Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/09/2023, 12:54 PM

Khi ác tâm của “cô giáo” lên tột cùng

Mới đây, khi xem clip cô giáo thẳng tay đánh liên tục vào bé gái mới 2 tuổi khiến tôi - một người mẹ không khỏi xót xa. Tôi tự hỏi liệu rằng, con người trong xã hội ngày nay trở nên ác độc và thiếu bao dung đến vậy sao? 

Audio

Video clip ghi lại hình ảnh bé gái 2 tuổi bị cô giáo đánh liên tiếp vào mặt.

Cũng là một người mẹ, tôi thấy bức xúc và xót xa khi thấy cháu bé bị cô giáo đánh một cách không thương tiếc như vậy. Có lẽ, cô giáo này không hiểu được rằng, hằng ngày bố mẹ bé dành bao nhiêu tình yêu thương, nâng niu và chăm sóc cho đứa con. Chúng ta thường hát cho các con nghe rằng: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo; khi tới trường cô giáo như mẹ hiền”. Nhưng theo hiện trạng ngày nay, xuất hiện ngày càng nhiều tình trạng bạo hành trẻ nhỏ đặc biệt là lứa tuổi mầm non. Điều này khiến tôi suy nghĩ đến vấn đề, liệu rằng tâm tính của con người trong bối cảnh hiện nay có đang trở nên ác độc và vô cảm. 

Bạo hành xuất phát từ nguyên nhân nào? Chủ quan là từ lương tâm, sự tàn nhẫn, suy đồi nhân cách của con người. Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến hành động đánh đập con trẻ thì họ lại bao biện rằng, vì những áp lực, bực bội cá nhân nên không kiểm soát được cảm xúc. Liệu đây có phải là câu trả lời thích đáng của những người gọi là cô giáo. Thật sự nếu không có tấm lòng bao dung, từ bi, yêu thương con trẻ các vị đừng nên bước chân vào nghề này. 

Hậu quả đối với những đứa trẻ là nạn nhân bị bạo hành, ngoài những tổn thương về cơ thể như thương tật, những đứa trẻ sẽ bị tổn thương sâu sắc về tâm lý. Các nhà nghiên cứu tâm lý Việt Nam cho biết, bạo hành trẻ em để lại nhiều hệ quả vô cùng tiêu cực, thể chất suy kiệt, trẻ chậm phát triển đồng thời tâm trí có vết thương hằn sâu nghiêm trọng, trẻ luôn trong tình trạng rụt rè nhút nhát. Trẻ có thể bị trầm cảm, rối loạn hành vi ứng xử. 

Hãy dành tình yêu thương để dạy con trẻ.

Hãy dành tình yêu thương để dạy con trẻ.

Từ câu chuyện trên, tôi nhớ tới lời Phậy dạy về tâm từ bi. Trong các phương pháp tu tập mà Phật chỉ dạy, có một phương pháp gọi là lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ngôn từ hòa ái. Lắng nghe với tâm từ bi có thể giúp nối lại sự cảm thông và thấu hiểu. Khi ta đau khổ ta có xu hướng nghĩ rằng khổ đau của ta là do người khác gây ra. Chúng ta muốn trừng phạt người đó bởi vì họ làm cho ta khổ. Nhưng khi chúng ta thực tập hơi thở có ý thức nhìn sâu vào nỗi khổ, niềm đau của người đó, ta sẽ thấy rằng người đó cũng chính là nạn nhân của khổ đau trong lòng họ, nên họ cần được giúp đỡ chứ không đáng bị trừng phạt. 

Mong rằng, không chỉ các cô giáo mà các bậc cha mẹ khi nuôi dạy con trẻ cần thực tập cho mình tâm từ bi. Hơn nữa là học và áp dụng những lời Đức Phật dạy về tình yêu thương chúng sinh để có những lời nói và hành động chuẩn mực. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Xả bỏ chướng ngại (4)

Góc nhìn Phật tử 15:00 06/05/2024

Thiện ác nếu nhìn thấu đáo em sẽ thấy mọi thứ đều khác. Tình thương yêu (thiện) có thể biến thành ghen tuông, hận thù (ác) mọi năng lực sáng tạo của con người cũng vậy các loại hung khí (ác) nếu biết dùng cho nhu cầu sinh hoạt lại là (thiện).

Sống trong ảo tưởng, mê mờ, khi ấy khổ đau sẽ trói buộc

Góc nhìn Phật tử 14:12 06/05/2024

Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.

Bình yên

Góc nhìn Phật tử 10:45 06/05/2024

Cuộc đời này, chính là bỏ bớt rườm rà để trở thành đơn giản, bỏ đi hận thù để trao gửi yêu thương. Bình yên chỉ đến khi ta biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.

Sống đẹp cùng Tứ nhiếp pháp

Góc nhìn Phật tử 09:58 06/05/2024

Thực hành Tứ nhiếp pháp, cảm hóa người khác sống thiện lành thì xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn, khổ đau...

Xem thêm