Hương vị quê nhà: Dưa món
Ở miền Trung nói chung và ở Huế nói riêng những ngày Tết có một món ăn mang tên “Hương vị quê nhà” đó là dưa món. Đây là món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết. Đĩa dưa món thường có một vị trí quan trọng trong mâm ngày Tết.
Nhà người Huế nào cũng có thẩu dưa món ngày tết. Người mẹ Huế thường truyền dạy cho con gái kỹ năng gia chánh chăm lo cho gia đình đó đơn giản là những món ăn, bình thường là bữa cơm truyền thống và cao hơn là mâm cỗ cho những ngày kỵ giỗ, lễ tết. Hầu hết thế hệ 8x như tôi được “đào tạo” cơ bản để giữ ấm căn bếp, duy trì bữa cơm sum vầy.
Thường dưa món phải múc trong chén kiểu nhỏ hoặc dĩa nhỏ. Men sứ trắng và láng sẽ khiến ta nhìn rõ hơn dưa món hơi keo và sáng hơn những miếng dưa món màu vàng ẩn, màu cam cùng màu đỏ tươi của vài lát ớt. Vật liệu làm dưa món không cầu kỳ. Đu đủ già, cà rốt, củ cải, củ kiệu... Tuỳ nơi có thể thêm bớt nhiều ít. Có điều thứ nào đưa vào dưa món cũng có thêm giá trị. Đu đủ gọt vỏ, chẻ từng miếng, chuối cạnh, khía những rãnh theo chiều dài để cắt mỏng thành những đóa hoa nhỏ. Cà rốt, củ cải cũng vậy. Làm từ buổi sớm, chỉ phơi một nắng. Chiều chưa khô thì đem vào sấy trên lửa. Nước mắm nấu với đường, sôi xong riu lửa cho keo, để nguội. Củ kiệu ngâm nước tro, làm sạch vỏ và phơi héo. Tất cả cho vào thẩu ngâm 4-5 ngày, thấm là ăn được. Lúc này cho thêm ớt vào. Ớt trái đã lấy hết hột, giữ phần vỏ đỏ, cắt sợi cốt để tô điểm thêm màu sắc.
Nhiều bữa sáng, cả nhà ăn dưa món thái rối với xôi và bánh ú, bánh chưng. Ai chờ tới tết mới ăn chứ nhà mình ăn sớm để gọi tết về nhanh nhanh và để thưởng thức hương vị của món ăn này một cách trọn vẹn, tránh được sự thừa mứa của thức ăn ngày tết.
Trong một đĩa dưa món, mỗi món có vị khác nhau, đu đủ giòn không bở, cà rốt giòn mà bùi, củ cải giòn mà dẻo, củ kiệu đậm đà hơn. Ngày tết chẳng cần ăn gì nhiều, gắp vài miếng dưa món, uống một cốc rượu nhỏ là thấy đủ ngon, đủ no của hương vị ngày Tết. Hết Tết, những miếng dưa món cuối cùng càng thấm ngon và đậm đà hương vị.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đại lão Ni trưởng Thích Đàm Nhàn viên tịch, trụ thế 105 năm
Tin tức 15:57 26/12/2024Thuận thế vô thường, do tuổi cao, lực cạn, Đại lão Ni trưởng Thích Đàm Nhàn đã an nhiên thâu thần thị tịch lúc 18h5 ngày 25/12/2024 (25/11/Giáp Thìn) tại chùa Sùng Phúc (khu dân cư Tứ Thông, phường Tứ Minh, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) - hưởng đại thọ 105 tuổi, Giới lạp 84 năm.
Bỏ con trước cổng chùa, mẹ để lại tờ giấy 'sinh viên năm 3 khó khăn'
Tin tức 10:18 26/12/2024Bé trai 1 tháng tuổi bị mẹ bỏ rơi trước cổng chùa kèm tờ giấy ghi nội dung "sinh viên năm 3 do khó khăn nhờ chùa giúp đỡ, chăm sóc con".
Chùa Hàn Quốc sẽ trả lại bức tượng Phật cổ bị đánh cắp ở Nhật Bản
Tin tức 08:36 26/12/2024Chùa Busuksa ở Hàn Quốc cho biết sẽ trả lại bức tượng Phật cổ bị đánh cắp từ một ngôi chùa Nhật Bản sau khi tổ chức lễ cúng vào năm tới. Bức tượng này được tỉnh Nagasaki, Tây Nam Nhật Bản, công nhận là tài sản văn hóa hữu hình.
Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản
Tin tức 13:00 25/12/2024Chùa Kiyomizu-dera (Âm Vũ Sơn Thanh Thuỷ tự) ở Nhật Bản có phần hiên gỗ bề thế không sử dụng một cây đinh nào, thay vào đó là kỹ thuật khắc gắn phức tạp.
Xem thêm