Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 30/10/2023, 14:35 PM

Khỏi bệnh thần kinh tọa và vôi cột sống nhờ sám hối, tụng kinh niệm Phật

Khóa tu lần này, tôi dành ít phút nghỉ trưa để trò chuyện với một người bạn đồng tu đặc biệt. Tôi nói đặc biệt vì anh là người khuyết tật duy nhất trong khóa tu này. Nhìn dáng đi khập khiễng trong bước chân thiền hành khiến những người lành lặn như tôi thấy thương anh vô cùng.

Nhờ tham dự khóa tu “Niệm Phật - Một ngày an lạc” mà tôi có được nhiều bạn đồng tu. Trong sách Luận ngữ, Đức Khổng Tử nói rằng: "Trong ba người đi đường ắt có một người là thầy ta”. Đó là người đi đường thôi, huống chi tôi đang có hơn trăm người bạn tu hiền hòa quý mến trong những khóa tu này, và tôi học hỏi rất nhiều ở họ.

Khóa tu lần này, tôi dành ít phút nghỉ trưa để trò chuyện với một người bạn đồng tu đặc biệt. Tôi nói đặc biệt vì anh là người khuyết tật duy nhất trong khóa tu này. Nhìn dáng đi khập khiễng trong bước chân thiền hành khiến những người lành lặn như tôi thấy thương anh vô cùng. Nhưng thương nhất là khi anh lạy năm vóc sát đất vì anh chỉ còn một cánh tay, một bàn tay xòe ra nửa búp sen thôi khiến ai nhìn thấy đều không khỏi xúc động. Đồng hành bên anh trên mỗi bước thiền hành mới thấy sự thành kính chất chứa trên vầng trán bao la và đôi mắt rực sáng của anh.

Anh bạn đồng tu đặc biệt ấy có pháp danh Tâm Đài, trạc hơn năm mươi tuổi, anh là một thương binh khi còn rất trẻ tuổi, lúc chỉ mới đôi mươi. Nhà ở gần chùa nhưng Bụt còn rất xa lạ với anh vì nhà anh chỉ thờ cúng ông bà. Anh nói đùa: "Gần chùa gọi Bụt bằng anh, gọi thầy bằng chú”. Mãi đến mấy năm sau này khi anh bị bệnh mới gặp được câu kinh niệm Phật.

Niệm Phật, trì chú Dược Sư, khỏi bệnh thoái hóa cột sống

99-0921

Anh bị bệnh thần kinh tọa, vôi hóa đĩa đệm cột sống; gia đình đưa anh vào Bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị, nhưng bệnh của anh đã mãn tính nặng, hiện tại bệnh viện chưa có thuốc đặc trị nào có thể chữa lành.

Anh có những ngày dài tuyệt vọng với cơn đau dai dẳng, đi lại rất khó khăn. Anh về điều trị theo chế độ bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đông y của tỉnh nhà, nhằm hạn chế bớt những cơn đau. Duyên lành, anh gặp được vị lương y trực tiếp điều trị cho anh là một Phật tử. Ông thương người thương binh với bước chân khập khiễng lại lâm vào hoàn cảnh bệnh tật. Vị lương y Phật tử khuyên anh một cách chân tình:

"Thuốc tra, ma cầu. Đau thì phải uống thuốc nhưng anh nên về ăn chay, niệm Phật và sám hối thêm, biết đâu duyên lành sẽ đến với anh...”.

Và duyên lành như một phép mầu thực sự đã đến với anh bạn tôi. Nhà ở gần chùa, vậy mà phải mất rất nhiều năm anh mới gọi đúng tên Phật hiệu mà không còn gọi là "Bụt" nữa.

Ngày lại qua ngày, anh siêng năng ngồi tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện chư Phật, Bồ-tát gia hộ cho anh tật bệnh tiêu trừ. Những lời kinh sám hối anh đã thuộc nằm lòng, thấm sâu vào tâm khảm trong niềm tin tha thiết:

"Đệ tử kính lạy

Đức Phật Thích Ca

Phật A Di Đà

Thập phương chư Phật

Vô lượng Phật pháp

Cùng Thánh Hiền Tăng

Đệ tử lâu đời lâu kiếp

Nghiệp chướng nặng nề

Tham giận kiêu căng

Si mê lầm lạc

Ngày nay nhờ Phật

Biết sự lỗi lầm

Thành tâm sám hối

Thề tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành

Ngưỡng trông ơn Phật

Từ bi gia hộ

Thân không tật bệnh

Tâm không phiền não

Hàng ngày an vui tu tập

Pháp Phật nhiệm mầu...”.

Anh vừa chữa trị theo Đông y, vừa ăn chay trường, vừa tụng kinh niệm Phật, uống nước “Đại bi thủy”; tất cả loại thuốc này đã đem lại cho anh sự nhiệm mầu không thể nghĩ bàn. Bệnh tình anh lần hồi thuyên giảm rồi bình phục. Lúc này anh mới hiểu ra lời khuyên của vị lương y: “Thuốc tra, ma cầu”. "Ma" ở đây không phải là ma quỷ mà là ma nghiệp chướng của mình mang theo từ nhiều đời nhiều kiếp chưa giải kết.

Anh đã nhẹ gánh khổ đau bệnh tật, thân tâm an lạc nhờ vào lòng tin thành kính tha thiết và sự hành trì đúng đắn những vị thuốc Phật. Anh thương binh pháp danh Tâm Đài hiện rất hạnh phúc, được lành bệnh vì đã có duyên đến với Phật Pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm