Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/04/2023, 08:49 AM

Không có sự phân biệt đẳng cấp trên con đường của Đức Phật

Vào những thế kỷ trước thời Đức Phật, đất nước chìm trong những điều xấu xa của đẳng cấp và tín điều

Audio
AE8CCB82-C65B-4178-A79E-3DCA79D17088
Một người sinh ra trong một đẳng cấp thấp hoặc làm những công việc thấp kém sẽ bị xem là một người thấp kém và hạ tiện.

1.Sudra- The low born/ Thủ Đà La: sinh ra thấp kém

2.Caṇḍāla- The corpse burners/ Chiên Đà La: người thiêu xác chết

3.Bhangi- The sweepers/ người quét đường

4.Cammāra- The cobblers; / những người thợ đóng giày/sửa giày;

Nhóm người này được xem như đẳng cấp thấp,

1.Brāhmaṇa/ Bà La Môn/ Phạn thư

2.Kshatriya- The Warriors/ Sát Đế Lỵ – Chiến binh

3.Vaiśya- The Traders were considered as Upper castes./ Thương buôn được xem là đẳng cấp cao hơn.

Tương tự, Bà La Môn được xem là cao và thấp hơn, dựa vào dòng tộc của họ.

Inferior clans: Dòng tộc thấp kém

1.Kosiya Gotra

2.Bhāradwāja Gotra

Superior clans: Dòng tộc cao quý

1.Gotama Gotra

2.Moggalāna Gotra

3.Kaccāna Gotra

4.Vāsiṭṭha Gotra

Kỹ năng của thợ thủ công và nghệ nhân cũng được chia thành các nhóm cao cấp hoặc cấp thấp.

Job skills and Handicrafts considered being superior: Kỹ năng nghề nghiệp và thủ công được xem là cao cấp

1.Writing skills/ Kỹ năng viết lách

2.Printing skills/ Kỹ năng in ấn

3.Book-keeping, accountancy/ Kỹ năng bảo quản sách, thống kê

Work considered as inferior: Công việc được xem là thấp kém

1.Making objects with bamboo/ cane/ Làm đồ vật bằng tre/nứa

2.Pottery – making earthen pots and utensils/ Làm gốm – làm các bình đất và đồ dùng.

3.Leather craft (making shoes and other things with animal skin)/ Làm thủ công bằng da (làm giày và các vật dụng khác bằng da động vật)

4.Nāpitas – Barbers (those who cut hair)/ Thợ cắt tóc

Jobs considered to be extremely low and menial were: Công việc được xem là cực kỳ thấp kém và hèn mọn là:

1.The job of lifting and cleaning faces and human waste./ Công việc nâng và rửa mặt và dọn rửa chất thải của người.

2.Removing and cleaning garbage trash and waste./ Bỏ và dọn thùng rác và chất thải.

Professions regarded as lofty were: Nghề nghiệp được xem là cao quý là

1.Agriculture/ Làm nông

2.Business and trading/ Kinh doanh và buôn bán

3.Cattle rearing./ Nuôi gia súc

The Pali Cannons list the following five as the low races and the work done by these clans were considered inferior/ base:- Danh sách các Kinh tạng tiếng Pali sau có năm chủng người thấp kém và công việc được làm bởi các chủng người được xem là hạ tiện/hèn mọn:-

1.Caṇḍāla kula/ Dòng Caṇḍāla– burning corpses in the crematorium/ thiêu xác chết ở khu hỏa táng.

2.Nesāda kula/ Dòng Nesāda– hunting birds and animals/ săn chim chóc và động vật.

3.Venakula kula/ Dòng Venakula – cleaning lavatories/ rửa nhà vệ sinh

4.Rathakāra kula/ Dòng Rathakāra – making things with the skin of dead animals/ làm đồ từ da thú đã chết

5.Pukkusa kula/ Dòng Pukkusa – removing and cleaning garbage/ bỏ và dọn rác

Similarly people performing the following jobs were also considered inferior:- Tương tự người làm các việc sau cũng được xem là thấp kém:-

1.Nālakāra- basket makers/ người đan giỏ– making baskets etc. with bamboo./ làm giỏ v.v bằng tre

2.Kumbhakāra- Potters/Thợ gốm– making clay pitchers etc./ làm bình bằng đất sét.

3.Pesakāra- Weavers/Thợ dệt- weaving clothes/dệt quần áo.

4.Cammakāra- Those who made leather articles/ người làm các đồ bằng da

5.Nāpita- Barbers-Thợ cắt tóc– those who cut hair./người cắt tóc

Những đẳng cấp cao hơn sẽ xem họ là không sạch sẽ, thậm chí nếu bóng của đẳng cấp thấp kém nhất đổ lên họ. Nếu tình cờ họ chạm phải một cái bóng như thế, họ sẽ, rất giận dữ, thậm chí đánh đập người đó. Vì vậy những đẳng cấp thấp kém nhất phải di chuyển thật cẩn thận và rụt rè, mỗi khi họ vào thị trấn; để đảm bảo bóng của họ không đổ lên ai.

Đức Phật đã đi một bước cải cách giữa tình trạng kinh hoàng / tồi tệ như vậy. Ngài thu nạp cả những đẳng cấp thấp kém nhất trong số đẳng cấp thấp kém vào Tăng Đoàn của ngài. Người đó trở thành một phần trong Tăng đoàn và tự nhiên trở thành một người kính trọng. Đức Vua tôn quý anh ta và các thành viên hoàng gia cũng tôn quý anh ta; nhà kinh doanh giàu có và người cho vay cũng tôn quý anh ta; và Bà La môn cũng tôn quý anh ta. Theo cách này Đức Phật đã tiến một bước lớn để nâng đỡ những đẳng cấp thấp kém.

Đức Phật chính ngài cũng không tin vào hệ thống đẳng cấp. Khi tham gia vào Tăng Đoàn không có Tỳ Kheo nào bị phân biệt do xuất thân đẳng cấp của họ. Tỳ kheo, khi gia nhập Tăng Đoàn, sẽ cũng đi khất thực đến các gia đình thuộc tất cả đẳng cấp cao và thấp. Trong những ngày đó, người ta xưng hô các những đẳng cấp thấp là Candāla và Vasala. Nếu bất kỳ một Tỳ kheo mới xưng hô với người khác tương tự như vậy, thì bị tuyên bố là đã phạm một tội theo Vinaya (Luật Tạng) do Đức Phật đặt ra.

Một sự kiện vào ngày đó: Prakriti, một cô gái trẻ mười sáu tuổi thuộc tầng lớp không thể chạm vào đang lấy nước cho gia đình từ những cái giếng nơi dành cho những kẻ thấp kém không thể chạm đến. Nghèo khó, cô trông xơ xác dơ bẩn và nát nhàu, quần áo cô rách rưới và cũ kỹ. Ananda, một đệ tử của Đức Phật, tiến lại phía cô. Ananda cũng được sinh ra trong dòng dõi Sát Đế Lỵ. Ngài ta có nước da sáng và là một người giàu có với nhân phẩm tốt. Ngài ta cũng là em họ đầu của Đức Phật. Đó là một mùa hè thiêu đốt. Cổ họng của ngài khô khóc vì khát. Thấy cô gái đang lấy nước vào những chiếc bình từ giếng nước, ngài ta đã xin cô một ít nước để uống. Cô gái không nên chạm đến luống cuống. Cô thấy, “Đáng chú ý, dù là một Tỳ Kheo, người này chắc chắn từ một tầng lớp cao hơn. Nhưng, anh ta không biết mình thuộc về một gia đình không nên chạm đến và chiếc giếng này cũng dành cho những người không thể chạm đến như mình.” Vì thế cô nói với Ananda, “Tôi đến từ một đẳng cấp thấp và tôi không thể mang nước dành cho đẳng cấp không thể chạm đến, cho một người ở dòng dõi cao quý hơn.”

Ananda bảo cô gái không thể chạm đến “Em gái, ta chỉ nói em cho ta nước, không phải đẳng cấp của em.”

Bị thuyết phục bởi Tỳ Kheo Ananda, cô gái bối rối do dự đưa nước cho ngài ta. Ngài ta nhanh chóng dập tắt được cơn khát, Tỳ kheo rời đi sau đó.

Bất chợt một ý nghĩ đến với tâm trí của cô gái không thể chạm đến. Nếu người thanh niên của một đẳng cấp cao lấy nước từ tay mình, chắc chắn, anh ta sẽ đồng ý làm chồng của cô. Cô vội vàng đến gặp Tỳ kheo Ananda và nói lên đề nghị của cô. Tỳ Kheo lập tức từ chối Cô gái rất thất vọng. Sau đó Ananda giải thích với cô gái không được chạm đến, “Tôi không từ chối thỉnh cầu của cô vì sự phân biệt đẳng cấp. Tôi đã nguyện lời thề giữ gìn cuộc sống độc thân [dẫn đến lối sống thánh thiện] và tôi không thể chấp nhận lời thỉnh cầu của cô.” Ngài ta nói thêm, “Bậc Đại Từ Bi, Đức Phật, đã làm nơi nương tựa cho mọi chúng sinh. Cả cô nữa, cô hãy đi và tìm nương tựa nơi Phật. Đấng Giác Ngộ là nơi nương tựa cho tất cả, thậm chí những người bị xã hội xem là đẳng cấp thấp.

Không có sự phân biệt về đẳng cấp hoặc chủng tộc ở đây. Nương tựa nơi Phật, nhiều đẳng cấp thấp kém hơn do đức hạnh của thiền Vipassana, trở nên Cao Quý. Những người hôm nay coi thường họ, bắt đầu kính trọng và bày tỏ lòng tôn kính với họ. Đi và không do dự tìm kiếm sự nương tựa nơi Phật. Có nhiều vị Sadhavi [hành giả nữ/ tỳ kheo ni] ở đó và Mẹ Mahāpajāpati sẽ chăm sóc tốt cho cô.”

Nghe thế, cô gái không thể chạm Prakriti cảm thấy vui mừng. Sau đó cô tới và nương tựa vào Đức Phật. Cô đã được dạy Vipassana và do sự tiến bộ cô trở thành hành giả/ tỳ kheo ni.

Một lần nọ Đức Phật đi khất thực vòng quanh với Tăng Đoàn Tỳ Kheo ở con đường lớn của Rajgir, thủ đô của nước Magadha. Người quét rác thành phố, Sunnet, lúc đó đang quét dọn con đường bằng cây chổi. Là người sinh ra trong một gia đình nghèo khó và được xem là không nên chạm đến, ý nghĩ thoáng qua trong tâm anh ta, “bóng của tôi không nên đổ lên Đức Phật.” Vì vậy, rất rụt rè, anh ta chấp tay lại đứng nép sang một bên. Đức Phật đọc được ý nghĩ của anh. Trông thấy người quét dọn Suneet, một nạn nhân của lòng không tha thứ, tàn nhẫn bị xã hội dày vò; lòng Đức Phật dâng lên lòng từ bi. Ngài vẫy gọi anh ta và đi cùng với Tăng Đoàn Tỳ Kheo, mang anh ta theo cùng tới Tịnh Xá Venuvana ở Rajgiri. Đức Phật chỉ cho anh ta con đường thực hành thiền Vipassana. Người quét rác Suneet xuất gia vào Tăng đoàn. Anh ta bắt đầu thực hành Vipassana trong rừng và trở thành A la hán, người giải thoát hoàn toàn. Anh ta trở thành một Brāhmana từ một người quét rác.

Tương tự Sopaka, một đứa trẻ sinh ra trong dòng tộc Candāla, trở thành mồ côi ở tuổi lên bốn. Đói nghèo, chú của nó thấy nó như một cục nợ. Ở tuổi lên bảy, cảm thấy vô cùng phiền phức, chú của nó trói chặt nó quanh cái xác và bỏ nó trong khu hỏa táng, nhằm muốn nó bị thú rừng xé xác và ăn thịt. Đức Đại từ Bi thấy sự việc trên. Ngài đã gửi một Tỳ Kheo đến để thả Sopaka và mang cậu bé về Tinh Xá. Sau đó cậu được xuất gia và được dạy thiền. Do sự tiến bộ, đứa bé Sopaka, thực hành chăm chỉ và trở thành A la hán.

Bản ghi chép lịch sử nói rằng Baba Saheb Ambedkar đã có bước tiến lớn khác. Khi soạn thảo Hiến Pháp Ấn Độ, ông không có suy nghĩ về phân biệt giai cấp thấp hay cao. Con người là con người. Ông tạo ra nơi dành cho những đẳng cấp cho là thấp kém được giáo dục. Tầng lớp thấp hơn của xã hội được đi học cao hơn và thậm chí trở thành thư ký trong Chính phủ. Người nào có thể gọi họ là thấp kém được ? Theo cách này Baba Saheb Ambedkar đã đóng góp to lớn trong việc phá vỡ rào cản phân biệt đẳng cấp.

Thật không may hệ thống đẳng cấp, cao, thấp và không được đụng chạm thậm chí vẫn tồn tại đến tận hôm nay ở vài làng mạc xa xôi. Nó vẫn chưa được diệt trừ.

Tôi nhớ lại, khi còn sống ở Miến [Myanmar], tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống nghiêm khắc. Ở đó khi tôi thấy không chỉ là những người quét rác và thợ sửa giày mà còn nhiều người được xem là đẳng cấp thấp. Chúng tôi bị cấm thậm chí uống nước bị những người này chạm vào. Baba Saheb mang đến rất nhiều thay đổi về điều này. Nhưng tới nay, xã hội vẫn xem những người sinh ra thấp kém là đẳng cấp thấp và những đẳng cấp cao hơn là cao quý.

Giống như Đức Phật mang đến sự cải tiến to lớn bằng việc thu nhận những đẳng cấp thấp vào Tăng Đoàn, cũng như vậy, Baba Saheb Ambedkar cho họ sự kính trọng bằng việc lan tỏa giáo dục. Thật bất hạnh cho quốc gia này, sự phân biệt này vẫn chưa bị diệt trừ hoàn toàn.

Bây giờ Vipassana đã có một bước tiến mới. Con người từ mọi đẳng cấp và chủng tộc tham dự khóa thiền Vipassana. Không ai bị phân biệt là cao hay thấp. Tất cả đều bình đẳng và thực hành cùng nhau.. Ngồi và ăn cùng nhau, ở cạnh nhau. Bây giờ tình huống xảy ra như thế, trong Vipassana, một số đông người được gọi là Dalita, đã được huấn luyện nhiều hơn và được đào tạo như Thiền sư. Khi bây giờ một người của lớp Dalita ngồi vào Ghế Pháp, người đó không còn là Dalita, mà là một thiền sư Dhamma. Hành giả đến vì một khóa thiền, cúi đầu trước thiền sư, không liên quan dù người đó là Brāhmana, một Kshatriya, hay một Vaiśya.

Họ bày tỏ lòng tôn kính với thiền sư và học Dhamma từ ông ấy. Không có sự phân biệt đẳng cấp trong lời dạy của Đức Phật. Hiểu biết về thiền Vipassana và thực hành là cốt lõi quan trọng và có giá trị cho tất cả. Vipassana là phương cách phá vỡ những rào cản này theo cách to lớn. Chúng ta hãy xem, sự chuyển hóa xã hội to lớn thế nào khi là nhất một thể! Chỉ khi bất hạnh của một xã hội và quốc gia bị diệt trừ, thì sẽ có hạnh phúc. Chỉ khi đó sẽ có an lạc!

(Trích: Bản tin Vipassana Quốc tế, Mùa hè, 1980)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tùy duyên làm lợi ích cho đời nhưng hãy vượt thoát tham ái quyền lực

Lời Phật dạy 10:05 21/05/2024

Với trí tuệ của bậc Giác ngộ, Ngài thấy rằng dù cho làm được điều khó làm nhất như biến ngọn Tuyết Sơn thành một khối vàng ròng nhưng nếu tâm tham chưa điều phục thì việc ấy chỉ tăng trưởng tham vọng, chấp thủ và buộc ràng mà thôi.

Phật an cư “không tiếp một ai”

Lời Phật dạy 14:00 20/05/2024

Sự “không tiếp một ai” trong mùa an cư của Đức Phật là bài học cảnh tỉnh cho những hành giả an cư nhưng lại quá bận rộn, trong các đạo tràng an cư kiết hạ hiện nay.

Bố thí theo cách nào thì phước ít?

Lời Phật dạy 11:45 20/05/2024

Theo thế gian thì có kiếp sau, có con đường dẫn đến kiếp sau. Hành vi bố thí với tâm mong cầu, với tâm trói buộc về phước báu như vậy là đang đi trên con đường tới kiếp sau.

Chiêm bái thánh tích, phước báo sanh về cõi lành

Lời Phật dạy 10:45 19/05/2024

Bốn di tích cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp tu tập và độ sanh của Đức Thế Tôn bao gồm: Lumbini (Lâm Tỳ Ni), nơi Thế Tôn đản sanh; Bodhgaya (Bồ Đề đạo tràng), nơi Thế Tôn thành đạo; Isipatana (Vườn Nai), nơi Thế Tôn chuyển Pháp luân; Kusinara (Câu Thi Na), nơi Thế Tôn nhập Niết bàn.

Xem thêm