Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 16/04/2018, 11:40 AM

Khảo cổ phát hiện cung điện vị vua đầu tiên của Angkor

Một cuộc khai quật khảo cổ học đã diễn ra tại danh sơn Phnom Kulen, Siem Reap – nơi được người Khmer coi là ngọn núi linh thiêng nhất ở vương quốc Phật giáo Campuchia. 

 
Phnom Kulen là nơi thu hút du khách thập phương hành hương vào cuối tuần và các lễ hội. Danh sơn Phnom Kulen đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử đế quốc Khmer, vì đây là nơi Quốc vương Jayavarman II (trị vì: 770-835), sáng lập vương quốc Khmer. Quốc vương Jayavarman II đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor trải dài 15km về phía Tây Bắc. 

Năm 802, ông tự xưng là Chakravartin (vua thiên hạ) sau lễ đăng quang theo phong cách Ấn Độ giáo. Ông trở thành một vị vua được thành thánh sắc phong và tuyên bố sự độc lập của vương quốc mình thoát khỏi vương quốc Java (Indonesia ngày nay).

Danh sơn Phnom Kulen là địa điểm cung điện hoàng gia của vị vua sáng lập Vương quốc Khmer. Quốc vương Jayavarman II là người đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor. Những địa điểm tham quan danh sơn Phnom Kulen ngày nay, bao gồm pho tượng Phật nhập Niết bàn khổng lồ, hàng trăm Shiva Linga được khắc đá dưới lòng sông, thác nước thật ấn tượng và một số ngôi già lam cổ tự Phật giáo.

Cuộc khai quật kéo dài trong 5 tuần tại vườn Quốc gia Phnom Kulen, cụ thể tập trung vào tòa nhà trong phạm vi 400 - 600m2, được cho là cung điện của Quốc vương Jayavarman II. Tiến sĩ Jean-Baptiste Chevance, nhà khảo cổ người Pháp từng làm việc tại Angkor từ năm 1999 với tư cách là nhà khảo cổ học tại Học viện Ecole Fancaise d'extreme orient, INRAP và đơn vị khảo cổ dự phòng tại cơ quan APSARA, Giám đốc chương trình Tổ chức Khảo cổ học và Phát triển của Tổ chức Phi chính phủ, đã hợp tác chặt chẽ với cơ quan Apsara Authority và các nhà khảo cổ, cho biết lần đầu tiên được xác định trong năm 2009.

Tiến sĩ Jean-Baptiste Chevance nói việc đề cập đến một phương pháp viễn thám giúp chúng ta khám phá ra những đặc điểm ẩn chứa dưới thảm thực vật: “Cuộc điều tra đầu tiên chính xác là vào năm 2009 và lần thứ hai là cuộc khảo sát năm 2012 của Lidar, điều này khẳng định rằng địa điểm đó là cung điện hoàng gia. Chúng tôi quan tâm đến cách thức nó được xây dựng và cách nó được sử dụng”.

Để trả lời những câu hỏi này, họ quay trở lại trong năm nay với đội ngũ 60 nhà khảo cổ học, công nhân trong nước và quốc tế cùng với sự hỗ trợ của Bộ Môi trường và Cơ quan Apsara. Tiến sĩ Jean-Baptiste Chevance nhấn mạnh: “Đây rõ ràng là một trong những tòa nhà quan trọng nhất vì chất lượng của công trình”.

Ngin Sarun, một nhà khảo cổ học tại Cơ quan Apsara, cho biết những câu hỏi cần được giải quyết là liệu cấu trúc có phải là cung điện hay nơi ở của Quốc vương Jayavarman II vào thế kỷ thứ 9 không: “Chúng tôi chưa kết luận 100% rằng đây là cung điện hoàng gia”, ông lưu ý rằng nhóm nghiên cứu đã đào sâu khoảng 1,5m và thu thập được nhiều đồ gốm. Theo Tiến sĩ Jean-Baptiste Chevance, những mẫu này, cũng như đất và các mẫu thu thập khác, sẽ tiết lộ chi tiết về việc sử dụng và xây dựng của tòa nhà.

Tòa nhà được bao quanh bởi một loạt các bức tường và vỉa hè đồng tâm với lối vào hướng ra phía đông.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, thế kỷ thứ 9 sau khi thống nhất, Vương quốc Khmer bị phá vỡ thành một đế chế và thiết lập sự cai trị bằng quyền thần thánh. Kích thước to lớn của tổ hợp, hình dạng và vị trí của nó trong mạng lưới đô thị lớn hơn được phát hiện bởi khảo sát LIDAR, theo gợi ý của Tiến sĩ Jean-Baptiste Chevance rằng đó thực sự là cung điện hoàng gia, mặc dù chưa có bất kỳ ghi chép nào tại địa điểm này.

Tiến sĩ Jean-Baptiste Chevance nói: “Từ một số đồ tạo tác, như đồ gốm mà chúng ta đã  khai quật, có thể thấy rằng đây là một trong những tòa nhà quan trọng nhất, nhưng chúng tôi vẫn không hiểu rõ về chức năng của nó”.

Các vị quan chức của Bộ Môi trường Campuchia đã từ chối bình luận về vấn đề này, nhưng gần đây, trong một bài đăng trên trang mạng xã hội Facebook của Bộ Môi trường Campuchia, họ đã viết rằng một trong những mục tiêu của các hoạt động khảo cổ là để danh sơn Phnom Kulen được công nhận là Di sản Thế giới của Unesco. 

Vân Tuyền (Nguồn: The Nation Thailand Portal)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm