Kiềm chế quyết không làm điều xấu sẽ được công đức rất lớn
Người mà có ý chí bên trong tâm, có sức mạnh tinh thần trong tâm mà phá tan cái ý muốn xấu mới gọi là người được viên mãn công đức. Người này có công đức đời trước và công đức cho đời sau.
Những người biết kiềm chế là khi khởi muốn làm điều xấu nhưng biết hậu quả mà cảm thấy rất đau khổ nếu phạm phải. Rồi họ vượt qua được để không phạm lỗi nữa.
Ví dụ như một em học sinh, sinh viên đi học, được cha mẹ mua cho máy vi tính có kết nối internet. Nhưng bị bạn xấu rủ rê, dụ dỗ truy cập vào địa chỉ những trang web đồi trụy. Lúc này nội tâm giằng co, một là sự tò mò của tuổi trẻ, còn một bên là đạo đức, là niềm tin của cha mẹ đặt nơi mình, nghĩ đến việc cha mẹ mua cho mình máy tính để học hành mà mình lại đi xem phim xấu.
Người mà có được cái ý chí để phá tan cái ý muốn xấu ban đầu rồi sẽ thanh thản trở lại, không còn muốn điều xấu nữa. Đây gọi là nghị lực, gọi là biết kiềm chế.
Lòng tôn kính Phật giúp kiềm chế ái dục
Người mà có ý chí bên trong tâm, có sức mạnh tinh thần trong tâm mà phá tan cái ý muốn xấu mới gọi là người được viên mãn công đức. Người này có công đức đời trước và công đức cho đời sau.
Nhờ có công đức đời trước nên người này có ý chí. Mà khi có được ý chí phá được cái ý muốn xấu đó, mình có thêm công đức để dành tiếp cho đời sau. (Công đức đời này đến từ việc khuyên bảo mọi người làm việc tốt, chia sẻ đạo lý, tôn kính bậc Thánh, khiêm tốn, làm phước giúp người...)
Khi mình không làm điều xấu thì mình cứ tưởng rằng mình không tội, không Phước. Nhưng không ngờ rằng, mình đang được công đức rất lớn. Khi Thần thánh chấm điểm mình là các ngài chấm chỗ đó, chấm cái bí mật ở trong tâm mà người ngoài không nhìn thấy. Tuy những người bên ngoài nhìn vào không biết nhưng Thần Thánh biết hết. Càng được Thần Thánh chấm nhiều điểm tốt, thì càng dễ siêu thoát, sinh về cõi giới lành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm