Học kiên trì và nhẫn lại
Người mới bắt đầu con đường tu học trong chùa thường được dạy cách thực tập vượt qua cái tôi bằng cách phải làm những việc vặt vãnh, buộc học những nghi thức, thi kệ, luật ni, các lời kinh. Rất nhiều tu sĩ “trượt vỏ chuối” ngay trong chặng này. Muốn thành công thì ta phải kiên trì hơn những người bình thường.
>>Kiên nhẫn là chứng tích của tình yêu thương đích thực
Một trong sáu Ba la mật được đức Phật giảng dạy cho các đệ tử của Ngài là giữ tâm kiên trì, nhẫn nại trước nghịch cảnh, khó khăn.
Rất tiếc, người Trung Quốc đã dịch ra thành một từ có nghĩa quá hẹp là “nhẫn nhục”. Nhẫn nhục chỉ là một nội hàm nhỏ của nhẫn nại. Trong kinh Trung bộ và một số bài kinh Pali khác, đức Phật mô tả nhẫn nại bao gồm nhẫn nại thời tiết khí hậu bốn mùa, nhẫn nại các khó khăn của hoàn cảnh như chiến tranh, thay đổi chính thể, các luật lệ hà khắc không phục vụ cho quyền lợi của dân tộc và phát triển của mọi thành phần.
Nhẫn nại còn là những chịu đựng tích cực để lên dây cót tinh thần cho chúng ta không bỏ cuộc giữa chừng, thiếu trách nhiệm và trốn tránh những rắc rối mà lẽ ra nếu kiên trì theo đuổi thì ta sẽ nhận diện được và vượt qua. Nhẫn nại còn là sự chịu đựng đi theo cái thiện và phải chấp nhận những nghịch cảnh diễn ra với những người làm thiện để từ đó chúng ta có cơ hội mang lại công bằng xã hội, những giá trị lợi ích lớn cho tha nhân.
Thiếu tính nhẫn nại thì chỉ cần gặp một vài trở ngại nhỏ là ta đã thui chột lòng hảo tâm của mình. Có không ít người tâm thiện nhưng chưa được trí tuệ soi sáng. Vì thế khi họ bị một vài người xấu lợi dụng thì ngọn lửa từ bi trong họ có thể bị tắt ngấm ngay. Họ bị ám ảnh, hoài nghi và không muốn dấn thân làm việc thiện nữa.
Đọc những bình luận trên hàng trăm bài báo online viết về vụ bảo mẫu Trang buôn bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề, ta sẽ thấy nhiều người nóng vội, không kiên trì chờ đợi phán quyết của tòa án mà cứ phê phán, chửi bới, tấn công ni sư trụ trì, chùa Bồ Đề, Phật giáo. Có nhiều người đã bày tỏ sự chán chường và thề thốt trên mạng rằng từ nay về sau sẽ không làm từ thiện nữa.
Đừng quên câu ngạn ngữ “nhà dột có nơi, mía sâu có mắt” để không quy nạp tùy tiện, không quơ đũa cả nắm. Một sự kiện cá biệt xảy ra tại chùa Bồ Đề không thể được mang ra để quy kết cho toàn bộ các chùa ở Việt Nam.
Nhờ công nghệ thông tin và các công cụ hiện đại như iPad, iPhone, điện thoại thông minh, chúng ta có thể cập nhập thông tin rất nhanh. Mặt khác nếu không khéo léo thì hàng ngày chúng ta sẽ phải hấp thụ một lượng thông tin xấu quá nhiều. Cứ vào những trang web online lớn thì có thể thấy, tin xấu xuất hiện nổi trội hơn tin tốt. Các phóng viên, nhà báo của các trang mạng điện tử thường dùng tin xấu để câu khách, giật tít càng “nóng” càng tốt. Truyền thông theo cách đó gieo rắc rất nhiều các hạt giống khổ đau ở người đọc, người xem, người tiêu thụ. Coi chừng vì hấp thu quá nhiều các hạt giống xấu, đến một lúc nào đó do mất tự chủ các hạt giống đó sẽ nảy mầm thành những hành động tiêu cực.
Ta cần biết nhẫn nại để thận trọng phân tích đúng sai. Chỗ nào xấu, chỗ đó chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không vì một chỗ xấu mà ta đánh mất niềm tin với những chỗ tốt. Hai năm trở lại đây, truyền thông Việt Nam đã lợi dụng những sự kiện như vậy để tấn công Phật giáo. Khi làm Phật sự, làm từ thiện hay khi phụng sự nói chung, ta phải có bản lĩnh để không bỏ cuộc nửa chừng.
Người mới bắt đầu con đường tu học trong chùa thường được dạy cách thực tập vượt qua cái tôi bằng cách phải làm những việc vặt vãnh, buộc học những nghi thức, thi kệ, luật ni, các lời kinh. Rất nhiều tu sĩ “trượt vỏ chuối” ngay trong chặng này. Muốn thành công thì ta phải kiên trì hơn những người bình thường.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm