Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/11/2023, 11:48 AM

Hướng về Phật trị bệnh vô cảm

Giữa sân chùa đông đúc, người qua người lại, tôi chắp tay hướng về đức Phật. Chắp tay cho có vẻ Phật tử thôi chứ thực ra trong lòng lại rộn rã chuyện ngoài xã hội nhiều hơn là chuyện kinh kệ.

Bao nhiêu cảm xúc khô cứng, gần như trái tim tôi đã trở nên chai lì. Có lẽ là do thông tin nhiều quá chứ bản thân chưa từng gặp cú vấp váp nào ở đời.

Ngày nay, việc thông tin là rất cần thiết và cần phải được cập nhật hằng ngày. Thế nhưng, nhiều thông tin quá xem chừng con người cũng dễ bị nhàm. Chẳng hạn như xem các mục tai nạn, xe chèn chết người... lần đầu gây cảm xúc mạnh, nhưng đọc riết thấy thường và dần dần đến vô cảm.

Bệnh vô cảm đang xảy ra càng lúc càng nhiều. Nghe đâu có em bé ở Trung Quốc bị xe cán qua cán lại hai lần thế mà người đi qua kẻ đi lại không hề có chút biểu hiện nào đến sự việc. Mạng sống con người xem chừng quá rẻ mạt! Tôi có đọc phải trang thông tin ấy, biểu hiện cũng bình thường vì tôi nghĩ ai đó chơi cắc cớ xử lý hình ảnh rồi tung lên mạng. Bởi vì cũng có nhiều sự việc na ná như vậy, và tôi cho rằng dễ gì mà đánh lừa mình! Thế rồi tôi cho qua...

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Cho đến khi cư dân mạng xôn xao, người người la toáng lên về bệnh vô cảm, báo chí cảnh báo xã hội đang trở nên chai lì, tôi cảm thấy như mình có trong đó. Biết rằng là ở xa xôi nơi nào đó, nhưng hôm tôi xem bài báo qua quít, rồi nghi kỵ này nọ cho là giả vờ. Tôi “khôn” đến mức chẳng có biểu hiện tình cảm nào. Tôi “khôn” và biết cách giải thích cho mình vì sao thờ ơ với việc đó, không đau xót như buổi đầu đọc báo. Tôi biết rằng cảm xúc bị chai lì là do thông tin cập nhật hằng ngày, nhưng không lẽ không xem thông tin nào nữa sao? Nhưng ở đời cái gì cũng có hai mặt, nếu không xem thông tin các vụ việc xảy ra xung quanh thì mình cũng thành ra lạc hậu. Rốt lại, nếu biết mình là “khôn” thì ít nhất cũng biết cách “trị bệnh” cho mình. Tôi bệnh gì? Chuyện ấy xảy ra bên kia ở đất người thì liên can gì đến tôi? Và nếu như mình cứ cho qua, thì một ngày nào đó nó xảy ra trước mắt ắt mình cũng cho qua như thế.

Vậy ra, muốn trị cái bệnh vô cảm này chỉ bằng cách đánh động sự vụ rùm beng lên thôi chưa đủ. Tình cảm con người trong lòng có sẵn. Làm sao để phản xạ của con người đúng hướng? Tôi nghĩ phải có bài bản và hành vi cụ thể, vì ý thức đã có rồi nhưng trong tâm thức chưa có thì cũng như không. Mà muốn trong tâm thực sự không vô cảm, thì phải có cảm xúc thật.

Thế thì tìm cảm xúc thật ở đâu đây? Bản thân tôi muốn tìm đến những nơi nào làm lay động lòng người, tôi muốn đánh thức lại cảm xúc của mình như lúc ban đầu. Tôi cần mềm lòng, tôi cần khóc vì chuyện phải khóc và nhất là vì biểu hiện yêu thương với nhau giữa người với người.

Khác với tất cả mọi loài trên trái đất, con người có cảm xúc và nó đồng hành với ta cả cuộc đời. Nếu người nào đã chai lỳ, ắt tự đánh giá mình thấp. Tôi sợ mình chai lỳ là như vậy, tôi sợ mình không phải là con người.

Tôi đến chùa chắp tay hướng về cõi Phật, miệng tuy không thuộc kinh kệ nhưng tâm đang mặc cả với muôn vàn chuyện ở đời. Ở nơi chùa chiền còn chứa đựng những tinh hoa của nhân loại, vì thế hơn hai ngàn năm mà vẫn không bị đào thải. Nếu nhìn dưới góc văn hóa, những nền văn hóa - văn minh của nhân loại - ít nhiều đã đi vào quên lãng thì ở nơi chùa chiền đang tồn tại hiện hữu có phải là nơi chứa đựng những tinh hoa văn hóa?

Cảm xúc chỉ có ở con người, mà chùa chiền luôn lưu lại những câu chuyện luôn làm lay động lòng người nhất. Tôi chắp tay hướng về đức Phật, trong lòng cảm xúc vô bờ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Xem thêm