Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/12/2020, 08:16 AM

Tôi tu theo Quán Thế Âm: Vô sanh pháp (II)

Tu theo Quán Thế Âm là có thật, nhưng tại sao có người linh ứng có người không? Giải thích là do căn cơ tu tập, lòng thành kính, nghiệp và duyên.

Kinh Pháp Hoa: Phẩm Phổ Môn

Bồ tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Bồ tát Quán thế âm dạo khắp ta bà thế giới, nói pháp cho chúng sanh và sử dụng phương tiện, những việc ấy như thế nào?"

Phật bảo ngài Vô Tận Ý: "Này Thiện nam tử! Nếu có chúng sanh trong các quốc độ cần nhờ thân Phật mới đặng độ thoát, Bồ tát Quán thế âm liền hiện thân Phật nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân Bích chi Phật mới đặng độ thoát, liền hiện thân Bích chi Phật nói pháp độ thoát. Cần nhờ thân Thanh văn mới đặng độ thoát, liền hiện thân thanh văn nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân Phạm vương mới đặng độ thoát, liền hiện thân Phạm vương nói pháp độ thoát. Cần nhờ thân Đế thích mới đặng độ thoát, liền hiện thân Đế thích nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân Tự tại thiên mới đặng độ thoát, liền hiện thân Tự tại thiên nói pháp độ thoát. Cần nhờ thân Đại tự tại thiên mới đặng độ thoát, liền hiện thân Đại tự tại thiên nói pháp độ thoát.

Bồ tát Quán thế Âm dạo khắp ta bà có nhiều thần lực tự tại.

Bồ tát Quán thế Âm dạo khắp ta bà có nhiều thần lực tự tại.

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm qua lời giảng của HT. Thích Thanh Từ

Cần nhờ thân Thiên đại tướng quân mới đặng độ thoát, liền hiện thân Thiên đại tướng quân nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân Tỳ sa môn mới đặng độ thoát, liền hiện thân tỳ sa môn nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân Tiểu vương mới đặng độ thoát, liền hiện thân tiểu vương nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân Trưởng giả mới đặng độ thoát, liền hiện thân trưởng giả nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân Cư sĩ mới đặng độ thoát, liền hiện thân cư sĩ nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân Tể quan mới đặng độ thoát, liền hiện thân tể quan nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân Bà la môn mới đặng độ thoát, liền hiện thân bà la môn nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di mới đặng độ thoát, liền hiện thân tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân Đồng nam đồng nữ mới đặng độ thoát, liền hiện thân đồng nam đồng nữ nói pháp độ thoát.

Cần nhờ các thân Thiên, Long, Dạ xoa, Can thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhơn và phi nhơn mới đặng độ thoát, liền hiện các thân đó nói pháp độ thoát.

Cần nhờ thân thần Chấp kim cang mới đặng độ thoát, liền hiện thân thần chấp kim cang nói pháp độ thoát.

Này Vô Tận Ý! Bồ tát Quán thế âm hóa hiện nhiều thân, dạo khắp quốc độ cứu vớt chúng sanh, thành tựu công đức như thế. Vì vậy các ông phải nên nhất tâm cúng dường Bồ tát Quán thế âm. Đại Bồ tát Quán thế âm này, gặp chúng sanh đương khi kinh hãi trong tai nạn cấp bách, có đủ huyền năng ban pháp vô úy nên cõi ta bà này đều gọi Ngài là đấng Thí vô úy."

Bồ tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nay con phải cúng dường đức Bồ tát Quán Thế Âm."

Bồ tát Quán thế âm hóa hiện nhiều thân, dạo khắp quốc độ cứu vớt chúng sanh.

Bồ tát Quán thế âm hóa hiện nhiều thân, dạo khắp quốc độ cứu vớt chúng sanh.

Sự linh ứng và nhiệm màu của câu “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”

Nói xong liền cởi chuỗi ngọc đương deo nơi cổ, gồm toàn châu báu, trị giá trăm nghìn lượng vàng dâng lên đức Quán thế Âm và thưa rằng: "Cúi xin Nhơn giả nhận chuỗi trân bảo pháp thí này". Lúc ấy, đức Bồ tát Quán thế Âm chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại bạch đức Bồ tát Quán thế Âm rằng: "Cúi xin Nhơn giả, vì thương xót chúng tôi, thâu nhận chuỗi ngọc này". Bấy giờ, Phật bảo đức Bồ tát Quán thế Âm rằng: "Ngươi nên lân mẫn Bồ tát Vô Tận Ý và hàng tứ chúng, cùng hết thảy Thiên, Long, Dạ xoa, Can thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhơn và phi nhơn các loại, mà thâu nhận chuỗi ngọc kia." Bồ tát Quán thế Âm xót thương  tứ chúng cùng thiên, long, nhơn , phi nhơn các loại, nhận lấy chuỗi ngọc chia làm hai phần, một phần dâng cúng đức Phật Thích ca Mâu ni, một phần dâng cúng tháp đức Phật Đa bảo.

"Này Vô Tận Ý! Bồ tát Quán thế Âm dạo khắp ta bà có nhiều thần lực tự tại như thế." Chúng ta đã dẩn chứng hai kinh của Phật giảng về Quán thế Âm. Bây giờ chúng ta đi đến phép tu của Quán thế Âm là Vô sanh Pháp Nhẫn và Phản văn văn Tự Tánh.

Vô sanh Pháp Nhẫn

Trong kinh Lăng nghiêm đức Phật dạy rất kỹ về Vô sanh Pháp nhẫn, tu khi nói về thắt nút và mở nút với 6 mở 1 mất. 6 mở là do 6 căn mà lấy căn Ý để mở trước thì 5 căn còn lại mở hết. Còn 1 mất là Trần tướng mất đi vì nó là sanh diệt. Như vậy hiểu được Vô sanh pháp nhẫn và Nhẫn không. Tức là Nhẫn không mà Pháp cũng không rồi 5 uẩn cũng không. Sở không tức là 6 trần không, năng không tức là 6 căn cũng không, tức là tịch diệt. Cảnh và trí đều mất nên cắt đứt được kiến hoặc, lậu hoặc. Vô sanh là không sanh không diệt. “Lấy một thí dụ, Nhãn Nhập Vốn Vô Sanh. Ví như dùng mắt ngó hẳn một chỗ, lâu tự mỏi mệt, cả con mắt và cái mỏi mệt đó, đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của tánh Bồ Ðề. Do hai thứ vọng trần Sáng và Tối hiện ra cái thấy, thu nạp cảnh trần, gọi là tánh thấy, cái thấy nầy lìa Sáng và Tối vốn chẳng có tự thể.

Đại Bồ tát Quán thế âm này, gặp chúng sanh đương khi kinh hãi trong tai nạn cấp bách, có đủ huyền năng ban pháp vô úy nên cõi ta bà này đều gọi Ngài là đấng Thí vô úy.

Đại Bồ tát Quán thế âm này, gặp chúng sanh đương khi kinh hãi trong tai nạn cấp bách, có đủ huyền năng ban pháp vô úy nên cõi ta bà này đều gọi Ngài là đấng Thí vô úy.

Quán Thế Âm Bồ Tát nghĩa là gì?

- A Nan nên biết ! Kiến tinh này chẳng từ sáng, tối ra, chẳng từ con mắt ra, cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao? Nếu từ chỗ sáng ra, thì khi tối, kiến tinh đã theo sáng diệt, lẽ ra chẳng thể thấy tối; nếu từ chỗ tối ra, thì khi sáng, kiến tinh phải theo tối diệt, lẽ ra chẳng thể thấy sáng. Nếu từ con mắt ra thì chẳng có sáng tối, vậy biết kiến tinh chẳng có tự tánh. Nếu từ hư không ra, thì nhìn ra ngoài thấy cảnh trần, xoay về phải thấy con mắt lại, hư không tự thấy có liên quan gì chỗ nhập của ngươi? Vậy biết Nhãn Nhập hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

- Tánh của bổn thức rõ ràng chơn tri, (bổn giác vốn sáng tỏ là giác minh, phân biệt mà chẳng năng sở đối đãi là chân thức), diệu giác trạm nhiên, như như bất động, chẳng thể nghĩ lường được, đầy trùm pháp giới, hiển bày khắp mười phương hư không đâu có xứ sở, tùy theo nghiệp của chúng sanh biến hiện các cảnh giới hiện hữu. Người thế gian chẳng biết, lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt suy lường. Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật. Vậy, tánh hư không cùng khắp, vốn chẳng lay động. Nên biết hiện tiền địa, thủy, hỏa, phong và hư không gọi là Ngũ Ðại, támh chát viên dung, đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt. (Quyển ba, HT. Thích Duy Lực dịch). Từ Lục Nhập đến thập nhị xứ, mười tám giới cùng thất đại vốn vô sanh và tương quan lẫn nhau, Phật đã vạch rõ dòng tâm thức (lục căn, lục trần, lục thức cùng với địa, thủy, hoả, phong, không, kiến, thức đại) huyễn hóa như vậy, thì tánh giác (diệu tánh chơn như) đồng nghĩa với Như Lai Tạng. Như Lai Tạng, tánh thức minh tri chơn thức. Biết được rõ ràng chơn thức nghĩa là bổn tánh vốn chơn minh, lìa năng sở đối đãi, thường hằng, hiển bày khắp mười phương, bao la như hư không vô tận”.

“A Nan ! Nay ngươi muốn ngược dòng sanh tử, trở về nguồn gốc của lưu chuyển, đến chỗ chẳng sanh diệt, thì nên xét kỹ sự thọ dụng của lục căn này, cái nào hợp, cái nào lìa; cái nào sâu, cái nào cạn; cái nào viên thông, cái nào chẳng viên thông. Nếu ngươi ngay nơi những căn này ngộ được căn nào viên thông, nương theo căn viên thông đó mà xoay ngược dòng nghiệp hư vọng từ vô thỉ thì so với các căn khác, hiệu quả gấp nhiều lần, một ngày bằng một kiếp. (Quyển bốn, HT. Thích Duy Lực dịch). Căn trần cùng gốc, thắt mở chẳng hai, tánh thức hư vọng như hoa đố trên không. A Nan, do trần phát tri, vì căn kiến tướng, kiến và tướng chẳng có tự tánh, như những cây sậy gác vào nhau, cho nen ngươi nay lập tri kiến thành tri, tức là căn bản của vô minh, nếu đối với tri kiến chẳng chấp tri kiến ( Biết cái tri kiến: Tri thức), ấy tức là Niết Bàn, trong sạch vô lậu, làm sao trong đó còn có thể dung nạp vật khác.”(hết trích)

Bồ Tát Quán Thế Âm thường hóa hiện vô lượng số thân hình để cứu độ khổ nạn của chúng sinh, cho nên Ngài có danh hiệu là Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Bồ Tát Quán Thế Âm thường hóa hiện vô lượng số thân hình để cứu độ khổ nạn của chúng sinh, cho nên Ngài có danh hiệu là Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Bồ Tát Quán Thế Âm là ai trong kinh điển Phật giáo

Chúng ta đã nhận xét rằng không có vật chất nào hiện hữu độc lập, dù nó nhỏ như hạt tử hoặc lớn như quả núi. Vạn vật chỉ hiện hữu một cách tương đối, trong sự tương quan với những vật khác. Cũng vì thế có thể biết được Tâm Thức không có thực thể. Nếu đối tượng không có thật, thì tâm cảm nhận nó cũng không có thật. Những khoảnh khắc tri thức này theo thời gian thì nó lôi kéo và dằn co giữa trí và thức mà thành tư tưởng, và nếu khoảnh khắc tri thức đó không lập lại và xa lìa ngay (vô thời gian) thì ta có tri thức nguyên thủy. Vì tánh hư không của đối tượng nhập vào tánh hư không vô tận thì Thực tại ấy toàn diện, là chân lý tối hậu. Vậy, một khi Nhãn Căn hòa nhập vào Như Lai Tạng thì chẳng còn năng sở, lúc ấy chẳng phải nhân duyên hay chẳng tự nhiên mà có diệu tánh chơn minh, là Tánh Gíac hay Tánh của Hư Không Vô Tận là do sự tương quan lẫn nhau vậy.

Tóm lại trong 10 cái Nhẫn: Âm thanh nhẫn, thuận nhẫn, vô sanh pháp nhẫn, như huyễn nhẫn, như diệm nhẫn, như mộng nhẫn, như vang nhẫn, như ảnh nhẫn, như hóa nhẫn, như không nhẫn. Để thu gọn lại làm 3 cái nhẫn là Sanh nhẫn, vô sanh pháp nhẫn, và pháp nhẫn. Vô sanh pháp nhẫn là không thấy pháp sanh cũng không thấy pháp diệt, rồi nhẫn thọ nơi Tâm (tức la nhận biết ra, ngộ ra). Tức là cảnh giới Đoạn, thường, nhị kiến đều mất, ngã pháp hai chấp không sanh.Thế nào là vô sanh, không sanh không diệt? Định luật Newton sức hút trái đất có sanh có diệt không? Trái đất quay xung quanh mặt trời với vận tốc không thay đổi và quỹ đạo cố định có sanh có diệt không? Vũ trụ có một tự tánh là tự nó bảo tồn sự hiện hữu của nó, nếu làm sai lệch đi thì bị tiêu diệt. Einteins nói nếu ai đó có một cách làm tiêu mất một hạt cát thì tôi có thể theo cách đó là tiêu mất cả vũ trụ nầy. Con người cũng thế cũng có luật tự bảo tồn sự hiện hữu. Một vật lạ xâm phạm vào cơ thể thì sẽ bị tự cơ thể đẩy nó ra. Một tế bào bị hư hoại thì lập tức có tế bào mới sanh ra thay thế. Chính vì thế mà có bệnh Ung thư (Cancer) vì khi tế bào có bị 2 nhân do tác động của vật lý hay hóa học thì lập tức cơ thể muốn sanh ra tế bào khác thay thế nên nẩy sanh ra nhiều tế bào ung thư vì nó không trở lại được tế bào cũ nên nó không ngừng sanh hoài hoài. Luật về sanh trụ hoại diệt cũng là luật không sanh không diệt.

Tu theo Quán Thế Âm là có thật, nhưng tại sao có người linh ứng có người không?

Tu theo Quán Thế Âm là có thật, nhưng tại sao có người linh ứng có người không?

Bồ Tát Quán Thế Âm là ai trong kinh điển Phật giáo

Luật 12 nhân duyên cũng là không sanh không diệt. Câu “Hoa khai kiến phật ngộ vô sanh” là nhìn bông hoa dâng cho Phật như hoa sen chẳng hạn. Đầu tiên nó nỡ ra đẹp rồi tàn đi để rụng xuống và thành hạt để mộc mầm mới. Chu trình kín này của cây bông hoa là không sanh không diệt. Khi bông sen có một nụ nhỏ rồi lớn dần lên đầy đủ trưởng thành bông sen thì ánh sáng mặt trời nóng chiếu vào làm sức nóng trên bông sen và lạnh ở dưới nước bùn , do vậy từ lạnh chuyện qua nóng tạo lực vận chuyển nhựa nguyên của bông sen từ dưới nước lên đỉnh bông và chạy ra cánh hoa sen làm nặng vì nước nhựa nguyên thì cánh hoa nở ra bông sen nở ra. Rồi một thời gian thì cánh hoa sen không đủ lực sống phải héo tàn theo luật sinh trụ hoại không. Luật nở cánh hoa sen đó không sanh không diệt, có từ kiếp trước và kiếp sau này. Luật thành trụ hoại không cũng thế không sanh không diệt. Tương tự căn Mắt của ta cũng vô sanh, tại sao? Mắt nhìn vật đối tượng vô võng mạc rồi hình ảnh đó tạo luồn điện của neuron thần kinh Mắt chuyển lên võ não ở phần mắt Não bộ sẽ phân tích và biết được hình dạng màu sắc của vật đó.

Định luật đó được áp dụng làm máy chụp hình. Định luật đó không sanh không diệt, có trước đây từ lâu và có sau nầy mãi mãi. Nếu ta nhìn tất cả về cái bản chất của sự vật, về bản tánh của sự vật thì ta thấy chúng không sanh không diệt. Bản thể thì không sanh diệt trong khi hiện tượng thì thay đổi sanh diệt từng sắc na. Đó chính là căn bản của đạo Phật là buông bỏ cái sanh diệt để tìm cái vô sanh và nhận biết cái vô sanh để thoát sanh diệt. Khi nhận biết không sanh diệt rồi thì không bám, không trụ, không theo, không sống với cái gì sanh diệt trong thiền định. Nhưng phải sống với cái sanh diệt trong hiện thực. Thí dụ nhận biết Phật tánh trong ta không sanh diệt thì ta chết là vô thường là sanh diệt, chết chỉ là một hiện tượng mà thôi.Nhưng chúng ta phải bảo tồn sự sống còn của mình. Einstein gọi là định luật bảo toàn năng lượng mass and energy conversion thì luật này không sanh diệt nhưng vật chất (mass) và năng lượng(energy) thì thay thế nhau là sanh diệt.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm