Khánh thành tịnh liêu cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận

Ngày 1/3, tại chùa An Việt Nam Phật Quốc tự - ngôi chùa Việt tại Bồ Đề Đạo Tràng - Ấn Độ, lễ khánh thành tịnh liêu cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận - Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN, đã diễn ra trang nghiêm.

Khánh thành tịnh liêu cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận 1

Quang cảnh buổi lễ

Chư tôn giáo phẩm GHPGVN và chư Tăng quốc tế của các tự viện ở Bồ Đề Đạo Tràng tụng kinh bằng nhiều ngôn ngữ, tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN, đồng thời cầu nguyện thế giới hoà bình, mưa thuận gió hoà.

“Phòng trưng bày nhằm tưởng nhớ công đức cao dày của Đức Đệ nhất Pháp chủ, với 3 ý nghĩa chính: Tỏ lòng tôn kính đến ngài đối với đạo pháp, dân tộc; Làm tấm gương sáng soi cho hậu thế học tập và noi theo; Giới thiệu một bậc cao tăng của Phật giáo Việt Nam đã góp phần không nhỏ cho sự lan toả tinh thần, tư tưởng của Đức Phật, làm sáng đạo trong đời ở đất nước Việt Nam đến giới Phật giáo thế giới, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa Trung ương nói với Phatgiao.org.vn.

Khánh thành tịnh liêu cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận 2

Chân dung Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận tôn trí tại tịnh liêu ở ngôi chùa Việt Nam tại Bồ Đề Đạo Tràng

Khánh thành tịnh liêu cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận 3

Chư Tăng niệm hương tại lễ khánh thành tịnh liêu Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận

Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận, pháp hiệu Thanh Thiệu, pháp danh Đức Huy, thế danh Phạm Đức Hạp, sinh năm 1897 tại Hải Hậu, Nam Định; xuất gia năm 20 tuổi (1917).

Đức Đệ nhất Pháp chủ là bậc tùng lâm thạch trụ của GHPGVN, bậc chân tu đức độ, giới hạnh tinh nghiêm, có công lao to lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, mở lớp Phật học ở nhiều nơi, đào tạo Tăng Ni tài đức, lần lượt được thành danh.

Tháng 11/1981, tại Hội nghị đại biểu thống nhất thành lập GHPGVN, ngài được cung thỉnh ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh. Cũng tại Hội nghị thành lập GHPGVN, Đại lão Hòa thượng đã đề đạt với Chính phủ cho GHPGVN được mở Trường Cao cấp Phật học tại ba miền Nam, Trung, Bắc; chùa chiền được nuôi dưỡng người phát tâm xuất gia tu học, được tự do hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tự viện trong cả nước.

Đại lão Hòa thượng đã an nhiên thu thần nhập diệt vào lúc 5 giờ 5 phút sáng ngày 11/11/Quý Dậu (1993); trụ thế 97 năm, 77 hạ lạp.

Hơn 30 năm kể từ khi Đức đệ nhất Pháp chủ viên tịch, di sản lớn nhất của ngài để lại cho hậu thế là Đạo hạnh, tính hiếu học, khiêm cung và giản dị cùng sự nghiệp giáo dục đào tạo Tăng tài, hoằng pháp lợi sinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Bảo Lâm thiết lễ cầu siêu nạn nhân thảm sát Mỹ Lai

Tin tức 13:21 17/03/2025

Đại đức Thích Đồng Ân, trụ trì chùa Bảo Lâm (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) vừa thiết lễ cầu siêu nạn nhân vụ thảm sát Mỹ Lai (năm 1968), hôm 13 và 14/3.

Sẽ trao tặng di sản nghệ thuật của cố NSƯT Quý Bình cho từ thiện

Tin tức 12:57 17/03/2025

Ngọc Tiền, vợ NSƯT Quý Bình, cho biết gia đình mong muốn tiếp tục hoàn tất những công việc nghệ thuật dang dở của cố diễn viên, sau đó trao tặng kênh YouTube Quý Bình cho tổ chức uy tín.

Đại đức Thích Minh Nghĩa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội

Tin tức 12:20 17/03/2025

Đại đức Thích Minh Nghĩa (nghiên cứu sinh Trương Thanh Hải) là nghiên cứu sinh thứ hai bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Học viện.

Trang nghiêm khai mạc Đại Giới đàn Đôn Hậu

Tin tức 11:57 17/03/2025

Chiều 16/3, tại tổ đình Từ Đàm (TP. Huế), Ban Trị sự GHPGVN TP. Huế đã trang nghiêm tổ chức lễ khai mạc Đại Giới đàn Đôn Hậu, truyền trao giới pháp cho 353 giới tử để tiếp nối mạng mạch Chánh pháp.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo