Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 29/06/2023, 11:30 AM

Học Pháp phải đúng

Chúng ta học giáo pháp là để hiểu những lời đức Phật dạy rồi ứng dụng tu hành. Ngài là một bậc đại trí, bậc toàn giác vì Ngài đã chứng được Tam minh.

Audio

Thứ nhất là Túc mạng minh, tức là biết được quá khứ của mình trong vô lượng kiếp về trước. Thứ hai là Thiên nhãn minh, tức là biết được quá khứ của chúng sinh trong vô lượng kiếp về trước. Thứ ba là Lậu tận minh, tức là đoạn sạch tất cả lậu hoặc.

Ngày nay, có rất nhiều phương tiện giúp chúng ta tiếp cận Phật pháp và cũng có nhiều hình thức để  tu học như tụng kinh, đọc sách, nghe pháp,… Hình thức căn bản nhất của người học Phật là tụng kinh, tức là tụng lại những lời dạy của đức Phật. Thường xuyên tụng kinh thì mới có thể “thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển”. Khi thấu hiểu được lời Phật rồi, chúng ta sẽ biết được con đường mình phải đi, biết được phương pháp để hóa giải những nỗi khổ niềm đau, biết được đúng sai, phải trái để tránh rơi vào tà kiến, tà đạo.

Trong đạo Phật có tam tạng kinh điển, nếu chúng ta chỉ tụng một bộ kinh thì không thể nào có sự hiểu biết sâu rộng được.

Trong đạo Phật có tam tạng kinh điển, nếu chúng ta chỉ tụng một bộ kinh thì không thể nào có sự hiểu biết sâu rộng được.

Có lần, đức Phật nói với các đệ tử: “Các ông nghĩ thế nào, này các Tỳ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá Simsapa mà Ta nắm lấy trong tay, hay lá trong rừng Simsapa? Thật là quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá Simsapa mà Thế Tôn nắm lấy trong tay, và thật là quá nhiều lá trong rừng Simsapa. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, thật là quá nhiều, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các ông! Thật là quá ít những gì mà Ta đã nói ra!” nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu hết và thực hành hết được những gì Ngài dạy. Đến nay, những lời dạy của đức Phật đã được các đệ tử kết tập lại thành tam tạng kinh điển rất đồ sộ, ngay cả những vị xuất gia có khi đọc cả đời cũng không hết. Thế mà, có nhiều Phật tử còn cho rằng chỉ cần tụng một bộ kinh là đủ. Vậy đức Phật khuyên chúng ta học rộng hiểu nhiều để làm gì?

Trong đạo Phật có tam tạng kinh điển, nếu chúng ta chỉ tụng một bộ kinh thì không thể nào có sự hiểu biết sâu rộng được. Cho nên, chúng ta phải học thật nhiều kinh, đời này học chưa xong thì đời sau học tiếp. Đừng bao giờ nói rằng mình tu chỉ cần tụng một bộ kinh là đủ! Người mới học Phật chưa đủ trình độ để chuyên tụng một bộ kinh đâu. Ở ngoài đời, khi mới đi học, chúng ta lần lượt học tiểu học, trung học rồi đại học. Tiểu học và trung học phải học hết các môn, lên đại học mới học chuyên ngành. Như vậy, phải học qua các môn khác trước khi học chuyên ngành. Cũng thế, chúng ta phải tụng các bộ kinh khác trước khi chuyên tụng một bộ kinh. Còn bây giờ mới học đạo, chưa biết gì mà muốn chuyên tụng một bộ kinh thì hiểu biết cũng giống như bầu trời dưới cái nhìn của một con ếch ngồi đáy giếng, trong khi đó Phật pháp là cả bầu trời rộng lớn bao la, trọn đời học cũng chưa thấu hết được.

Chúng ta đừng để bị rơi vào cực đoan, phải học nhiều thì trí tuệ mới khai mở và vốn hiểu biết mới phong phú. Học ít hiểu ít, học nhiều hiểu nhiều và không học thì không hiểu. Bên cạnh việc tụng kinh, chúng ta nên nghe quý thầy giảng pháp vì có những bài kinh rất khó hiểu. Nếu được nghe quý thầy giảng giải sẽ giúp chúng ta dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thâm nhập hơn. Thế nhưng, nếu có  điều  kiện và khả năng thì chúng ta nên tự đọc, tự nghiên cứu các bộ kinh. Dần dần, chúng ta sẽ thấy được lời dạy của đức Phật thâm thúy, cao siêu như thế nào. Còn nghe quý thầy giảng, tuy dễ hiểu nhưng cũng chỉ nắm được phần nào lời Phật dạy thôi. Phải tự tìm hiểu, nghiên cứu, chiêm nghiệm, thực hành những lời do chính đức Phật nói ra và được kết tập lại trong kinh điển thì chúng ta mới có thể thâm nhập kinh tạng. Lúc đó, sự hiểu biết của mình sẽ chính xác hơn.

Ngoài ra, chúng ta cần cân nhắc khi nghe giảng pháp, tất nhiên chúng ta muốn nghe ai giảng cũng được, nhưng nghe rồi phải suy nghĩ cho thật kỹ. Bởi đức Phật đã nói rằng, ngay cả lời Ngài dạy, chúng ta vẫn phải suy nghĩ xem có đúng hay không, nếu đúng thì tin, còn không đúng thì có quyền không tin. Đừng bao giờ cho rằng gặp một vị thầy nào đó đáng kính, biết được một quyển kinh nào đó là do Phật nói thì có thể tin một cách tuyệt đối. Bởi vì kể cả kinh sách cũng có nhiều quyển không phải do chính đức Phật nói ra mà do một số người mạo danh đức Phật để truyền bá tư tưởng cá nhân. Nếu không có chính kiến, không đủ hiểu biết thì chúng ta dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, khi đọc một quyển kinh hay nghe một vị thầy nào đó giảng, nếu thấy hợp lý và khi đem thực hành có lợi ích cho mình và mọi người, thì lúc đó tin cũng chưa muộn. Ngược lại, chúng ta không nên tin. Đừng bao giờ thần thánh hóa một người nào hết, vì khi họ phạm giới, phá giới có thể chúng ta sẽ mất niềm tin, mất định hướng.

Nếu chưa đủ hiểu biết thì khi nghe người ta nói hoặc thấy người ta chạy theo ai đó, chúng ta dễ bị hùa theo mà không phân biệt được đúng sai, phải trái. Vậy nên, chúng ta phải có chính kiến, mà muốn có chính kiến thì phải nghiên cứu kinh điển. Có học nhiều kinh, chúng ta mới hiểu được những lời Phật dạy, mới biết đâu là đúng, đâu là sai, còn không thì dễ bị lừa gạt, bị dụ dỗ bằng những chiêu bài như “tu ít mà hưởng nhiều”. Khi đó, không những ta phí cả thời gian và công sức mà còn “mất cả chì lẫn chài”, không được lợi ích gì hết. Chúng ta gieo hạt giống xuống đất, nó phải nảy mầm, lên cây, rồi trải qua bao tháng năm, khi đủ duyên thì mới ra hoa, kết quả. Bây giờ, chúng ta tu ít mà lại muốn hưởng nhiều, mới tu mà đã mong thành Phật, như vậy là trái với nhân quả. Nếu đọc trong các  kinh,  chúng ta sẽ thấy rằng đức Phật đã tu vô lượng, vô số kiếp rồi, không phải Ngài chỉ tu một đời mà được thành Phật.

Người ta nói: “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”, nhưng đó chỉ là lý thuyết thôi, còn trên thực tế, có ai buông đao xuống mà thành Phật ngay được đâu. Cho nên, chúng ta phải hiểu là có nhân, có duyên, rồi từ từ mới có quả. Việc gì cũng cần phải có thời gian. Muốn làm bác sĩ thì phải trải qua bốn đến sáu năm học đại học y khoa, ra trường phải thực tập,… đâu phải mới học mà làm bác sĩ được ngay. Cũng vậy, muốn thành Phật bắt buộc phải trải qua quá trình văn, tư, tu trong thời gian dài; chứ không thể trong một thời gian ngắn mà thành tựu được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài kinh: Sáu Pháp hòa kính

Kiến thức 10:30 06/05/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tinh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Kiến thức 09:39 06/05/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xứng đáng là ruộng phước

Kiến thức 08:14 06/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ờ Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Xem thêm