Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/09/2024, 17:00 PM

Khi chúng sanh gặp nạn Phật Bồ Tát có đến cứu giúp không?

Khi chúng sanh gặp nạn thì chư Phật Bồ Tát có đến cứu giúp hay không? Chư Phật Bồ Tát giúp đỡ thì tại vì sao họ còn bị tai nạn lớn đến như vậy?

“Độ” là gì? Dùng lời hiện tại mà nói, độ chính là quan tâm, thương yêu, giúp đỡ, dùng tâm chân thành quan tâm tất cả chúng sanh, thương yêu tất cả chúng sanh, giúp đỡ tất cả chúng sanh, chân thật làm đến được xả mình vì người. Người thế gian có loại tâm này rất ít. Chư Phật Bồ Tát đích thực đều là giữ cái tâm như vậy, đều là cái tâm này.

A La Hán tuy là cũng có cái tâm giúp người, nhưng cái tâm đó không mạnh, nhất định phải có người cầu giúp đỡ, vị A La Hán này xem thấy rất vừa mắt thì đến giúp bạn, xem thấy không vừa mắt thì chưa chắc đến giúp.

Không như Bồ Tát, Bồ Tát chân thật có cầu ắt có ứng, thậm chí bạn không cầu các Ngài, các Ngài cũng đến. Càng là nơi có khổ nạn, thì Phật Bồ Tát càng thị hiện nhiều, phàm phu mắt thịt chúng ta không nhận biết.

Tai nạn bị treo ở sườn núi, niệm Quan Âm Bồ tát liền thoát nạn trong gang tấc

455343186_469334645916012_4943905364162849250_n

Như thế giới hiện tại này, mỗi ngày chúng ta xem thấy các tin tức đưa tin nhiều quốc gia khu vực xảy ra rất nhiều tai nạn, vậy những nơi chịu khổ chịu nạn chư Phật Bồ Tát có cách gì giúp đỡ không? Có, hơn nữa có rất nhiều.

Chư Phật Bồ Tát giúp đỡ thì tại vì sao họ còn bị tai nạn lớn đến như vậy? Nghiệp lực hiện tiền. Phật Bồ Tát có thể giúp đỡ bạn, nhưng Phật Bồ Tát không thể giúp bạn tiêu trừ tội nghiệp.

Trên Kinh Phật nói: “Tâm, Phật, chúng sanh tam vô sai biệt”. Sức mạnh của tâm, sức mạnh của Phật, nghiệp lực của chúng sanh tạo tác, ba sức mạnh này là bình đẳng.

Chúng ta đọc trong “Kinh Địa Tạng”, trên Kinh giảng nghiệp lực của chúng sanh “năng địch Tu Di, năng sanh đại hải”, hình dung nghiệp lực của chúng sanh tạo ra không thể nghĩ bàn.

Khi chúng sanh chịu tai nạn lớn, Phật Bồ Tát làm gì phẩy tay áo bàng quang mà nhìn chứ? Không có. Thế nhưng nếu như chính chúng ta chân thật có được may mắn thoát khỏi tai nạn, tâm niệm của chính chúng ta cùng tâm niệm của Phật Bồ Tát phải tương ưng thì rất có khả năng tránh khỏi kiếp nạn.

Chỗ này cũng giống như chúng ta phía trước đã nói, trong lòng chúng ta phát ra sóng tư tưởng cùng sóng tâm của Phật tần suất gần nhau, tần suất giống nhau, thì liền được sự giúp đỡ của các Ngài. Đó là nhà Phật chúng ta gọi là bảo hộ, gia trì, đạo lý chính ngay chỗ này.

Bạn không hiểu, bạn cho rằng đó là mê tín. Nếu bạn hiểu được đó là tần suất của sóng tư tưởng tương ưng, đích thực là có thể giúp đỡ được. Các vị hiểu rõ đạo lý này thì các vị liền hiểu được giảng đường của chúng ta phát ra là sóng gì.

Nhiều đồng tu như vậy ở nơi đây đang dốc lòng nghe giảng, ngay trong hai giờ đồng hồ nghe giảng không khởi ác niệm, mỗi niệm đều là thiện niệm, mỗi niệm đều là tương ưng với Kinh giáo. Sóng này tốt, sóng này cùng với sóng của Phật Bồ Tát gần giống nhau, cho dù tần suất không thể hoàn toàn như nhau, thế nhưng rất gần giống nhau, liền được Phật gia trì.

Niệm Phật đường mọi người ngày đêm ở nơi đây niệm Phật, sức mạnh này thì càng lớn, cho nên phải nên biết đạo tràng này, giảng đường cùng niệm Phật đường chính là trạm phát ra sóng âm tư tưởng.

Nếu như sức mạnh của sóng này của chúng ta rất mạnh, liền có thể can thiệp đến sóng âm của một số chúng sanh của thế gian này (sóng âm tư tưởng của họ là tham-sân-si-mạn, tự tư tự lợi), có thể làm quấy nhiễu sóng âm của họ không để khởi tác dụng, chúng ta thì khởi tác dụng, liền có thể mang đến thế giới sự an lành, liền có thể làm cho những tai nạn thế gian này được giảm nhẹ, làm cho kiếp nạn thế gian này chậm lại, thời gian giảm ngắn. Niệm Phật có gì tốt chứ? Chỗ tốt chính ngay chỗ này. Đây không phải mê tín, mà thật có lý luận và nền tảng khoa học ở trong đó.

Hiện tại, hiện tượng sóng âm này, khoa học gia thừa nhận, thậm chí nói thế gian căn bản không có tồn tại, “vô tướng”, tất cả hiện tượng vật chất là hiện tượng sóng động. Lời nói này rất có đạo lý. Họ nói lời này tôi vừa nghe liền thấu hiểu, tôi vừa nghe liền gật đầu, nói không sai một chút nào, đích thực đó là hiện tượng của sóng động, là sóng động sanh ra huyễn giác.

Trên “Kinh Bát Nhã” nói: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”, “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Lời này đều là lời thật. Cho nên nói hiện tượng của sóng động, bao gồm tất cả vật chất, thực vật khoáng vật, chỉ cần có hiện tượng, hiện tại khoa học gia phân tích nó, phân tích thành phân tử, nguyên tử, điện tử, phân tích đến hạt cơ bản, tỉ mỉ quan sát nó đều là đang động, nó không phải là yên lặng, nó là động. Động thì sanh ra sóng, cho nên có vật tướng nào mà không có sóng?

Nhà Phật chúng ta không gọi là sóng, nhà Phật gọi là quang, đều có quang. Người học khí công thì gọi là khí, khoa học gia gọi là sóng, đều là nói một hiện tượng, một sự việc. Hơn nữa, sóng động này lấy sóng động tư tưởng là rõ ràng nhất, rất tường tận, cho nên Phật pháp nói “y báo tùy theo chánh báo chuyển” chính là căn cứ vào đạo lý này.

Vì sao hoàn cảnh vật chất tùy theo sóng của tư tưởng mà thay đổi? Sức mạnh của sóng tư tưởng mạnh, can thiệp nó, thay đổi tần suất sóng động của nó, cho nên hiện tượng vật chất này liền thay đổi. Chúng ta có thể thay đổi tần suất của nó, can thiệp nó, quấy nhiễu nó. Nếu như là tư tưởng không chính xác, quấy rối thì liền phá hoại hiện tượng tự nhiên, chúng ta liền phải chịu khổ.

Cân bằng sinh thái địa cầu hiện tại bị phá hoại, do nguyên nhân gì vậy? Khí hậu cũng khác thường, nhiệt độ của nước biển cũng nâng cao, băng của Nam Bắc Cực tan chảy là do nguyên nhân gì? Sóng tư tưởng của chúng ta quấy nhiễu nó. Sóng tư tưởng này chính là tham-sân-si-mạn, phát tiết ra tham-sân-si nghiêm trọng.

Tham là nước, sân là lửa, si là gió, bất bình trong lòng chính là động đất, nó đều có nguyên nhân của nó. Thế nhưng đạo lý sâu này khoa học gia hiện tại vẫn chưa phát hiện ra. Đây mới là nhân tố thứ nhất, họ có xem thấy được hay không? Không hề xem thấy được nhân tố thứ nhất này, chỉ xem thấy nhân tố thứ hai, thứ ba. Nhân tố thứ nhất trong Phật Kinh giảng nói thấu triệt, giảng nói tường tận.

Nếu chúng ta muốn giúp đỡ tất cả chúng sanh thì phải bắt đầu làm từ đâu? Phải từ giáo dục. Người xưa hiểu được, người hiện tại không hiểu. Người xưa chú trọng giáo dục. Trong giáo dục quan trọng nhất chính là dạy bạn có một tư tưởng kiện toàn, có một tư tưởng hợp lý. Cái lý này chính là “chân thật chi tế” mà chỗ này nói. Phải tương ưng với chân tướng của vũ trụ nhân sanh, đó là chính xác.

Trái với chân tướng, đó là hoàn toàn sai lầm, cho nên phải trái nhân ngã, tham-sân-si-mạn không có trong chân thật chi tế. Đó là trái ngược, là sai lầm. Sai lầm liền sẽ phá hoại đi sinh thái tự nhiên. Nếu như là chính xác, thì sanh thái tự nhiên liền sẽ bình thường. Những việc này có đại đạo lý ở trong đó. Những đạo lý này đều ở trong Kinh điển Đại Thừa, Phật nói được rất nhiều, rất tỉ mỉ.

Đồ tốt đến như vậy, người học Phật gọi là Tam Bảo, người thế gian rất xem thường, chỉ hai chữ mê tín thì gạt bỏ đi, liền đem Phật pháp phế bỏ, không biết tìm hiểu, không biết được những thứ này chân thật có thể giải quyết được nguy cơ của hiện đại, chân thật có thể giải quyết tai nạn của tất cả chúng sanh, làm cho chúng ta lìa khổ được vui.

Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 46. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm