm như: “Tại sao đi cầu lộc buôn lộc bán mà không dâng sính lễ? Có money (tiền bạc) ở đấy không?”, “Mang 100.000 nghìn, mày bán rẻ tao quá đấy”... Người này còn đặt một biệt danh cho người phụ nữ bán hàng cùng với mình là “Thích Thì Nhích”.

Ý kiến chính thức về hiện tượng sử dụng biểu tượng Đức Phật để livestream bán hàng

TikToker NB giả Phật tổ livestream bán hàng trên TikTok khiến dân mạng phản ứng - Ảnh: Thảo Hiền

TikToker NB giả Phật tổ livestream bán hàng trên TikTok khiến dân mạng phản ứng - Ảnh: Thảo Hiền

"Đây là hành vi bôi nhọ Phật giáo"

Nhiều cư dân mạng đã bức xúc khi xem đoạn clip. Nhiều người cho rằng Đức Phật là hình ảnh tôn kính của các Phật tử Việt Nam và trên thế giới. Việc hóa trang thành Đức Phật bán hàng kèm với những lời lẽ, cử chỉ không hay là phần nào xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

Chủ tài khoản P viết: “Không thể chấp nhận được. Không thể mang Đức Phật ra để làm trò đùa như vậy”. Đồng quan điểm, một tài khoản có tên VPH bình luận: “ Đây là hành động coi thường Phật tổ, coi thường người xem. Cần lên án mạnh để răn đe những người đi sau”; …

Trao đổi với PLO, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin Truyền thông T.Ư GHPGVN cho biết, hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube xuất hiện nhiều nội dung bôi nhọ Phật giáo, xúc phạm niềm tin tôn giáo của hàng chục triệu tín đồ Phật tử, điển hình như trường hợp hóa trang thành Đức Phật bán hàng trên livestream. Những việc làm sai trái này kéo theo những hệ lụy lâu dài.

Xúc phạm tôn giáo là hành vi nghiêm cấm

Nói về hành vi hóa trang Đức Phật livestream bán hàng, luật sư Đào Thị Bích Liên, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết tại khoản 3 Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể về mức xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022 quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức nào có hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Hóa trang thành Đức Phật livestream bán hàng trên TikTok khiến dân mạng bức xúc

Trong trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, là sẽ bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Đồng thời, người vi phạm còn bị buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.

“Do đó, người mà xúc phạm tôn giáo trên mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng và phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật xuất phát từ hành vi vi phạm gây ra”, Luật sư Đào Thị Bích Liên nói.

Trong trường hợp phát hiện hành vi xúc phạm tôn giáo thì cá nhân có thể trình báo cho Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo tại UBND các cấp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đối diện với cái chết của người thân

Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024

Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.

Thiền và tập tạ

Góc nhìn Phật tử 09:30 23/11/2024

Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Xem thêm