Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 14/04/2024, 07:58 AM

Khai thị cho người mới phát tâm học Phật

Tôi thường nói: Muốn được sự thật ích của Phật pháp, phải tìm nơi lòng kính sợ. Có một phần cung kính, tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phúc tuệ. Có mười phần cung kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phúc tuệ.

Nếu không mảy may cung kính, thì sự tụng kinh niệm Phật tuy chẳng phải hoàn toàn không lợi ích, nhưng do tội khinh lờn ấy, trước phải bị nhiều kiếp đọa vào tam đồ. Đến khi tội hết, mới nương nơi nhân lành ấy, lại được nghe pháp tu hành, ăn chay niệm Phật, cầu về Tây Phương để thoát đường sinh tử.

Nếu hiện đời nầy hết lòng thành kính, thì hiện đời có thể nương sức từ của Phật đới nghiệp vãng sinh. Và một phen được vãng sanh, thì vượt phàm vào Thánh, thoát khỏi luân hồi, hằng xa lìa các sự khổ, chỉ thuần hưởng những điều vui.

Con người tu phúc và tạo nghiệp, tóm tại chẳng qua ba nghiệp sáu căn. Sáu căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Năm căn trước thuộc về thân nghiệp, một ý căn sau thuộc về tâm, tức là ý nghiệp. Ba nghiệp là nghiệp thân, khẩu và ý.

Người học Phật, mỗi cử động đều phải lưu tâm. Trong khi niệm Phật, cần phải chí thành, nếu có lúc thấy nơi lòng sinh ra bi cảm đó là tướng căn lành phát hiện.

Người học Phật, mỗi cử động đều phải lưu tâm. Trong khi niệm Phật, cần phải chí thành, nếu có lúc thấy nơi lòng sinh ra bi cảm đó là tướng căn lành phát hiện.

Thân nghiệp có ba: sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Ba việc này tội rất nặng, người học Phật phải để tâm gìn giữ. Về phần sát sinh: phàm là động vật, tất đều biết tham sống sợ chết, ta không nên giết hại, nếu giết mà ăn thịt thì sẽ kết thành nghiệp sát, đời sau phải bị nó giết lại. Vậy người Phật tử nên ăn chay và yêu tiếc sinh mạng. Về phần trộm cắp: chẳng luận vật lớn nhỏ của người khác, ta không nên lấy khi người không cho. Trộm vật nhỏ thì mất nhân cách mình, trộm vật lớn thì hại thân người. Trộm đồ vật người xem dường như có lợi, nhưng thật ra chính mình bị giảm phúc thọ, có khi mất tính mạng, so với của trộm được, sự tổn thất là càng nhiều hơn bội phần. Nếu dùng mưu kế lấy, hoặc dùng thế lực ép bức lấy, hay thầm lén mà lấy, đều thuộc về trộm cắp. Người trộm cắp, tất sinh con lưu đãng, trái lại kẻ liêm khiết thì sinh con hiền lương, đây là nhân quả nhất định theo lý thiên nhiên vậy.

Về phần tà dâm, nếu chẳng phải thê thiếp của mình, thì không luận kẻ sang hèn, đều không được cùng nhau làm điều tà dâm. Tà dâm là việc trái ngược nhân luân, chính là đem thân người mà làm hạnh súc sanh, hiện đời đã như thế, kiếp sau khó có khỏi đọa vào súc loại. Người đời cho việc con gái lang chạ là điều sỉ hổ, nhưng đâu nghĩ rằng con trai tà dâm nào có khác chi? Kẻ tà dâm tất sinh con không trinh khiết, có ai lại muốn cho con cái mình không trinh khiết ư? Vậy cũng bởi chính mình trước đã làm việc đó, con cái thụ bẩm khí chất của mình, quyết khó được trinh chính. Lại nữa, chẳng những không được dâm theo ngoại sắc, mà vợ chồng chung chạ với nhau cũng phải có hạn chế; nếu chẳng hạn chế thì con người dễ bị suy tàn hoặc phải chết non. Kẻ tham việc phòng thất rất khó sinh con, dù sinh cũng khó nên người, và dù cho được nên người cũng là kẻ yếu đuối không thành tựu việc chi. Tình đời cho hành dâm là vui, đâu biết vui trong giây phút, khổ đến trọn đời, có khi còn di hại cho con cháu nữa! Ba điều trên đây không làm thì thân nghiệp lành, làm thì thân nghiệp ác.

Khẩu nghiệp có bốn: nói dối, nói trau truốt, nói đôi chiều, nói hung ác. Nói dối là nói lời không thành thật, lời đã không thành thật thì tâm cũng không thành thật, do đó nhân cách bị tổn thất rất nhiều. Nói trau chuốt là nói lời phù phiếm hoa tình, khiến cho người sinh ra tâm niệm dâm đãng. Những thanh thiếu niên còn non dại nghe lời ấy lâu, nếu không tà dâm cho mất nhân cách, thì cũng làm việc thủ dâm để hại sắc thân. Kẻ nói lời có hại cho người như thế, dù không tà dâm cũng bị đọa vào đại địa ngục, từ trong địa ngục ra, hoặc làm giống cái trong loài súc vật. Nếu sinh trong loài người, sẽ làm hạng người gái lầu xanh, ban sơ còn tuổi trẻ sắc đẹp cũng chưa mấy khổ, lần lần nọc độc phong tình phát ra, sự khổ sở sẽ không cùng. Đã có miệng khéo nói năng, sao chẳng vì người chỉ đường hạnh phúc, lại thốt chi những lời tà vạy trau chuốt để gây họa cho chính mình và kẻ khác ư? Nói đôi chiều là nói khiêu khích thọc mách sự phải quấy của đôi bên, nhỏ thì lầm lạc người, lớn thì hư nhà hại nước. Nói hung ác, là nói lời ác độc như gươm đao, khiến cho người khó nhẫn chịu sinh ra buồn khổ. Bốn điều này không làm thì khẩu nghiệp lành, làm thì khẩu nghiệp ác.

Ý nghiệp có ba: tham dục, giận hờn và ngu si. Tham dục là đối với tiền tài, ruộng đất, đồ vật… đều muốn cho về nơi mình, dù được nhiều vẫn còn thấy ít. Giận hờn là không luận mình phải hay quấy, nếu có ai không thuận theo bổn ý, liền phát sinh giận dữ, dù kẻ khác dùng lẽ phải khuyên bảo cũng chẳng nghe theo. Ngu si là chẳng phải tuyệt nhiên không biết việc chi. Chính như kẻ đọc hết sách thế gian, văn từ qua mắt liền thông thuộc, miệng mở thành thi bài, mà không tin lý nhân quả ba đời cùng sự luân hồi sáu nẻo, cho rằng người chết thì mất, không có đời sau v.v… đều gọi là ngu si. Những sự hiểu biết như thế làm cho hư nước hại dân còn quá hơn nạn nước lụt, thú dữ. Ba điều này không làm thì ý nghiệp lành, làm thì ý nghiệp ác. Người ba nghiệp thân khẩu ý đều lành, khi tụng kinh niệm Phật, công đức lớn hơn kẻ ba nghiệp ác gấp trăm ngàn lần.

Người học Phật cần phải giữ lòng tốt, nói lời tốt và làm việc tốt. Giữ lòng tốt là không nên khởi những tâm niệm ác, trái chính lý, có hại cho mình và người. Nếu tâm niệm ấy thoạt nổi lên, phải lập tức sinh lòng hổ thẹn sám hối, khiến cho nó liền tiêu diệt. Lại phải giữ gìn những tâm niệm: hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ có lợi vật lợi người. Đối với điều lành, sức mình có thể làm được việc chi, nên thiết thật mà làm; nếu không làm được thì cũng nên thường tâm niệm. Nói lời tốt là nói lời có ích cho người và vật, chớ không phải nói xu phụ cốt để cho người vui vẻ vừa lòng là lời tốt đâu. Đây chính là nói những lời răn dạy con cái, khuyên người làm lành, lánh dữ, giữ trọn nhân luân, gắng tu phúc tuệ. Làm việc tốt là phải thật hành việc hiếu thảo cha mẹ, cung kính sư trưởng, hòa thuận anh em, khuyến hóa mọi người. Và với những việc lễ sám, niệm Phật, tụng kinh, thân tâm phải chí thành cung kính.

Người học Phật, mỗi cử động đều phải lưu tâm. Trong khi niệm Phật, cần phải chí thành, nếu có lúc thấy nơi lòng sinh ra bi cảm đó là tướng căn lành phát hiện. Tuy nhiên, cũng phải dè dặt, đừng để cho nguồn bi cảm thường thường phát lộ, nếu chẳng thế tất sẽ bị loài ma bi thương nhập vào. Phàm có việc chi vừa ý cũng không nên quá vui mừng, vui mừng quá độ sẽ bị loài ma hoan hỉ ám nhập. Khi niệm Phật, mí mắt phải sụp xuống và không nên quá dùng tinh thần khiến cho tâm hỏa bừng lên. Những lúc cảm thấy trên đỉnh đầu tê rần ngứa nhức, đó là hiện tượng dùng tinh thần chuyên chú nhiều, cần phải điều độ cho vừa chừng. Khi niệm ra tiếng, không nên dùng sức lắm, phải ngừa sự mang bệnh. Lần chuỗi mà niệm có thể trừ chứng biếng trễ, nhưng khi ngồi yên không nên lần, lần thì tay động tâm thần mỏi nhọc không an, lâu ngày tất mang bệnh.

Người học Phật, khi xem kinh luận và các sách vở, chẳng nên quá vội vàng, vội vàng thì tâm thần rối loạn không yên, rất khó hiểu được ý thú. Đời nay, nhiều người có đôi chút thông minh, khi được một bộ kinh sách liền quên ăn bỏ ngủ, xem một lần cho hết. Qua đến lần thứ hai thì không còn hứng thú xem nữa, dù có xem cũng như trạng thái phờ phạc mất thần. Hạng người này khó làm thành tựu việc chi, vậy phải gắng răn giữ. Ông Tô Đông Pha nói: “Sách xưa chẳng chán trăm lần đọc. Đọc kỹ suy cùng ý vị sâu!” Đức Khổng Tử là bực thánh nhân, mà còn đọc kinh Dịch nhiều phen, đến nỗi dây sách ba lần mòn đứt. Tư chất như Ngài, văn từ qua mắt liền thông thuộc, tại sao lại cần phải xem văn mà đọc? Nên biêt xem văn có chỗ rất hay, bởi đọc thuộc lòng phần nhiều là sự làu thông ngoài miệng, xem văn thì dễ biết ý thú mỗi chữ mỗi câu. Vậy chúng ta lấy đó làm gương, đừng một mặt đọc thuộc lòng để tỏ ra mình là người thông minh nhớ giỏi…

Hoà thượng Thích Hiền Tâm Việt dịch 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp tu soi gương

Kiến thức 15:52 05/11/2024

Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Xem thêm