Khái luận về tu tập
Phật dạy rằng chúng sinh có khổ và chỉ ra con đường diệt khổ. Đây là một lời dạy trực tiếp giải quyết vấn đề. Vấn đề đặt ra là khổ và chỉ cách diệt khổ cho hết khổ.
Bất nhị là triết lý đông phương (I)
Các đạo hữu thân mến,
Cả năm nay bịnh dịch làm tôi có nhiều thời gian để ngồi thiền tư duy về lời Phật dạy. Tôi mạn phép chia sẻ những tư duy của mình tới độc giả.
Phật dạy rằng chúng sinh có khổ và chỉ ra con đường diệt khổ. Đây là một lời dạy trực tiếp giải quyết vấn đề. Vấn đề đặt ra là khổ và chỉ cách diệt khổ cho hết khổ. Cách đó là Bát Chánh Đạo để diệt tham sân si lậu hoặc. Rồi từ Bát Chánh Đạo là phân biệt 8 con đường chánh của Phật dạy với đường tà do cái ngã của ta đòi hỏi. Như vậy là diệt khổ là biết chánh và tà, biết vô ngã là chánh còn ngã mạn cái tôi là tà là vọng. Khi đó đi đến Thất Bồ Đề Phần là 7 cái tuệ giác đạt được diệt trừ lậu hoặc. Có tuệ giác là đạt được ngộ đạo. Nhìn chung đạo Nguyên Thủy là đi từ ngọn từ chiếc lá vô thân và xuống rễ cây. Chiếc lá là khổ vô thân cây là Bát Chánh Đạo là phân biệt lời Phật dạy là chánh còn cái Tôi dạy là tà. Rồi từ Bát Chánh Đạo đi đến Thất Bồ Đề Phần là 7 cái tuệ giác có phần thứ 7 là Thất Giác Chi là 7 bước để biết sáng suốt là ngộ đạo. Rễ cây chính là Thất Giác Chi.
Bây giờ tôi tu theo Đại Thừa. Tôi đi từ gốc ra ngọn là chiếc lá cây. Đầu tiên là tôi ngồi thiền đạt được định tuệ. Tôi ráng tìm cách ngồi thiền theo bất cứ lối thiền nào để đạt được định tuệ. Trong định có tuệ và trong tuệ có định. Không phân biệt phải có định mới ra tuệ như ngồi thiền Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ của Nguyên Thủy là phải đạt định theo thiền chỉ rồi mới bắt đầu thiền quán là quán chiếu ra tuệ giác như Thất Giác Chi. Đại Thừa thì định tuệ là một là nhất như. Khi ta định thì tuệ loé ra, định một chút thôi là tuệ giác loé ra vì tánh giác đã có sẵn trong ta rồi chỉ cần định một chút là tánh giác loé ra, giác ra một chút thì nó làm cho định cũng cố vững bền tăng lên thêm một chút và có định thêm một chút đó tạo tuệ thêm lớn ra và xoay vòng tròn định tuệ tuệ định là thiền quán. Khi có tuệ giác rồi thì nhìn ra thật tướng vạn pháp. Pháp là chính nó không có gì ngoài nó là như thị là vô ngã không có tự tánh không tự nhiên mà có là do duyên giả hợp mà thành. Pháp vô ngã là vậy. Từ đó ta quán đến nhân vô ngã là cái tôi cũng vô ngã. Như thế là ta đi từ gốc rễ cây đến thân cây. Nhân và pháp vô ngã rồi là ta nhìn ra chánh tà như hai mặt của bàn tay ta, trong chánh có tà và ngược lại. Khi nhìn ra cái tà tức là do tôi nói đưa ra thì tự khắc biết cái chánh cũng từ trong cái tà đó mà có. Một sắc na biết tà là một sắc na biết chánh vì chánh có từ trong cái tà mà ra. Cái do tôi do ngã tôi mà có là tà thì cái như thị các pháp là chánh. Khi biết chánh tà là ta biết đúng sai lời Phật dạy tức là lời Phật là chánh ngoài ra cái tôi dạy là tà. Như vậy là ta đi đến Bát Chánh Đạo. Tức là thân cây. Rồi từ chánh tà ta nhìn ra khổ vô minh tham sân si và tiêu diệt chúng tức là lá cây.
Bất nhị là triết lý đông phương (II)
Tóm lại hai con đường Nguyên Thủy và Đại Thừa đều đi đến cùng một mục đích và cùng một lối đi. Chỉ khác nhau là Đại Thừa đi từ rể ra lá cây, vì nó chứa đựng triết lý của đạo Phật còn Nguyên Thủy là đi từ lá cây vào rễ cây vì nó là thực hành là thực tiễn đời sống. Triết lý là đặt nặng tư duy phân tích phán đoán còn thực hành là đặt nặng về giới định tuệ lấy giới làm kim chỉ nam đi trước để đạt định rồi từ định mới sinh tuệ giác. Ngay cả thiền để tu tập thì Nguyên Thủy là Tứ Niệm Xứ là tuần tự 4 bước thiền chỉ rồi đến thiền quán. Còn Đại Thừa thì thiền là lấy vô niệm lấy tánh không mà quán chiếu để đi đến tuệ giác thì không bắt buộc 4 bước gì hết vì định và tuệ nhất như. Cũng dùng thiền để tu tập mà khác nhau chỉ là vậy. Một bên là đi từ hiện tượng vô bản chất còn một bên đi từ bản chất ra hiện tượng. Chúng ta đều chung một mục tiêu và tu tập đạt cùng chung một kết quả. Không có cái nào đúng đắn rốt ráo hơn cái nào. Không nên cho là con đường ta đi là đúng đắn hay nhất và phê phán con đường ngược lại. Nguyên Thủy thì nhân vô ngã trước còn Đại Thừa thi pháp vô ngã trước rồi đến nhân vô ngã. Tóm lại chúng ta hòa hợp hai con đường bằng cách tu tập lấy Nguyên Thủy làm cốt tủy để giảng rộng tư duy sâu xa bằng Đại Thừa. Cũng lấy kinh Pháp cú Nguyên Thủy mà giảng rộng lấy ý căn mà tu tập là Đại Thừa lấy duy thức học, lấy tâm mà tu tập.
Kết luận là hòa hợp Nguyên Thủy và Đại Thừa mà tu tập. Lấy tư duy hay thực tế đều là đúng đắn không cần so sánh mà cần nhất chúng ta thích hợp lối tu nào do trình độ căn cơ của chúng ta. Có người không thích tư duy triết lý thì thực hành thực tế thì theo Nguyên Thuỷ. Riêng tu Tịnh Độ là sao? Tịnh Độ là Đại Thừa, tức là tu lấy Tâm làm chính. Lấy Bồ Tát Hạnh làm chính. Như vậy thay vì ngồi thiền quán chiếu đạt định tuệ nhất như thì tụng nam mô A Di Đà Phật nhất tâm bất loạn là đi vào cảnh giới định tuệ nhất như hòa mình vào Phật A di Đà. Khi tụng kinh Mô Phật mà hòa nhập cái ta vào Phật A Di Đà thì vô ngã cũng đạt và vô ngã pháp cùng đạt. Dồn hết năng lượng của cơ thể vào sự hoà nhập năng lượng của Phật Di Đà là đưa ta vào quốc độ của Phật. Phật A Di Đà hay Phật Thích Ca hay các vị Phật khác đều là một Phật tánh. Quốc độ của họ khác nhau là tên danh xưng mà thôi. Tiêu chuẩn của tu tập chúng ta là lấy khoa học làm nền nhất là phân tâm học làm căn bản để hiểu duy thức luận, lấy vật lý lượng tử làm chính để hiểu về vũ trụ quan và nhân sinh quan của đạo Phật. Lấy Nguyên Thủy làm căn bản để giảng rộng Đại Thừa triết lý sâu xa mà học đạo Phật. Thí dụ Tánh không thì theo Nguyên Thủy thì tánh không là lý duyên khởi nên nhân vô ngã, còn theo Đại Thừa tánh không là do lý duyên khởi mà có nhân vô ngã và pháp vô ngã. Đại Thừa có tâm từ bi Bồ Tát Hạnh. Đạo Phật cần có hai đôi cánh của chim đại bàng cất bay cao là từ bi và trí tuệ. Tu Đại Thừa Tịnh Độ lấy tâm từ bi Bồ Tát Hạnh tu phước làm cơ bản mà xem nhẹ tuệ giác vì cho rằng khi về cõi Tịnh Độ sẽ tu tập đạt tuệ giác. Tu Nguyên Thuỷ là lấy tuệ giác làm chính mà xem nhẹ từ bi Bồ Tát Hạnh.
Còn Thiền tông thì sao? Cách nay 1000 năm Thiền tông phát xuất từ Trung Hoa du nhập từ Ấn Độ do Bồ Đề Đạt Ma chỉ dạy. Thiền tông đi được 6 đời tổ tông phái thì hết còn tiếp nối tổ tông nữa mà tiếp nối theo kế thừa mà thôi. Tổ thứ 6 là Lục tổ Huệ năng là chấm dứt. Các kế thừa như Nguyệt Khê, Lâm tế Đường, Tào Động và tiếp theo như tại Việt Nam Trúc Lâm Yên tử thì không còn gọi là Tổ nữa. Thiền tông là Đại Thừa cũng áp dụng đi từ gốc ra ngọn. Có một đặc điểm là Thiền tông từ Lục tổ cho rằng tánh giác có sẵn trong chúng sinh chỉ cần vén vô minh thì tánh giác lộ ra như mây tan thì trăng sáng tỏ tu theo phép vô niệm. Chính vì thể không cần kinh luận học chi nhiều mà chỉ cần một kinh như Bát Nhã Tâm Kinh chỉ có 260 chữ là tu tập đủ rồi gọi là bất lập văn tự kiến tánh thành Phật. Kinh Phật là kiến văn giác tri của ý thức phận biệt cần có để cấy vào tàng thức các chủng tử của Phật để rồi nhờ thiền định mà bỏ đi phân tích và cái tôi ngả mạn để trực giác chân như là kiến tánh là tri kiến Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu
Nghiên cứu 23:14 20/12/2024Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.
Nguyện giải thoát ngay hiện tiền
Nghiên cứu 13:41 18/12/2024Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.
Đời tu của tôi
Nghiên cứu 09:32 18/12/2024Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Nghiên cứu 11:12 17/12/2024Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.
Xem thêm