Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 27/03/2022, 09:00 AM

Hoàn tục trở về đời sống cư sĩ tại gia

Không còn tiếp tục con đường xuất gia, trở về đời sống cư sĩ tại gia là chuyện rất bình thường. Đôi khi, hoàn tục là điều hay cho những ai nhận thấy sức mình không kham nỗi hoặc thối thất chí nguyện ban đầu hay gặp những hoàn cảnh xảy ra ngoài ý muốn.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, Tỷ kheo hay Tỷ kheo ni nào, từ bỏ học pháp, trở lui đời sống thế tục, có năm vấn đề hợp pháp để tự trách và chỉ trích đến với vị ấy ngay trong hiện tại. Thế nào là năm?

Trong thầy (vị ấy nghĩ) không có lòng tin đối với các thiện pháp, trong thầy không có lòng hỗ thẹn đối với các thiện pháp, trong thầy không có lòng sợ hãi đối với các thiện pháp, trong thầy không có tinh tấn đối với các thiện pháp, trong thầy không có trí tuệ đối với các thiện pháp.

Tỷ kheo hay Tỷ kheo ni nào, này các Tỷ kheo, từ bỏ học pháp, trở lui đời sống thế tục, năm vấn đề hợp pháp này để tự trách và chỉ trích đến với vị ấy ngay trong hiện tại.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Sức mạnh hữu học, phần Học pháp [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.309)

Chư Ni chỉ được hoàn tục một lần liệu có bình đẳng?

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

LỜI BÀN:

Xuất gia là phát nguyện đi theo con đường Thánh, lộ trình ấy thường được gọi nghịch lưu. Bởi không xuôi theo những cám dỗ, đam mê của thế thường nên người sơ tâm phải đối diện với vô vàn khó khăn trước tình cảnh phước mỏng, nghiệp dày. Với thách thức này, không phải người xuất gia nào cũng dễ dàng vượt qua nên có người phải trở về rồi quay lại hoặc về hẵn làm người con Phật tại gia, tu thân và hộ pháp.

Không còn tiếp tục con đường xuất gia, trở về đời sống cư sĩ tại gia là chuyện rất bình thường. Đôi khi, hoàn tục là điều hay cho những ai nhận thấy sức mình không kham nỗi hoặc thối thất chí nguyện ban đầu hay gặp những hoàn cảnh xảy ra ngoài ý muốn. Thời Thế Tôn tại thế, nhiều vị xuất gia đã hoàn tục, dù có quở trách ít nhiều song hầu hết Phật đều tùy thuận. Bởi Ngài thấu rõ duyên nghiệp mỗi người và nhất là tu tập hoàn toàn dựa trên nền tảng tự nguyện, mọi sự ép uổng sẽ không đem lại kết quả đôi khi còn phản tác dụng.

Với bất cứ hoàn cảnh nào, người con Phật cũng cần quán sát nguyên nhân. Khi đã thấy rõ duyên khởi của vấn đề thì chúng ta không trách cứ hay phàn nàn về ai cả. Do thầy tổ không quan tâm, do huynh đệ không đùm bọc, do Phật tử không ủng hộ ư? Điều quan trọng nhất phải nhận ra là do mình. Dấn thân bước tới, dừng lại hưởng an nhàn hay thoái lui hoàn tục, xét cho cùng cũng do mình tự quyết. Vì thế, nếu trách trước phải nên tự trách mình.

Cố nhiên hoàn tục là thối thất trong sự nghiệp xuất gia nhưng điều quan trọng là chúng ta nhìn nhận vấn đề như thế nào và bản thân người hoàn tục nhận thức trách nhiệm của mình với Đạo pháp? Đâu đó vẫn còn những nhìn nhận, đánh giá thiếu cảm thông và nhất là chưa có giải pháp thỏa đáng cho những vị đã hoàn tục có điều kiện tiếp tục cống hiến xây dựng ngôi nhà Phật pháp. Điều này thiết nghĩ cũng là thao thức, trăn trở của tất cả những người con Phật trong bối cảnh hiện nay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024

Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.

Xem thêm