Học hài hòa và đoàn kết
Đạo Phật dạy chúng ta hài hòa về nhận thức, hài hòa trong ngôn ngữ, trong việc sống chung, trong việc đảm nhận các trách nhiệm, trong việc chia sẻ các quyền lợi thỏa đáng.
Rất nhiều người gặp khó khăn trong việc gắn kết với người khác. Điều này do tính cố chấp, tự ái quá cao, hoặc cũng có thể ngược lại, do mặc cảm tự ti. Khi cố tình không tìm ra tiếng nói chung thì người ta dễ xung đột, mà xung đột nào cũng dẫn đến kết thúc là loại trừ nhau. Dù muốn hay không, kết quả đó vẫn diễn ra như một quy luật tất yếu.
Các đảng phái chính trị khó có thể hài hòa và đoàn kết nhau vì họ đại diện cho một ý thức hệ hay một lý tưởng và khuynh hướng quản trị đất nước. Các tôn giáo trong lịch sử như Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo đã từng có những cuộc thánh chiến.
Đạo Phật dạy chúng ta hài hòa về nhận thức, hài hòa trong ngôn ngữ, trong việc sống chung, trong việc đảm nhận các trách nhiệm, trong việc chia sẻ các quyền lợi thỏa đáng.
Ta thử quan sát một vườn hoa. Có biết bao loại hoa với sắc màu, hình dáng, mùi thơm khác nhau. Nếu biết cách nhìn tích cực, ta sẽ thấy màu vàng của hoa cúc làm nổi bật màu tím của thược dược. Màu trắng của hoa huệ tôn thêm vẻ đẹp của bông hồng đỏ. Như vậy, sự dị biệt làm cho các khác biệt trở nên nổi bật và phong phú hơn. Nhận thức này giúp cho ta bỏ được thái độ độc tôn, độc tồn. Thói độc tôn, độc tồn thường dẫn đến nhu cầu lợi ích nhóm. Ta nghĩ rằng chỉ có những người cùng quan điểm, khuynh hướng mới có thể nối kết với nhau. Đó là lý thuyết. Thực tế, nếu ta biết tương nhượng các quyền lợi, nếu ta biết cộng tồn để cùng phát triển thì hạnh phúc sẽ là một kết quả hiển nhiên. Theo tinh thần Phật dạy qua học thuyết duyên khởi, thái độ và khuynh hướng sống hài hòa được xem là sự chọn lựa tốt nhất.
Trong các tăng đoàn, tăng đoàn Làng Mai dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh điển hình về tình huynh đệ, tức là các vị đồng tu thương kính nhau, nâng đỡ, dìu dắt nhau, không xảy ra các tranh chấp quyền lợi. Một phần là do cách tổ chức rất đặc biệt của làng Mai, khi vị trụ trì không phải là người quyết định. Ban Giáo thọ là những người có trách nhiệm giáo dục trong các khóa tu và các vị đủ giới lạp tỳ kheo có thể tham gia biểu quyết, đúng theo tinh thần của đức Phật thời Ngài còn tại thế. Lấy ý kiến tập thể làm ý kiến chung là việc làm rất thông minh, vì thế mọi người dễ đồng thuận và chấp nhận làm theo.
Người đứng đầu một tổ chức, dù là chính phủ, tôn giáo, xã hội hay dân sự mà không có được tâm lý hài hòa, lời nói, hành động, ứng xử hài hòa thì nhân viên cũng như đối tác khó tránh khỏi mâu thuẫn, xung đột do dị biệt.
Nghiệp trong thuật ngữ tiếng Sanskrit là Karma, hiểu theo nghĩa gốc là các hành động đơn lẻ của con người. Hành động riêng thì thường mang tính khác biệt. Vì vậy sau này khi các hành động đó được phân loại thành hành động cùng tính chất và khác tính chất thì chúng ta có những khái niệm mới. Đó là nghiệp tập thể để đánh dấu sự khác biệt và là tập hợp của những nghiệp cá nhân. Nghiệp tập thể bao gồm nghiệp gia đình, nghiệp làng xã, nghiệp cộng đồng, nghiệp vùng miền, nghiệp quốc gia, nghiệp liên minh.
Thấy được nghiệp chung và nghiệp riêng, chúng ta dễ thông cảm và chấp nhận ranh giới của sự tương nhượng giữa mình và người khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác. Tôn trọng ranh giới tương nhượng đó, ta giữ được tố chất hài hòa và không làm cho những dị biệt trở thành các trở ngại trong tương quan xã hội.
Trên thương trường, các công ty lớn thường muốn thôn tính, “nuốt gọn” các công ty nhỏ. Nhưng nếu sống bằng tâm hài hòa, ta sẽ chú tâm vào việc đầu tư và phát triển, hoàn thiện bản thân chứ không bận tâm vào việc loại trừ người khác. Phải thấy rằng doanh nghiệp nào cũng làm một công việc chung là phục vụ khác hàng. Công ty nào khéo tổ chức dịch vụ, có giá cả hợp lý, sản phẩm tốt thì tự nhiên sẽ có khách hàng, hữu xạ tự nhiên hương là vậy.
Hài hòa và đoàn kết không phải là điều quá khó để thực hiện. Chỉ cần ta có tấm lòng và quyết tâm. Nếu biết chấp nhận các dị biệt, biết tán dương và tùy hỉ với thành công của người khác thì ta thoát ra khỏi xung đột, loại trừ, thôn tính do các mâu thuẫn mà ra.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm