Tôi tu theo Quán Thế Âm: Vô sanh pháp (III)
Tu theo Quán Thế Âm là có thật, nhưng tại sao có người linh ứng có người không? Giải thích là do căn cơ tu tập, lòng thành kính, nghiệp và duyên.
Phản văn văn tự tánh là gì?
Trong kinh Lăng nghiêm, pháp “phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo” (xoay ngược cái nghe để nghe tự tánh, tánh trở thành vô thượng đạo) của Quán thế Âm bồ tát chính là ý nghĩa này. kinh lăng nghiêm dạy chúng ta phương pháp xoay chuyển lục căn, đức Phật chỉ nêu ra một căn của sáu trần bên ngoài, quay ngược lại duyên theo tự tánh để nói: hãy nên xoay ngược dòng của sáu căn, [chuyện đó] được gọi là “phản văn” , dùng chữ văn (nghe) để biểu thị. Nói cách khác, lục căn chẳng duyên theo trần cảnh, mà duyên theo căn tánh của sáu căn, đó là đúng! căn tánh của sáu căn là Chân như bản tánh của chính mình. Quay cái nghe trần cảnh bên ngoài lại để nghe lấy tự tánh của mình. Đó là nền tảng tu hành cốt yếu của Đại thừa. Pháp môn tu hành mà chúng ta vẫn học nơi Bồ Tát Quán Thế Âm không gì ngoài ‘’Phản văn văn tự tánh’’ - Mắt có thể thấy nghe ngửi nếm, tai có thể nhận biết mọi đối tượng của các căn. Nhưng trong 6 căn, nhĩ căn là có năng lực đặc thù thắng nhất. Chính vì thế chư vị Bồ Tát đã thực hành sự tu tập của mình bằng cách vận dụng năng lực thù thắng của nhĩ căn để chúng được Viên Thông. Danh từ Viên Thông đặc biệt dùng để gọi ngài Quán thế Âm. Trong kinh Lăng Nghiêm, sau khi khen ngợi Nhĩ căn Viên Thông của Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù còn nêu ra 3 thứ chân thật, đó là Thông chân thật, Viên chân thật và Thường chân thật.
Tôi tu theo Quán Thế Âm: Vô sanh pháp (I)
Thông chân thật: Các căn mắt, mũi, lưỡi, thân và ý đều không bằng nhĩ căn. Vì mắt không thấy vật khi bị ngăn che, cho đến tâm ý có khi bị lăng xăng bất định, còn nhĩ căn thì nghe được âm thanh dù cách vách và nghe cả gần lẫn xa.
Viên chân thật: Mười phía cùng đánh trống một lúc nhưng nhĩ căn đều nghe được âm thanh từ mười phía.
Thường chân thật: Âm thanh có khi có khi không, khi động khi tĩnh, nhưng tánh nghe thì không mất, có âm thanh thì nghe có âm thanh, không có âm thanh thì nghe không có âm thanh.
Bất luận là âm thanh có hay không, tánh nghe này vẫn trạm nhiên thường trụ và không bao giờ sanh diệt. Âm thanh thì có sanh diệt, nhưng tự tánh của các pháp thì thường trụ bất biến. Người muốn an trú vào cảnh giới bất sanh bất diệt thì phải quay cái tai nghe trần cảnh lại để nghe lấy tự tánh của các pháp.Tự tánh tức tánh chân thật bất biến, thuần tịnh không tạp của mỗi pháp. Trong Luận Thập bát không nói tự tánh có 2 nghĩa là Vô thủy và Nhân. Vì Vô thủy nên chúng ta không thể biết được bản chất thật của mỗi pháp. Vì nó là Nhân nên không xen tạp và bất biến.
Tôi tu theo Quán thế Âm
Chúng ta đã nghiên cứu kinh luận về Quán thế âm tu tập và đắc đạo. Áp dụng vào thực tiễn chúng ta tu theo Quán thế Âm là tu như thế nào? Quán thế âm là phụ tá Phật A di Đà, vậy tu theo ngài là tu Tịnh Độ tông? Nhưng thiền sư Thích nhất Hạnh cũng ca tụng Quán thế Âm là sao? Như vậy tu theo ngài không bị gò bó trong Tịnh Độ tông mà còn ở trong Thiền tông và Hoa nghiêm tông, Pháp hoa tông. Chúng ta cũng thấy trong Lăng nghiêm kinh nhấn mạnh Quán thế Âm với tánh thấy, tánh nghe, tánh giác. Trong Tịnh Độ tông thì Quán thế Âm là biểu hiện tu Tín nguyện Hạnh với nguyện theo ngài là Từ bi Bố thí Hỷ Xã tứ vô lượng tâm. Tâm Từ bi Bố Thí ba la mật là của ngài là Vô ngã. Tu theo Quán thế Âm là noi gương ngài mà thực hành nguyện lực. Ngoài ra chúng ta cũng muốn đồng hiệu ứng (synchronize) với năng lượng của ngài để khi gặp hoạn nạn, cầu nguyện xin ngài che chở Tha độ chúng ta. Nhất là khi Cận tử Nghiệp trước khi chết, chúng ta cần có niệm Quán thế Âm ở trong tiềm thức A lại da thức của ta để theo ngài về cõi Tịnh Độ.
Cận tử nghiệp rất cần thiết vì lúc đó cơ thể Ta rất yếu đuối, có thể bị các thuốc trị bịnh hành hạ đau nhức đầu óc, không còn sáng suốt mê man thì làm sao tâm ta đang niệm Phật Quán thế âm được. Cần phải có niệm Quán thế âm trong A lại da thức trước khi chết. Muốn vậy chúng ta phải tu tập theo ngài. Trước hết là niệm và tụng tán thán Quán thế âm mỗi ngày: Nam mô Quán thế âm bồ tát. Kế tiếp là ngồi thiền Quán thế Âm: sau khi 16 bước theo dõi hơi thở chúng ta quay về Quán thế Âm tương tự như chúng ta thiền, nhất tâm bất loạn tụng kinh A di Đà Phật. Thiền Quán thế âm là đưa nhất niệm vô minh về Quán thế âm. Khi đó tay thì gõ mõ, tay thì lần xâu chuỗi 108 hạt, mắt nhìn hình ảnh Quán thế Âm, miệng niệm Nam mô Quán thế âm bồ tát. Toàn bộ năng lượng của Tâm ta ghi nhận, Quán thế âm bồ tát để đưa niệm nầy tạo thành chủng tử, đi thẳng vào A lại da thức của ta. Chủng tử này sẽ lâu dần đầy đủ tạo một năng lượng của Tâm thức, mà khi chết ta có thể đi về Quán thế Âm bằng Tín nguyện Hạnh.
Tín là tin tưởng có Quán thế Âm, nguyện là làm theo tu tập theo ngài và Hạnh là hạnh từ bi bố thí hỷ xã, bố thí cứu người theo hạnh từ bi của ngài. Kế tiếp là thiền quán Quán thế Âm. Sau thiền Chỉ đi đến Định là thiền Quán là quán chiếu tuệ giác. Quán như Quán thế Âm tu tập là quán về Vô sanh pháp nhẫn, Phản văn văn tự tánh đưa Tánh giác vào 6 căn, viên thông với nhau gọi là Tánh Thấy tánh Nghe Tánh Biết. Phép Vô sanh pháp nhẫn quán chiếu 6 căn 6 trần 12 xứ: Lục Nhập đến thập nhị xứ, mười tám giới cùng thất đại vốn vô sanh. Tương tự như thiền Tứ niệm xứ, chúng ta không quán Thân, thọ, Tâm, Pháp mà quán về Vô sanh pháp nhẫn. Tu về Phản văn văn tự tánh là nhìn sâu vào Tâm: Quay cái nghe trần cảnh bên ngoài lại để nghe lấy tự tánh của mình. Tự tánh đó là Tánh nghe tánh Thấy do Tánh giác đặt để đến 6 căn. Tức là tu theo Lăng nghiêm kinh và dùng Thiền Định.
Trích dẫn phép tu của: Quán Thế âm Bồ tát theo Lăng nghiêm tự.
Như Huyễn Văn Huân Văn Tu Kim Cang Tam Muội
Như huyễn có nghĩa là bản tánh của thức là hư vọng, không có thể tướng nhất định, như hoa đốm giữa hư không. Nhân nơi trần mà phát ra cái biết (của căn). Tri thức phân biệt sinh khởi là do sáu trần. Nhân các căn mà có tướng (của trần). Tướng của sáu trần sinh khởi là do ở sáu căn. Tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tánh, như bó lau gác vào nhau. Kiến (phần) ở đây là chỉ cho trần. Cả tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tánh. Tướng biểu hiện ra chỉ vì do sáu căn hiệp với sáu trần; do vì điều ấy không thực; nó hoàn toàn là hư vọng. Kiến cũng là hư vọng.Văn huân có nghĩa là hằng ngày.Văn Tu có nghĩa là thường tu tập pháp môn phản văn văn tự tánh cho đến khi thấm nhuần công phu nầy.Kim cang có ba nghĩa: kiên cố, xán lạn, và bén nhọn. Thể của kim cang là kiên cố bất hoại. Tướng của kim cang là xán lạn, có thể soi sáng bóng tối trần gian. Dụng của kim cang là sự bén nhọn của nó. Tam muội có nghĩa là bất động hay là định. Sự vắng mặt của vọng tưởng chính là tam muội. Đây là pháp Kim cang tam-muội. Khi hành giả phát huy định lực nầy, sẽ được thành tựu Kim cang tam-muội. Đây là một trong 25 viên thông, Nhĩ Căn Viên Thông, tu hành trong Kinh Lăng Nghiêm, cũng là pháp tu hành của Quán Thế Âm Bồ tát.
Sự linh ứng và nhiệm màu của câu “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”
Phương pháp mở 6 nút“.. văn sở văn tận. Tận văn bất trụ, giác sở giác không. Không giác cực viên, không sở không diệt. Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền.”
Năng văn sở văn: Miệng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” (năng văn), nhĩ căn nghe âm thanh. Phải nhận kỹ ra từng tiếng từng chữ khi đó mới gọi sở văn.
Nút buộc thứ nhất: Trần cảnh diêu động. Sau một thời gian nửa tiếng, thì không dùng miệng để niệm Phật. Mà chỉ niệm ở trong tâm. Lúc nầy thì không còn âm thanh (sắc trần) cho nên không nghe bằng nhĩ căn nữa, mà chỉ dùng tánh nghe vào bên trong. Lúc nầy hành giả không để tâm ruổi rong theo thanh trần, mà xoay tánh nghe vào chân tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm (văn sở văn tận). Quay tánh nghe vào bên trong có nghĩa là không nghe âm thanh bên ngoài, mà thay vì vậy, quay trở lại, hướng vào bên trong, để nghe tự tánh của mình. Cũng có nghĩa là nhiếp vào trong thân tâm của mình. ‘Văn trung tánh nghe.’ Nên đặc biệt chú ý chỗ nầy: chẳng phải nghe trong thiệt thức (miệng), chẳng phải là trong nhĩ thức, chẳng phải là trong ý thức…, mà chính là trong tánh nghe không sanh không diệt, cũng chính là tánh Như Lai tạng. Khi quên hết các thanh trần từ bên ngoài, thì không còn tướng động, tức là “Nhập lưu vong sở.” Vong tức là giải thoát, Sở tức là thanh trần. Tướng sở nhập cũng vắng lặng, hai trạng thái động tịnh rõ ràng chẳng còn sanh. Cội nguồn của sáu căn và sáu trần cũng đều dừng bặt, tức là đã mở ra được nút buộc thứ nhất của trần cảnh diêu động.
Nút buộc thứ hai của cái tịnh: Sắc Ấm. Khi đạt đến cực điểm cảnh giới tịch lặng, thì tướng động và tĩnh cũng vắng bặt. Do cảnh tịnh chính là khu vực của sắc ấm. Người tu hành thường cho là cảnh giới tịnh hay an lạc, cho nên rơi vào 10 tưởng giới của sắc ấm (bài rõ trong kinh Lăng Nghiêm). Nên không được trụ vào cảnh tịnh. Bởi vì còn chấp vào tịnh thì sẽ bị động. Còn động còn tịnh thì vẫn là pháp nhị nguyên. Phật pháp bất nhị. Khi đến được hai cảnh động tĩnh đều chẳng sanh, thì mới đến được cái gọi là sở nhập vắng lặng. Lúc đó, tức là đã mở ra được nút buộc thứ hai của cái tịnh. Thanh trần hoàn toàn vắng bặt, hai tướng động tĩnh rõ ràng chẳng còn sanh trở lại nữa. Tức là đã phá trừ được sắc ấm.
Nút buộc thứ ba của các căn: Thọ Ấm. Tình trạng như vậy tăng dần, các tướng năng văn, sở văn đều hết sạch. Các kết buộc do nơi các căn đã được mở, tiến tu dần dần, tăng cường thêm định lực, thế nên các căn năng văn tuỳ theo chỗ sở văn đều dứt sạch, cũng chẳng còn năng thọ và sở thọ. Tức là đã mở ra được nút buộc thứ ba của các căn, đồng thời cũng phá luôn được năm thức trước của thọ ấm.
Nút buộc thứ tư của các biết: Tưởng Ấm. Cũng không dừng trụ trong chỗ hết sạch năng văn sở văn, đạt đến năng giác sở giác đều vắng lặng. Cái năng văn và sở văn đều đã tiêu sạch, còn lại tri giác, còn lại ngã tướng, cho nên cần phải tiếp tục tiến tu (Tận văn bất trụ). Cho đến chỗ ‘ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm,’ đạt đến chỗ biết mà chẳng biết, giác mà không giác, đến khi mà giác và sở giác đều không thì mới mở được gút thứ tư về cái biết. Đến lúc năng giác và sở giác đều không còn, mới gọi là hoàn toàn không chấp trước, tức là phá trừ được ý thức thứ sáu tưởng ấm (giác sở giác không).
Nút buộc thứ năm của các không giác: Hành Ấm. Không giác viên mãn tột bậc, thì các tướng năng không và sở không đều tịch diệt. Cái năng giác và sở giác đều đã không, cần phải tiến tu, tham cứu cái không ấy nương vào đâu mà có, đến chỗ tánh không của cái biết – không giác, rốt ráo viên mãn thì năng không và sở không đều tiêu trừ sạch (Không giác cực viên). Tâm có khả năng tạo tác bị tiêu trừ, và cảnh giới do tâm ấy làm cho trở thành không cũng tiêu trừ
luôn, đến mức cũng chẳng còn cái không. Vì hễ còn cái không, thì mình vẫn còn chấp trước vào tánh không. Và bây giờ ngay cả tánh không cũng chẳng còn, tức là mở được gút thứ năm của không giác, lúc nầy đồng thời phá trừ luôn thức thứ bảy hành ấm.
Nút buộc thứ sáu của ý niệm: Thức Ấm. Sinh diệt đã diệt, thì bản tánh tịch diệt hiện tiền. Cái năng không và sở không đều tịch diệt, vẫn còn ý niệm ‘diệt,’ mà còn diệt tức còn sinh, nên cần phải tiến tu tiếp tục, cho đến khi tướng sinh và tướng diệt đều trừ sạch, mới có thể mở được nút thứ sáu về ý niệm ‘diệt.’ (không sở không diệt) Đồng thời phá trừ luôn được thức thứ tám, a-lại-da thức của thức ấm.
Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền: Hai chữ ‘sinh diệt,’ vốn là chỉ cho các nút buộc, do động hết thì sanh tịnh sanh, căn diệt thì giác sanh, giác diệt thì không sanh, không diệt thì diệt sanh, sáu nút buộc nầy chính là pháp sanh diệt. Tướng diệt rất khó mở, cần phải tiêu trừ toàn bộ tướng diệt thì mới có thể đạt đến chỗ không sanh không diệt, mới có thể chính mình thấy được bản lai diện mục. Nay sáu nút buộc đã được mở, ngũ ấm đã được phá trừ hoàn toàn, vọng đã hết sạch rồi thì toàn chân hiển bày, tức là sinh diệt đã diệt rồi, thì tịch diệt hiện tiền, chứng đắc rốt ráo viên thông.
Bồ Tát Quán Thế Âm là ai trong kinh điển Phật giáo
Kết luận
Hầu hết chúng ta ai cũng mong cầu xin Bồ tát Quán thế Âm cứu nạn cứu khổ. Đã là chúng sanh thì chúng ta bao giờ cũng có nỗi khổ trong các khổ mà Phật dạy của kiếp người. Khổ nhất là sanh già bịnh chết. Bồ tát Quán thế Âm không có trong Phật giáo nguyên thủy. Người cũng không có mặt thời đức Phật tại thế. Vì vậy khi giảng về Quán thế âm Đức Phật chỉ giảng kèm theo kinh Đại thừa tức là các “cổ phật”, tức là các vị bồ tát, Phật có trước thời đức Phật. Khi người giảng về Ạ di đà Phật ở tây Phương cực lạc thì bồ tát Quán Thế Âm ra đời cũng như Văn thù sư Lợi. Đạo Phật phát triển càng ngày cành mạnh vì có mang tính chất Tôn giáo trong đó hơn là một triết học. Tôn giáo nên có cầu nguyện và có một cõi nào đó để đi về sau khi chết. Einstein đã từng nói khi con người sợ chết thì tôn giáo không bao giờ bị tiêu diệt. Biết bao nhiêu sự vi diệu xảy ra cho kiếp người, khi tin tưởng vào bồ tát Quán thế Âm. Với Tín nguyện Hạnh chúng ta tin và có tin thì có hiện ra, đúng với câu kinh Nhất thiết duy tâm tạo. Khoa học cũng chứng minh được, mọi sáng kiến khoa học đều làm từ nguyên Nhân ra hậu quả nhưng họ tìm thấy có một cái ở giữa giúp cho nhân sinh ra quả là Tâm của người làm khoa học.
Đạo Phật cũng đã nói Nhân sinh quả cũng cần có Duyên ở giữa tức là Nhân - duyên - quả. Ngay cả Nghiệp cũng vậy Nghiệp sinh ra Quả báo nhưng cũng cần có Duyên ở giữa giúp được. Nghiệp - duyên - Quả báo. Như vậy chuyển nghiệp là chuyển ở chỗ giữa Duyên nầy. Tu sao chuyển đổi Duyên là chuyển đổi Nghiệp. Tu theo Quán thế Âm cũng vậy là có lòng Tín nguyện Hạnh tâm từ bi bố thí hỷ xã 4 vô lượng tâm và Từ bi làm cốt lõi thì duyên lành sẽ đến thì sẽ nhận kết quả với lòng thành khi cầu Quán thế Âm. Chúng sanh gặp hoạn nạn cầu cứu Quán thế Âm là tự mình dồn năng lượng tất cả vào Duyên để chuyển hóa hoàn cảnh đến với mình. Tu theo Quán thế âm là tu tập dồn năng lượng vào qui về một, mà muốn vậy thì tập trung năng lượng vào một niệm, nhất tâm bất loạn nhất niệm vô minh, tuy vô minh nhưng sự lòng thành kính tin tưởng làm thành một lực chuyển đổi được Duyên. Nhân - duyên - quả thì được chuyển đổi bởi Duyên nầy. Bài viết này có chủ đích là chúng ta vừa Tự độ vừa mong cầu Tha độ. Để Tự Độ thì chính mình phải tu tập theo ngài Quán Thế âm Bồ tát.
Theo ngài về Tín nguyện hạnh và từ bi bố thí không thôi, còn cần phải Tự độ thiền định theo Quán thế Âm để đạt Vô sanh Pháp nhẫn, Phản văn văn tự tánh theo Lăng nghiêm kinh. Cũng như tu Tịnh Độ niệm Phật đạt đến Nhất tâm bất loạn A di Đà Phật. Tự Độ là Tuệ giác thì Tha Độ mới linh nghiệm. Sau khi Thiền Định là quán chiếu về Vô sanh của 6 căn, 6 trần, 12 xứ, thất đại rồi lắng nghe vào Tâm mình, mang cái nghe cái thấy quay vào Tâm mình. Nghe và thấy cái Tự tính của mình, đó là Tánh thấy Tánh nghe Tánh biết là Phật tánh. Tu tập như thế mới đúng là theo Quán thế Âm bồ tát. Tu theo Lăng nghiêm là tu mở 6 nút thắt. Trong đạo Phật Mật tông là tu theo Quán thế Âm nhiều nhất do họ dùng Mật âm để liên kết đến với ngài: OM MANI PADME HUM !! Nam mô Quán thế Âm bồ tát!!!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Thực hành thiền Phật giáo
Kiến thức 11:40 04/11/2024Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”
Kiến thức 10:00 04/11/2024Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.
Xem thêm