Thứ, 13/06/2022, 14:29 PM

Hoa và trái (Thầy Nhất Hạnh trong tôi)

Người Việt Nam, dù Phật tử hay không, và dù đồng ý với Thầy hay không trên điểm này điểm nọ, đều có thể hãnh diện về con người ấy, hiếm có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như trong lịch sử dân tộc cận đại.

Hoa và trái (Thầy Nhất Hạnh trong tôi) 1

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thầy Nhất Hạnh là một đóa hoa. Hoa sen nở trên biển lửa. Thầy Nhất Hạnh là một đóa hoa. Hoa tường vi nở trên bom đạn chiến tranh.

Biển lửa của chiến tranh đã đưa Thầy ra ngoại quốc. Từ đó, Thầy trở thành Thay, tên gọi kính trọng và thân thương của môn đồ trên khắp quốc tịch. Ngôn ngữ Việt Nam đã được Thầy quốc tế hóa. Người Việt Nam đi đâu cũng làm người Việt Nam. Dù người đó đã trở thành một nhân vật lớn của quốc tế. Dù Sư Ông đã trở thành một thiền sư xuất chúng, vượt lên trên mọi biên giới, mọi chủng tộc, mọi ngôn ngữ. Tung hoành trên một thế giới toàn cầu hóa, đại chúng hóa, truyền thông hóa, Thầy đã mang thiên tài Việt Nam của Thầy để quốc tế hóa văn hóa Việt Nam trên khắp năm châu và Việt Nam hóa một tín ngưỡng toàn cầu qua lời nói và màu áo của Thầy. Người Việt Nam, dù Phật tử hay không, và dù đồng ý với Thầy hay không trên điểm này điểm nọ, đều có thể hãnh diện về con người ấy, hiếm có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như trong lịch sử dân tộc cận đại.

Nhưng Thầy Nhất Hạnh là một trái cây chưa thực hiện được vẹn toàn lời hứa với một bông hoa nhỏ bé khi hoa chỉ mới hé nụ trong vườn chùa Từ Hiếu. Nụ hoa thời đó mang một ước mơ riêng biệt Việt Nam, ước mơ canh tân Phật giáo để Phật giáo xứng đáng với vị trí của mình trong tiến hóa của thời đại. Cùng với Thầy, cả một thế hệ trẻ đã nuôi mơ ước ấy. Cùng với Thầy, ước mơ ấy vẫn còn nguyên vẹn là nụ hoa nhỏ trong vườn chùa xưa. Thời cuộc, sợ hãi, chia rẽ, và nhất là cá tính vượt bực nhưng đơn độc của Thầy, đã làm cho trái cây thiếu chất ngọt đặc thù trên miếng đất quê hương. Trái cây đã gieo hạt lành khắp nơi, nhưng hạt dành cho Việt Nam thiếu tố chất thích nghi với đất, thiếu mưa thuận gió hòa. Trái cây đã vượt quá xa lời hứa với nụ hoa Từ Hiếu, nhưng không khỏi làm phụ lòng mơ ước của bông hoa nhỏ bé ngày xưa.

Dù sao, trên tất cả, con người quốc tế nhưng vẫn đậm chất Việt Nam ấy đã nối kết, với tài hoa quý hiếm, quá khứ với hiện tại, truyền thống với thời đại, văn học của thế giới và văn học của Việt Nam qua thiên tài của ngòi bút và phong thái của thiền sư. Tất cả những thiền sư lớn từ ngàn xưa đều là những thi sĩ lớn. Nghẹn ngào trước tin Thầy mất, tôi muốn đọc lại một bài thơ cũ của Thầy, làm từ độ hãy còn là hoa trong Từ Hiếu, trong bối cảnh chiến tranh - bài thơ đã mang tôi đến với Thầy như cả một thế hệ trẻ đồng thời với tôi:

Sáng nay vừa thức dậy

Nghe tin em gục ngã nơi chiến trường

Nhưng trong vườn tôi

Vô tình khóm tường vi vẫn nở thêm một đóa

Tôi vẫn sống, tôi vẫn ăn, và tôi vẫn thở

Nhưng biết bao giờ tôi mới được

Nói những điều tôi ước mơ?

Tôi cung kính đảnh lễ trước Thầy và buồn cho một ước mơ chung chưa thành tựu. Hòa bình thực sự chưa nở trong lòng người. Áo mới cho Đạo vẫn cứ thiếu đường kim mũi chỉ. Áo Thầy may, gấm thêu quá đẹp, nhưng kích thước ấy chưa làm thoải mái hình hài Việt Nam.

Ngậm ngùi, thương nhớ Thầy đến xót ruột, chúng tôi, cả một thế hệ, đành nghĩ: biết bao giờ, biết đến bao giờ, chúng ta có được một thiên tài như vậy, biết bao giờ, biết đến bao giờ, chúng ta có được trái ngọt ước mơ?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Vài nét về Đức Thánh tổ Ni Đại Ái Đạo

Chân dung từ bi 08:23 21/03/2025

Nữ Tôn giả Đại Ái Đạo hay Kiều Đàm Di là vị nữ đầu tiên xuất gia hành Thánh đạo. Ngài sinh trưởng tại Devadaha, nước Câu Ly - một nước nhỏ đối diện với Ca Tỳ La Vệ, con của vua Thiện Giác (Suddhodana).

Ni trưởng Huỳnh Liên tấm gương bất khuất

Chân dung từ bi 10:16 10/03/2025

Ni Trưởng đã chọn cho mình một thái độ dấn thân tích cực. Như trong lời thơ Ni Trưởng đã viết: “Nguyện xin hiến trọn đời mình / Cho nguồn đạo pháp, cho tình quê hương”.

Ngài Khangser Rinpoche và hành trình chia sẻ hạnh phúc tại Việt Nam

Chân dung từ bi 14:07 06/03/2025

Ngài Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam trong một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh và 3 lời dạy trong quá trình tu tập

Chân dung từ bi 15:30 27/02/2025

Chúng ta hiện nay đang ở sâu vào thời mạt pháp, trí lực thì cạn mỏng mà nghiệp lực lại sâu dày, khó mà tự sức mình được giải thoát...Nương theo pháp môn Tịnh độ, chúng ta đầy đủ lòng tin sâu chắc, phát nguyện tha thiết, niệm Phật tinh cần, thì sẽ nương đại nguyện của Phật A Di Đà mà đới nghiệp vãng sanh, giải quyết việc sanh tử ngay trong đời này.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo