Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/06/2020, 16:47 PM

Khi tôi học đạo

Các pháp không thể độc lập sinh khởi mà phải nương nhau. Một cây bông lau mảnh khảnh yếu đuối không thể tự đứng trước gió được, nhưng một bụi bông lau nương dựa nhau có thể đứng vững giữa trời.

 Môi trường sống trên chặng đường học đạo

Ngày xưa khi còn là chú điệu mới học đệ ngũ, trong những buổi hầu trà tôi nghe quí Thầy đàm đạo với nhau về một đề tài từ một bộ kinh hay một cuốn sách thiền nào đó, mà ý chính là thế này: “Khi tôi chưa học đạo, tôi thấy núi là núi; sông là sông; khi tôi học đạo tôi thấy núi không phải là núi, sông  không phải là sông; sau khi học đạo xong tôi lại thấy núi là núi, sông là sông”. Tôi nghe mà chẳng hiểu chi dù có vắt óc suy nghĩ. Về sau học môn triết Tây, nghe giáo sư giảng về cái Ta (le moi), tôi nhớ có một ý rất triết mà cũng rất thơ: “tôi không thể ngồi bên cửa sổ để nhìn tôi đi qua đường”. Những ghi nhận đó cứ đeo đẳng mãi trong đầu và tôi chẳng tự tin là mình hiểu những ý trên là đúng hay không.

Tại sao khi chưa học đạo thấy núi là núi, sông là sông; đến khi học đạo thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông; khi học đạo xong lại thấy núi là núi sông là sông? Sau nhờ học Duy Thức vấn đề mới được giải mã.

Các pháp không thể độc lập sinh khởi mà phải nương nhau. Một cây bông lau mảnh khảnh yếu đuối không thể tự đứng trước gió được, nhưng một bụi bông lau nương dựa nhau có thể đứng vững giữa trời (như thúc lô phược).

Các pháp không thể độc lập sinh khởi mà phải nương nhau. Một cây bông lau mảnh khảnh yếu đuối không thể tự đứng trước gió được, nhưng một bụi bông lau nương dựa nhau có thể đứng vững giữa trời (như thúc lô phược).

Con đi xuất gia mẹ nhé?

Thì ra thế giới với thiên hình vạn trạng trong đó con người cùng muôn vật chung sống, theo Duy thức học đó là thế giới của “ý ngôn cảnh”. Cảnh chỉ cho thiên hình vạn trạng, ý chỉ cho ý tưởng, ý niệm và ngôn chỉ cho ngôn cú danh xưng.

Khi tắm dưới sông ai cũng cảm nhận được cảm giác mát dịu của dòng sông, và mặc nhiên không ai bận tâm đặt vấn đề là có dòng sông hay không có dòng sông; nếu có, thì cái gì là dòng sông? Nếu không thì tại sao? Có lẽ vì không quan tâm truy cứu nên ai cũng thấy núi là núi sông là sông; nếu quan tâm truy cứu ta sẽ thấy cái được gọi là sông với dòng nước chảy, thực thì đó không hẳn là sông hay dòng sông.

Thứ nhất, nếu một người từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành chưa hề nghe ai nói đến từ sông. Cũng không được ai dẫn đến và chỉ cho thấy con sông hay dòng sông, chắc chắn người ấy khi tình cờ gặp phải dòng sông họ sẽ ngớ ra không hiểu và gọi được dòng sông họ đang thấy là cái gì.

Thứ hai, ngay những người từng nghe, thấy và tắm dưới sông đi nữa họ cũng không thể gọi đúng tên cái thực tại mà họ đang đắm mình trong đó, bởi danh từ dòng sông hay dòng nước sông thuần tuý chỉ là danh ngôn được dùng để miêu tả vấn đề, chứ danh ngôn bản thân nó hoàn toàn không phải là vấn đề.

“Khi tôi chưa học đạo, tôi thấy núi là núi; sông là sông; khi tôi học đạo tôi thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông; sau khi học đạo xong tôi lại thấy núi là núi, sông là sông”.

“Khi tôi chưa học đạo, tôi thấy núi là núi; sông là sông; khi tôi học đạo tôi thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông; sau khi học đạo xong tôi lại thấy núi là núi, sông là sông”.

Có nên yêu người xuất gia?

Thứ ba, cái được gọi là sông hay dòng sông kỳ thực là không có, bởi dòng sông mà ta đang tắm, nếu phân tích về mặt vật lý thì không có cái gì là dòng sông. Dòng sông là sự kết tụ của vô số những phân tử nước, tách rời tất cả những phân tử nước ấy đi dòng sông sẽ còn là hư vô, và như ta biết trong mỗi một phân tử nước luôn phải hội đủ hai thành tố là Hydro và Ôxy (H2O). Thiếu một trong hai thành tố này sẽ không có sự xuất hiện của một phân tử nước, chưa kể là phân tử nước chỉ có và tồn tại trong môi trường thích hợp, trong một môi trường không thích hợp ngay cả một phân tử nước cũng không thể có nói chi là có cả một dòng sông!

Như vậy, danh từ dòng sông được dùng để miêu tả một hiện tượng vật lý mà hiện tượng đó thực chất nó hoàn toàn không có thực thể cá biệt của riêng nó. Do đó, dòng sông chỉ thuần là vấn đề của ý ngôn cảnh, tức hiện tượng vật lý chỉ tồn tại trong phạm trù của tư tưởng và ngôn ngữ của sự hiểu biết và phân biệt của sự nhận thức hay của Thức mà thôi, chớ hiện tượng vật lý không tồn tại bên ngoài sự hiểu biết và phân biệt của Thức. Theo Duy Thức học, ngôn ngữ và tư tưởng hay sự hiểu biết và phân biệt của thức được sinh khởi từ “danh ngôn chủng tử”. Danh ngôn chủng tử hay hạt giống của tư tưởng và ngôn ngữ từ vô thỉ đến giờ huân tập vào tạng thức chúng ta và đã thành tập khí, tức thói quen vốn có từ muôn kiếp nghìn đời; và rồi chúng ta dùng tập khí danh ngôn chủng tử này để nhận biết và phân biệt hiện tượng vật lý. Chứ kỳ thực chúng ta hoàn toàn không biết được gì về hiện tượng của thế giới vật thể. Nói cách khác, chúng ta nhận biết là nhận biết về chính những dữ kiện tri thức mà chúng ta tích lũy được qua quá trình thu thập kiến thức của chúng ta mà thôi, chứ chúng ta không thể nhận biết thế giới vật thể bằng chính những gì thuộc về thế giới vật thể.

Núi sông trước mắt theo Duy thức học đó là hiện tượng y tha khởi, theo Hoa Nghiêm tông đó là duyên khởi hay duyên sinh, mà duyên sinh thì vô tự tánh, tức duyên sinh không tự có thể tánh riêng

Núi sông trước mắt theo Duy thức học đó là hiện tượng y tha khởi, theo Hoa Nghiêm tông đó là duyên khởi hay duyên sinh, mà duyên sinh thì vô tự tánh, tức duyên sinh không tự có thể tánh riêng

Điều kiện tiên quyết của người xuất gia

Luận Thành Duy Thức: Chủ thể nhận thức cho rằng sự nhận thức chỉ xảy ra khi có đối tượng bị nhận thức, thực thì chủ thể nhận thức không thể nhận thức được đối tượng bị nhận thức, chủ thể nhận thức chỉ nhận thức được những khái niệm, những ý tưởng của chính bản thân của chủ thể nhận thức có được về đối tượng bị nhận thức, chứ chủ thể nhận thức không thể hóa thân vào đối tượng bị nhận thức (khách thể) để nhận biết những gì được nội hàm trong đối tượng bị nhận thức. (năng thủ bỉ giác, diệc bất duyên bỉ, thị năng thủ cố, như duyên thử giác).

Quả đúng là khi tôi học đạo tôi thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. Vậy núi, sông trước mắt thì sao? Núi sông trước mắt theo Duy thức học đó là hiện tượng y tha khởi, theo Hoa Nghiêm tông đó là duyên khởi hay duyên sinh, mà duyên sinh thì vô tự tánh, tức duyên sinh không tự có thể tánh riêng (“Pháp bất cô khởi trượng cảnh phương sanh”). Các pháp không thể độc lập sinh khởi mà phải nương nhau. Một cây bông lau mảnh khảnh yếu đuối không thể tự đứng trước gió được, nhưng một bụi bông lau nương dựa nhau có thể đứng vững giữa trời (như thúc lô phược).

>Xem thêm video: Mạn đàm về pháp tu lạy Phật:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mọi thứ đều có thể rời bỏ ta, nhưng chính ta thì không bao giờ bỏ rơi ta

Góc nhìn Phật tử 17:00 25/11/2024

Ta thực sự không phải những tiếng nói tiêu cực trong tâm trí, cũng không phải là những điều tích cực như là những cống hiến, hy sinh, những nụ cười hạnh phúc khi bên cạnh ai đó hay khi có được, đạt được điều gì đó. Mà ta thực sự chính là nguồn ánh sáng nhận biết.

Đường về nhà

Góc nhìn Phật tử 15:40 25/11/2024

Mỗi buổi sáng, tôi đều dành một khoảng thời gian để ngồi thiền trước hiên nhà, nơi có tán bồ đề xòe rộng che mát. Hơi thở nhè nhẹ, từng ý niệm trôi qua như những đám mây lặng lẽ trên bầu trời.

Thoát khỏi thói quen chỉ trích bản thân

Góc nhìn Phật tử 13:15 25/11/2024

Ngày nay, trong một thế giới đầy rẫy áp lực và sự so sánh, thói quen tự chỉ trích đã trở thành một phần không nhỏ trong cuộc sống của nhiều người.

Tôi ăn chay

Góc nhìn Phật tử 08:08 25/11/2024

Tôi bắt đầu ăn chay cách đây năm năm, một sự thay đổi không lớn nhưng lại khởi nguồn từ một câu chuyện sâu sắc. Tôi chưa từng nghĩ rằng việc ăn chay lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm thức mình đến vậy.

Xem thêm