Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 21/12/2013, 16:13 PM

Họa vẽ hoặc tạc tượng Bồ Tát Địa Tạng có giúp xóa được ác nghiệp không?

Đức Phật là người đã thành tựu hạnh nguyện của mình trong muôn vạn kiếp, giáo lý của Ngài luôn trở thành hiện thực; Ngài đã từng đem đến cho mọi người sống xung quanh Ngài, tu học theo giáo lý từ bi, đều được thành tựu như Ngài qua nhiều hạnh nguyện lợi tha, luôn đến với tha nhân trong từng thế hệ, được kết quả thoát khổ


HỎI: Con xem kinh Địa Tạng Bồ Tát Phẩm thứ 6 nói rằng: Trong đời vị lai nếu có chúng sanh nào nghe đến danh tự của Địa Tạng Bồ Tát hoặc có người cung kính chắp tay lễ bái, người đó có thể vượt qua 30 kiếp tội nghiệp.

Nếu có người tô vẻ hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát hoặc dùng đất đá, nhựa sơn, hoặc dùng vàng bạc, đồng thiết tạo nên hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát rồi chiêm ngưỡng lễ bái, người ấy sẽ có thể được 100 lần vãng sanh về cõi trời thứ 33 và vĩnh viễn không bao giờ đọa vào ác đạo. Vậy nếu trong lúc mình sống, nếu lỡ có làm chuyện ác phải bị đọa ác đạo thì làm theo kinh Địa Tạng như vậy có được xóa bỏ nghiệp ác đã tạo ra không? Xin Sư hoan hỷ cho con được biết ạ.
 Tạc tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương

ĐÁP:

Đạo Phật là đạo từ bi, cứu khổ ban vui cho chúng sanh trong thế giới Ta Bà nói chung, nói riêng cho con người trên hành tinh địa cầu. Giáo lý của Đức Phật là giáo lý cực tắt đưa người tiến đến giải thoát những ưu bi phiền não trong thế gian, bước vào thế giới an vui, niết bàn tịnh lạc và rất cụ thể nếu mọi người biết tĩnh thức buông xả và biết cách sống trong thế giới ô trược.

Đức Phật là người đã thành tựu hạnh nguyện của mình trong muôn vạn kiếp, giáo lý của Ngài luôn trở thành hiện thực; Ngài đã từng đem đến cho mọi người sống xung quanh Ngài, tu học theo giáo lý từ bi, đều được thành tựu như Ngài qua nhiều hạnh nguyện lợi tha, luôn đến với tha nhân trong từng thế hệ, được kết quả thoát khổ.

“Chúng sanh vô biên thê nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”

Như trên thì quý phật tử đã thấy, Phật độ chúng sanh, độ những người khổ đau trong tăm tối, độ những kẻ mê lầm, độ những ai đang sống trong một môi trường phức tạp làm khổ đau cho nhau, liên lụy lẫn nhau, đua nhau làm những việc ác, tranh danh đoạt lợi, tranh bá đồ vương, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ thế hiếp cô… trên đời luôn có những cuộc sống như thế, nên cần có những giải quyết về những bất công đó và giáo lý Đức Phật có khả năng đưa con người đến thế giới an lạc, bình đẳng.

Tuy nhiên, hôm nay đức Phật Thích Ca không còn trong cuộc đời, nên hạnh nguyện độ đời của Ngài được thông qua các hạnh nguyện của Đức Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền, Di Lặc, Quán Âm, Địa Tạng v.v...

Qua câu hỏi về hạnh nguyện của Ngài Địa Tạng bồ tát, trong kinh Đức Phật dạy Phổ Quảng bồ tát như sau:

“…Trong đời vị lai nếu có chúng sanh nào nghe đến danh tự của Địa Tạng Bồ Tát hoặc có người cung kính chắp tay lễ bái, người đó có thể vượt qua 30 kiếp tội nghiệp.

Nầy Phổ Quảng! Nếu có người thiện nữ nào họa vẽ hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát rồi chiêm ngưỡng lễ bái, người ấy sẽ có thể được 100 lần vãng sanh về cõi trời Đạo Lợi và vĩnh viễn không bao giờ đọa vào ác đạo.

Như có người nữ nào nhàm chán thân gái, hết lòng cúng dường, hoặc dùng đất đá, nhựa sơn, hoặc dùng vàng bạc, đồng thiết tạo nên hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát, cúng dường như thế mãi không thôi, thì trong trăm nghìn muôn kiếp không còn thọ thân người nữ…” (Kinh Địa Tạng - phẩm 6 - Phật dạy sự lợi ích, Khỏi nữ thân, trang 83-84, bản dịch HT Thích Trí Tịnh).

Nói “chúng sanh”, tức là nói đến những người lầm lỗi, gây ra nhiều tội chướng, nghiệp báo, mang thân nghiệp chướng nên mới sanh vào thế giới Ta Bà làm kiếp chúng sanh, hóa thân muôn hình vạn trạng, khi thì thượng cầm, lúc thì hạ thú, lúc ở biển, lúc ở núi rừng, lúc thì mang thân nam, khi thì mang thân nữ…

Nói người “nghe” tức là người biết niệm danh hiệu của Bồ tát Địa Tạng ở phần nhĩ căn; người cung kính chắp tay lễ bái, tô vẽ hình tượng, tạc hình tượng đức Bồ tát tức là thân tâm người đó đã đến với Phật pháp rồi, người đến với Phật pháp là người tĩnh thức biết làm thiện, tránh xa điều ác, biết thực hiện những công đức “lành nhỏ không bỏ, dữ nhỏ không làm”, biết ăn chay niệm Phật, luôn giữ chánh niệm nên việc ác ngày càng xa, việc thiện đến, tội diệt, phước sanh đó là chân lý.

Qua hạnh nguyện của Bồ tát Địa Tạng, chắc chắn người có chí nguyện làm việc thánh thiện thì thoát khổ, không còn bị những nghiệp chướng đọa lạc trong ác đạo dù trước đó làm ác huống chi là thân nữ.

HT.Thích Giác Quang/Nguồn www.Tinhdononbong.com

TIN, BÀI LIÊN QUAN
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm