“Kẻ cướp trong nhà khó đề phòng”

Chúng ta cho rằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là những thứ giúp đỡ mình; kỳ thật, sáu thứ này là sáu vật rất xấu xa, chúng dẫn kẻ gian vào nhà cướp đoạt hết Pháp bảo tự tánh của chính mình mà mình vẫn không hay biết; quả thật là "kẻ cướp trong nhà khó đề phòng!"

Từ kiếp vô thủy từ xa xưa đến nay, sáu căn của người phàm cứ chạy theo ngoại cảnh, tức là lục trần (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà "tìm thanh kiếm sắc" tạo ra không biết bao nhiêu nghiệp bất tịnh.

Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý của con người thì giống như sáu kẻ gian làm mối lái cho giặc, chúng dẫn bọn cướp vào nhà lấy hết tài sản quý giá nơi "căn nhà" tự tánh của chúng ta.

Chúng ta cho rằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là những thứ giúp đỡ mình; kỳ thật, sáu thứ này là sáu vật rất xấu xa, chúng dẫn kẻ gian vào nhà cướp đoạt hết Pháp bảo tự tánh của chính mình mà mình vẫn không hay biết; quả thật là "kẻ cướp trong nhà khó đề phòng!" Bây giờ hãy nói về mắt và tai:

Nhãn bất kiến, khẩu bất sàm,

Nhĩ bất thính, tâm bất phiền.

(Mắt không thấy, thì miệng không thèm thuồng,

Tai không nghe, thì lòng không phiền não.)

Khi trông thấy người khác ăn những thức ăn ngon lành thì tự nhiên mình có ý muốn nếm thử, rồi sanh lòng tham ăn. Khi nghe thấy lời nói hay ho, mình sanh lòng vui thích; còn nghe thấy những lời trái tai, nghịch ý thì sanh giận dữ.

Phòng hộ sáu căn theo lời Phật dạy

Ảnh minh họa. 

Các vị đừng cho rằng mắt là vật tốt, giúp mình nhìn thấy, bởi vì chính do sự giúp đỡ của mắt mà sanh ra đủ thứ phiền não, như khi mắt nhìn thấy sắc đẹp thì mình sanh lòng tham sắc đẹp, tham tới mức là mình đạt được nó thì lòng sanh phiền não, mà không đạt được nó thì cũng sanh phiền não! Ngay cả mũi, lưỡi, thân, tư tưởng hay ý niệm cũng đều như vậy, chúng khiến mình phát sanh ra đủ thứ phiền não, mà một khi phiền não nảy sanh là mình mất đi Pháp bảo tự tánh; nên nói rằng :

Thiên nhật khảm sài nhất thiêu tận.

(Ngàn ngày chẻ củi, một ngày đốt sạch.)

Cũng vậy, mình tu dưỡng công phu Thiền định cả ngàn ngày, nhưng đến khi đạt được cảnh giới khinh an tự tại rồi, thì hốt nhiên chỉ vì khởi một niệm phiền não mà bao nhiêu công phu đều tiêu tan cả; nên có câu:

Tinh tinh chi hỏa thiêu tận công đức chi lâm.

( Một đốm lửa nhỏ có thể thiêu sạch cả rừng công đức.)

Cho nên người tu Đạo cần phải:

Nhan quán hình sắc, nội vô hữu,

Nhĩ thính trần sự, tâm bất tri.

( Mắt nhìn hình sắc, lòng không động,

Tai nghe thế sự, dạ chẳng hay !)

Phải có được định lực như thế thì mới không bị người ta tới cướp của quý trong nhà. Nếu không, thì suốt ngày các vị sẽ theo sáu căn và sáu trần, tâm hướng ra ngoài mà chạy, chẳng biết hồi quang phản chiếu, và như thế gọi là " lậu" có nghĩa là phiền não.

Khi có lậu thì cứ luân lạc mãi trong ba đường ác, chẳng có kỳ hạn chấm dứt; như thế há chẳng đáng sợ sao?

Muốn đoạn trừ phiền não, trước tiên chúng ta phải truy tìm căn nguyên của phiền não. Đức Phật dạy rằng sáu thức (nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý) chính là giặc trong nhà. Bởi do Sáu căn cấu kết với sáu trần nên sanh ra sáu thức, rồi vì thế mà "khởi hoặc, tạo nghiệp" trở nên mê mờ, gây ra đủ thứ ác nghiệp. Cho nên, sáu căn chính là kẻ môi giới dẫn dắt chúng ta tạo ra những việc ác.

"Gia bảo"(vật báu) trong nhà mình là gì? Gia bảo của mình chính là chân tâm thường trụ hay Như Lai Tạng với tánh giác mầu nhiệm sáng suốt, chứ không phải là thứ tiền tài, vật chất có hình tướng của thế gian.

Tự tánh thì đầy đủ Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo, và chính là thứ "tài bảo chân chánh". Ngoài ra, siêng năng tu học Giới, Định, Huệ, hoàn thành Tam Vô Lậu Học, cũng là "Pháp bảo chân chánh" của chúng ta.

Có người nói: "Thứ tài bảo này, tài sản quý báu mà Thầy nói, không thể nhìn thấy thì làm sao tôi tin được?" Người này cũng chẳng đáng trách, bởi vì "tài bảo" này thì không có hình tướng nên chẳng thể nào thấy được. Nhưng mình vẫn có thể cảm nhận được nó, người có huệ căn thì sẽ biết được ngay, còn kẻ không có huệ căn thì chẳng thể biết được. Đó là vì huệ căn chưa thuần thục, chín chắn, cho nên họ không thể sanh khởi lòng tin và cũng không thể có sự hiểu biết rõ ràng được!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Kẻ cướp trong nhà khó đề phòng”

Phật giáo thường thức 17:09 12/12/2024

Chúng ta cho rằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là những thứ giúp đỡ mình; kỳ thật, sáu thứ này là sáu vật rất xấu xa, chúng dẫn kẻ gian vào nhà cướp đoạt hết Pháp bảo tự tánh của chính mình mà mình vẫn không hay biết; quả thật là "kẻ cướp trong nhà khó đề phòng!"

Điều hòa cuộc đời mâu thuẫn bằng hai hạnh

Phật giáo thường thức 15:00 12/12/2024

Chúng ta ứng dụng giáo lý của Phật trong cuộc sống thì cuộc sống vừa có đạo đức, vừa được an vui.

Bốn thời kỳ kết tập kinh điển

Phật giáo thường thức 14:00 12/12/2024

Bốn tháng sau khi Ðức Phật nhập niết-bàn, Ngài Ma Ha Ca Diếp (MaHa Kasypa) thay Phật thống suất tăng-chúng đã triệu-tập một hội nghị gồm khoảng 500 đại đệ-tử của Phật, ở thành Vương-Xá ( Rajagrika) để giảng tụng lại những giáo-lý mà Ðức Phật đã dạy.

Niệm Phật vãng sanh có 30 lợi ích

Phật giáo thường thức 13:00 12/12/2024

Năng lực niệm Phật vô cùng to lớn, người bị bệnh khổ niệm Phật đều được lành không thể kể xiết. Có người niệm Phật cảm được Xá lợi. Một số hạt Xá lợi vẫn còn giữ để cúng dường. Nên biết Niệm Phật lợi ích không thể nghĩ bàn.

Xem thêm