Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 03/07/2023, 17:00 PM

Khước từ hưởng thụ không có nghĩa là khổ hạnh ép xác

Vậy đời này ta phải làm sao mới hết nghiệp? Phải cực khổ bỏ công bỏ sức ra đem niềm vui, hạnh phúc cho chúng sinh. Ác nghiệp sẽ được hóa giải con đường này, chứ không phải bằng cách tự đày đọa bản thân.

Có người quan niệm rằng vì đời trước tạo ác nghiệp nên đời này bị đau khổ. Quan niệm này hoàn toàn đúng. Nhưng sau đó họ có thêm quan niệm thứ hai: Thay vì để cho quả báo đến một cách tự nhiên thì họ chủ động ép xác, tự đày đọa chính mình bằng cách khổ hạnh để trả cho hết nghiệp.

Họ cho rằng đó là cách chủ động trả nghiệp, hết nghiệp thì sẽ được giải thoát. Vào thời Đức Phật, quan niệm này đã tồn tại hàng nghìn năm tại Ấn Độ. Tuy nhiên đó là một tà kiến.

Khổ hạnh và tiện nghi

a1

Vế đầu là “Đời xưa vì đã lỡ tạo tội nên đời này ta phải chịu khổ”, câu này hoàn toàn đúng. Nhưng vế sau: “Phải chủ động tự đày đọa mình, tự làm khổ mình để sớm trả cho hết nghiệp, hết nghiệp rồi đau khổ không tới nữa, tức là được giải thoát” lại là sai. Tại sao?

Bởi vì làm ác nghĩa là làm chúng sinh đau khổ. Ví dụ đời trước ta đã nói xấu, ngược đãi, đánh đập, giết hại, làm chúng sinh đói rách, thương tật, chết chóc,... Đời này, dù ta có tự làm khổ mình thì cái khổ của chúng sinh vẫn còn đó. Vì vậy ta vẫn chưa thể hết nghiệp.

Vậy đời này ta phải làm sao mới hết nghiệp? Phải cực khổ bỏ công bỏ sức ra đem niềm vui, hạnh phúc cho chúng sinh. Ác nghiệp sẽ được hóa giải con đường này, chứ không phải bằng cách tự đày đọa bản thân.

Cũng có chữ “khổ” nhưng không phải “khổ hạnh”, mà là chịu cực chịu khổ để mang niềm an vui, lợi ích, đạo lý đến cho người, để đền bù lại tội lỗi kiếp xưa.

Cái cực khổ, cái công khó đó đúng là sẽ làm cho nghiệp mỏng nhạt dần và làm công đức ta được tăng trưởng. Còn tự đày đọa mình, không mang lợi ích đến cho ai thì không thể hết nghiệp được. Đây là chỗ hiểu sai của những người tu khổ hạnh, nên Đức Phật đã quở đó là một tà kiến.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn và hạnh vô úy

Kiến thức 07:56 04/05/2024

Cuộc sống vốn có những mối quan hệ chằng chịt, đan chéo lẫn nhau. Sự tương tác ấy đã tác động đến mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội, từ lối sống cho đến văn hóa…mà kinh, sách lại là những sản phẩm, gia tài văn hóa của các bậc tiền nhân đã lưu lại.

Buông xả là một loại năng lực

Kiến thức 17:30 03/05/2024

Khi nói đến đạo Phật, người ta hay bảo nhau nên sống từ bi hỷ xả. Không phải ngẫu nhiên mà ngoài cổng tam quan các chùa, nhìn vào thường bên trái khắc chữ "Từ bi", bên phải đắp chữ " Hỷ Xả".

Nói về ngũ uẩn

Kiến thức 15:00 03/05/2024

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Xem thêm