Tùy duyên mà không tùy tiện
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”. Đó là câu cửa miệng của rất nhiều người nhưng hiểu được ý nghĩa thâm sâu của nó lại không phải là chuyện đơn giản.
Chọn người tri kỷ theo lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Kỳ thực, tùy duyên vốn không phải chuyện dễ làm. Phải là người có cảnh giới tư tưởng nhất định thì mới thật sự thấu hiểu và làm tốt điều này. Cái gọi là “tùy” ở đây chính là: Thuận theo tự nhiên, không oán hận, không nóng nảy, không cưỡng cầu.
Vậy thế nào là “duyên”?
Vạn sự, vạn vật trên đời này thảy đều liên quan với nhau ở một chữ “duyên”. Bất luận là nhân duyên, cơ duyên, thiện duyên hay ác duyên, đâu đâu cũng có, tồn tại mọi lúc. Nhưng duyên có tụ thì cũng có tan, có đến rồi cũng có rời.
Nhưng tùy duyên cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Tận tâm hành thiện, không so đo kết quả, được mất, lấy thái độ tùy duyên mà đối diện với sự đời, đây chính là tùy duyên tích cực, vừa không cưỡng cầu lại có thể nắm giữ được cơ duyên.
Trái lại, lấy lý do tùy duyên mà không làm tròn bổn phận, phó thác cho số phận, không mong cầu tiến, vươn lên, trốn tránh việc khó thì chính là một dạng cực đoan. Tùy duyên lúc này trở thành cái cớ để người ta biếng lười, phó mặc.
Tùy duyên khác với tùy tiện. Tùy tiện là làm việc qua loa cho xong, được chăng hay chớ, không có nguyên tắc cũng chẳng có lập trường và không chịu trách nhiệm.
Tùy duyên không phải là từ bỏ một cách vô tội vạ và tùy tiện. Tùy duyên là thuận theo nhân duyên, nhìn thấu được chuyện ly hợp của đời người, từ đó có được sự ung dung lạc quan và đứng ngoài được mất.
Có trong mình một tâm thái tùy duyên, bạn sẽ nhận ra rằng, bất kể bầu trời là mây đen mù mịt hay là rực rỡ ánh vàng, con đường đời dù là trắc trở, chông gai hay thênh thang muôn lối, thì trong lòng mình luôn có được cảm giác điềm tĩnh và bình yên.
Tôi đi tu: Phật pháp cứu tôi khỏi u mê, lầm lạc
Chuyện trên đời vốn chẳng bao giờ luôn thuận buồm, xuôi gió. Trời cao không phải ngày nào cũng quang đãng, tạnh mây. Cầu vồng chỉ xuất hiện sau cơn mưa lớn. Ngày vui, ngày buồn chính là đan xen đến với nhau. Đó chính là sự “tùy duyên” của đất trời, của vũ trụ này.
Hiểu được điều ấy thì bạn ắt là thản nhiên đối diện được với đời, gặp chuyện vui cũng không quá phấn khích, ngạo mạn, trước sự buồn cũng chẳng âu sầu, bi thương...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm