Thứ bảy, 24/07/2021, 10:25 AM

Khéo sống tùy duyên

Có câu chuyện vui trong nhà thiền rất có ý nghĩa: Hai huynh đệ trong thiền viện đang đi trên đoạn đường, trời vừa mưa xong nên đường lầy lội, phải lội qua một con suối cạn.

Ngay lúc đó có một cô gái trẻ khoác bộ kimono rất đẹp phải đi ngang qua suối. Nhưng mặc kiểu này thì làm sao đi qua suối? Thầy sư huynh thấy vậy phát tâm từ bi: “Này cô bé! Lại đây ta đưa qua cho”. Nói rồi sư huynh bồng cô gái qua bên kia suối đặt lên bờ, xong đi tiếp về chùa. Người sư đệ thấy cảnh đó nên khó chịu. Từ đó, trên đường về sư đệ không vui, không khí nặng nề. Gần đến chùa, như chịu hết nổi thầy mới lên tiếng: “Hôm nay, huynh làm kỳ quá!”. Sư huynh hỏi: “Kỳ là sao?”. Sư đệ: “Người tu hành không được đụng nữ nhân mà sao huynh bồng cô gái kia qua suối vậy?”. Người sư huynh nói: “Ta đưa cô gái qua bờ suối đặt xuống đó rồi, còn sư đệ lại bồng về tới chùa làm gì?”.

Học Phật là học uống thuốc, học giáo pháp rồi thì phải tiêu hóa giáo pháp, mới có lợi ích thiết thực.

Học Phật là học uống thuốc, học giáo pháp rồi thì phải tiêu hóa giáo pháp, mới có lợi ích thiết thực.

Ý nghĩa câu nói thường ngày của nhà Phật: "Vạn sự tùy duyên'

Đó là câu chuyện nhà thiền, người sư huynh làm một cách vô tâm, còn ông sư đệ thì đưa vào lòng nên bực bội không vui. Tuy là câu chuyện vui nhưng mà chứa đầy đạo lý. Nhắc nhở người học đạo, học cái hạnh xả đó, để tâm luôn rỗng lặng, không vướng mắc.

Ví dụ như khi Phật tử ra chợ hoặc đi vô xưởng làm có ai đó nói cái gì hơi lỡ lời, xúc phạm đến mình thì mình buồn chút thôi. Ở đây không ai là thánh hết nên chỉ buồn một chút rồi đặt ở đó luôn, đi cho khỏe. Buồn chút trong chợ, trong sở rồi về nhà nhẹ nhàng. Còn không như vậy thì ôm về nhà, ôm vào trong phòng ngủ, ôm vào trên gối ngủ không được luôn thì khổ. Hiểu được ý nghĩa đó thì chúng ta sống rất nhẹ nhàng.

Nếu hiểu mọi sự vô thường khéo sống tùy duyên thì đó là thuốc hay cứu khổ thế gian. Nên người Phật tử học đạo cũng giống như người bệnh, còn Phật thuyết pháp như là thuốc. Người bệnh muốn hết bệnh thì phải uống thuốc. Chứ cho thuốc mà không uống, ngồi đó đọc công thức thuốc này, thuốc kia hay cũng không hết bệnh.

Dù cho học giáo lý của Phật nhiều, nghe vô thường cũng đầy tai nhưng gặp vô thường đến cũng ôm vào. Cho nên, học Phật là học uống thuốc, học giáo pháp rồi thì phải tiêu hóa giáo pháp, mới có lợi ích thiết thực.

Trích trong bài giảng "Thế gian vô thường"

Hòa thượng Thích Thông Phương

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Xem thêm